Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/01/2008 15:12 (GMT+7)

Một số kết quả nghiên cứu tạo giống gia súc, gia cầm của Viện Chăn nuôi sau khi nước ta gia nhập WTO

1. Về con lợn

Từ nguồn gen quý của các giống lợn Hoa Kỳ nhập nội (Landrace; Yorkshire; Duroc), qua nhiều thí nghiệm lai chéo dòng, đã xác định được công thức lai tối ưu tạo con lai thương phẩm 3 máu ngoại là .

Từ nguồn gen và công nghệ tạo dòng của Công ty Giống lợn PIC Anh quốc (L19, L95, L06, L11 và L64), sau 6 năm quản lý và khai thác quy mô đàn tăng gần 3 lần, chất lượng đàn lợn không ngừng được nâng cao, hầu hết các chỉ tiêu không thua kém so lúc mới tiếp nhận. Năng suất sinh sản của đàn hạt nhân GGP luôn ổn định: Số con sơ sinh sống: 9,1 con; khối lượng cai sữa/ ổ: 14,2 kg; khối lượng 60 ngày tuổi đạt 20,66 kg/con; số lứa đẻ/ năm: 2,21 lứa. Chi phí thức ăn giảm 3% (giảm từ 3 kg xuống còn 2,8 kg)/

Trung bình mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương thuộc Viện đã cung cấp cho sản xuất khoảng 4.500 lợn giống ngoại ông bà và bố mẹ. các giống lợn cao sản đang phát huy tốt tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các khu vực sinh thái khác nhau trên cả nước.

2. Về bò sữa

Đã xây dựng quy trình công nghệ nuôi bò lai hướng sữa với các tỷ lệ (1/2, 3/4, 5/8) máu Holstein friensian (HF), con lai cho năng suất sữa 3200 lít/ chu kỳ (1999) lên 3700 lít/ chu kỳ (2004). Đã tiếp tục khẳng định được loại hình bò sữa thích hợp với điều kiện tự nhiên: khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và có hieuẹ quả là bò lai: giữa bò Holstien Friensian cao sản với bò lai cản tiến (Zebu) có tỷ lệ máu là 75% máu HF là thích hợp. Việc tăng 500 lít sữa/ chu kỳ đã làm lợi 1,2 triệu đồng/ bò sữa. Chuyển giao quy trình nuôi bò sữa HF thuần (nhập từ Mỹ và Australia) cao sản tại Việt Nam (khí hậu nóng ẩm). Thế hệ đời con đã thích nghi tốt và cho năng suất cao hơn nhiều bò sữa lai HF tại Việt Nam . Năng suất chu kỳ đạt > 4.500 kg. Phổ biến quy trình trồng cỏ hỗn hợp với hệ thống tưới chủ động, đảm bảo năng suất > 400 tấn/ha/năm, đủ để nuôi 30 bò sữa/ ha cỏ trồng.

3. Về bò thịt

Trong giai đoạn 2006 - 2007, các nghiên cứu về bò thịt cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Phát triển được đàn bò lai thịt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với các giống Charolais, Hereford, Limousine, Red Brahman với bò Sind... Xác định được quy trình nuôi lai lấy thịt, lúc 22 tháng tuổi đạt khối lượng 250 - 300 kg. Xây dựng quy trình vỗ béo bò thịt và bò loại thải nuôi thịt bằng phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Bò vỗ béo tăng trọng 800 g/con/ngày, khối lượng thịt tinh từ 60 - 65 kg/bò sau khi vỗ béo tăng lên 100 - 110 kg/ bò đạt lợi nhuận 160.000 - 350.000 đ/bò. Địa bàn áp dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng Bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên.

4. Về gia cầm

a) Chăn nuôi gà:

- Đã thành công trong chọn lọc nâng cao năng suất các dòng gà hướng trứng, hướng thịt:

+ Gà Ri vàng rơm: tuổi thành thục 134 ngày tuổi. Sản lượng trứng lúc 68 tuần đạt 131 quả (so 126 quả lúc trước chọn lọc), khối lượng trứng không đổi (40 gr), tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61 kg.

+ Gà Ai Cập: sản lượng trứng lúc 68 tuần đạt 195 quả (so 180 quả lúc trước chọn lọc).

- Chọn tạo thành công 4 dòng gà mới (được Hội đồng KHCN công nhận và cho phép chuyển giao phục vụ sản xuất) đó là:

+ Dòng LV1: sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 152 quả; Khối lượng trứng 56,6 g.

+ Dòng LV2: sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 165 quả; Khối lượng trứng 56,6 g.

+ Dòng LV3: sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 172 quả; Khối lượng trứng 55 g.

+ Dòng HB5: sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 170,6 quả; Khối lượng trứng 54,5 g.

+ Năm 2006, xây dựng được đàn hạt nhân tiến hành ghép phối tạo thế hệ 1 của 8 dòng gà TP4, TP1, TP 2, LV4, LV5, VP2, RA, HA2.

- Đã xác định được hai công thức lai hướng thịt đạt hiệu quả cao và được hội đồng KHCN đánh giá đạt tiến bộ kỹ thuật:

+ Tổ hợp lai giữa 3/4 LV với ¼ máu Sasso X44 (70 ngày tuổi đạt 2,3 kg; tỷ lệ nuôi sống 96%; Chi phí thức ăn 2,66 kg thịt hơi).

+ Tổ hợp lai gà LV với Sasso X44 (63 ngày tuổi đạt 2,4 kg; tỷ lệ nuôi sống 96%; Chi phí thức ăn 2,5/ kg thịt hơi).

+ Các dòng gà lai như: gà X44 - ISA; gà K - ISA; gà lai X LP 44 có năng suất trứng đạt 173,8 - 174,7 quả/ mái. Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng ở mức 2,83 - 3,00 kg.

- Mỗi năm các Trung tâm thuộc Viện sản xuất và cung cấp từ 900.000 - 1.500.000 gà bố mẹ cho hầu hết các tỉnh trong cả nước. Mỗi năm tăng hiệu quả kinh tế do sử dụng giống mới khoảng 18 tỷ VND.

b) Chăn nuôi vịt, ngan:

Những nghiên cứu về công nghệ tạo dòng đã đóng góp rất lớn vào việc cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Đối với vịt: qua 4 thế hệ chọn lọc đã tạo được 2 dòng vịt siêu thịt mới có năng suất cao là T5 (dòng trống) và T6 (dòng mái). Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi là 223 - 232 quả/mái. Con lai T5 và T6 có khối lượng 7 tuần tuổi là 3154,2g và chi phí thức ăn là 2,35 kg/1 kg tăng trọng. Vịt CV Super - M và vịt CV 2000 được nuôi theo phương thức nuôi khô có sản lượng trứng bình quân 196,4 quả/ mái/ 40 tuần đẻ. Các giống vịt siêu thịt và siêu trứng được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (khoảng 18 triệu con/ năm).

- Ngan ông bà R51; R71 có tỷ lệ nuôi sống cao. Năng suất trứng/ mái/ 2 chu kỳ đẻ từ: 188,16 đến 194,3 quả. Tương ứng tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng: 4,72 và 4,96 kg. Ngan thương phẩm đến 84 ngày tuổi ngan trống đạt 4106,7 - 4278,3 g và ngan mái: 2461,7 - 2556,7 g. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng: từ 3,08 - 3,12 kg. Đã chuyển giao vào sản xuất 9.400 ngan bố mẹ, 28.800 ngan thương phẩm và 362.500 con ngai lai ra sản xuất đạt kết quả tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

5. Về con dê

Về con dê: Đã thích nghi được 2 giống dê cao sản Ấn Độ (Jumnapari; Barbari), 3 giống dê Mỹ (Saanen, Alpine và Boer). Dê lai (Ngoại x nội) nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 17 - 18 kg, cho 0,6 - 0,9 lít sữa/ con/ ngày. Các giống dê ngoại có sản lượng sữa tăng từ 28,6 - 40,3% so với dê nội, tăng trọng từ 22,7 - 28,9% so với dê lai và dê nội.

Đã lai tạo con lai F1 Boer Bách thảo Cỏ và F1 Saanen Bách thảo chọn làm nền để phối với dê đực Boer và Saanen tạo dê hướng chuyên thịt và chuyên sữa. Đã sản xuất được 650 liều tinh cọng rạ của giống dê Boer và 550 liều tinh cọng rạ của giống dê Saanen. Tỷ lệ sau giải đông đạt 0,38. Đã nghiên cứu thành công một số cây cỏ thích hợp để chăn nuôi dê có hiệu quả kinh tế. hàng năm chuyển giao khoảng 1300 - 1500 dê giống các loại có chất lượng cao cho sản xuất.

Về con cừu : Đã chọn lọc, nhân thuần các giống cừu lông tơi và cừu lông bện, khảo nghiệm công thức lai giống giữa cừu đực Úc với cừu cái Phan Rang: đã phối giống cừu cái Phan Rang với cừu đực Dopper và cừu đực Suffolk, tạo cừu lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao.

6. Lĩnh vực bảo tồn nguồn gen vật nuôi

Đã kết hợp phương pháp nuôi giữa động vật tại bản xứ và áp dụng phương pháp di truyền phân tử để đánh giá bản chất của 51 giống vật nuôi quý của Việt Nam . Bảo tồn được một số giống có nguy cơ mất như lợn Ỉ, gà Hồ... Đã chọn lọc phát triển một số giống như cừu Phan Rang, dê Bách Thảo, vịt Bầu Quỳ, gà H’mông; đã bảo tồn được 2181 mẫu AND của 39 giống. Đây là nguồn gen quý được lưu giữ tại Viện Chăn nuôi.

Đã chuyển 75 lợn heo rừng thuần Thái Lan ra Bắc và đang nuôi thích nghi tại 3 điểm. Kết quả ban đầu cho thấy là tốt, mặc dù đang giai đoạn nắng.

Sắp hoàn thành dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu đa dạng sinh học vật nuôi tại Hà Giang và đa dạng bò rừng tại dải Trường Sơn.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.