Một số giống bò (Bò nhập nội - Bò lai - Bò nội)
Một số giống bò Zêbu
Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở ấn Độ, Pakistan , Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đặc điểm chung của các giống bò Zêbu là có tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình chắc chắn, u vai (bướu) phát triển ; yếm và rốn phát triển, tai to, màu sắc đa dạng, năng suất sữa, thịt trung bình nhưng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và hệ thống chăn nuôi đầu tư thấp, ít bệnh tật và ký sinh trùng. Trong các giống bò Zêbu có những giống cho thịt như Brahman, Africander..., có những giống kiêm dụng thịt, sữa như Red Sindhi, Sahiwal, Ongola, Thaparka, Guzerat...
Ở nước ta trước đây dùng giống Red Sindhi là chủ yếu để lai tạo với bò vàng Việt Nam, do đó chúng ta quen gọi là chương trình Sind hóa đàn bò Việt Nam . Nay chúng ta mở rộng khái niệm Sind hóa thành Zêbu hóa đàn bò Việt Namđể biểu thị một cách đầy đủ hơn việc dùng một số giống bò Zêbu dưới đây để cải tiến bước đầu đàn bò vàng Việt Nam .
Bò Sind:
Bò Red Sidhi |
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 320-350kg-bò đực 370-420kg, năng suất sữa ở bò cái bình quân 1.500-1.600kg trong một chu kỳ vắt sữa 240-270 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 52%. Khối lượng bê sơ sinh 20-21kg, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
![]() |
Bò Sahiwal |
Bò Brahman:
Bò Brahman |
Ngoài Bradman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng Bradman màu đỏ.
Ở Việt Nam hiện nay đang sản xuất tinh dịch của 3 giống bò trên để phục vụ cho chương trình Zêbu hóa.
Ngoài 3 giống trên, ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam trước đây còn dùng giống Ongole để lai tạo với bò vàng. Đây là một giống kiêm dụng thịt sữa, nguồn gốc ở Ấn Độ. Bò có màu trắng xám, xám tro-năng suất sữa 1.500kg/chu kỳ-tầm vóc tương tự bò Sind, Sahiwal. ở Việt Nam hiện nay không có bò Ongole thuần.
Việc lai tạo bò cái lai Zêbu với một số giống bò thịt cao sản của nước ngoài cho đến nay chỉ thực hiện được chủ yếu trong phạm vi nghiên cứu, chưa được thực hiện rộng rãi trong sản xuất vì thực tế phương thức chăn nuôi theo kiểu tận dụng tự nhiên như hiện nay không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bò thịt lai cao sản. Việc lai kinh tế bò thịt cao sản đi đôi với việc đổi mới công nghệ chăn nuôi, vỗ béo bò thịt, đầu tư thức ăn bổ sung, cải thiện chất lượng và số lượng thức ăn cho bò thịt.
Ở đây chỉ xin giới thiệu một số giống bò thịt chuyên dụng và đã được lai thử nghiệm ở Việt Nam .
- Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới :
Đây là những giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống bò Charolais (Pháp), Sumental (Thụy Sĩ), Limousin (Pháp), Hereford (Anh), Aberdin Angus (Anh, Mỹ)...
- Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới:
Đây là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò thịt ôn đới Châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có một tỷ lệ nhất định máu bò Zêbu như các giống : Santagertrudis (Mỹ), Red Beltmon, Drought, Master ( australia ). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò Shorthorn (Châu Âu), hoặc bò Santa Gertrudis có 3/8 máu bò Grahman (Zêbu) và 5/8 bò Shorthorn (Châu Âu). Giống bò Grahman cũng được coi là một trong những giống bò thịt cao sản có thể nuôi rộng rãi ở nhiều vùng thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới và mức đầu tư thức ăn thấp hơn.
Các giống bò thịt chuyên dụng này thường có tốc độ tăng trọng rất nhanh (1.000-1.200g/ngày), tuổi giết thịt khoảng 15-18 tháng tuổi với khối lượng hơi 420-450kg. Tỷ lệ thịt xẻ 60-654%.
Một số bò thịt lai giữa bò cái Zêbu với các bò đực chuyên thịt, nếu được nuôi dưỡng đầy đủ có tốc độ tăng trọng và khối lượng hơn hẳn bò lai Zêbu.
Ví dụ bò thịt lai giữa Sind x Charolaise có thể cho tăng trọng 500g/ngày, khối lượng hơi lúc 24 tháng tuổi có thể đạt 300kg, tỷ lệ thịt xẻ 52-54%. Nhưng nên lưu ý rằng, bò thịt lai phải được nuôi dưỡng theo qui trình, ngoài thức ăn thô xanh + có bổ sung thức ăn tinh và phải qua một thời kỳ vỗ béo từ 90-120 ngày trước khi đưa vào giết thịt.
Đàn bò nước ta có 4 triệu 63 ngàn con (tính đến tháng 10 năm 1999):trong đó có giống bò vàng Việt Nam (Bos indicus) chiếm khoảng 80% - bò ngoại và bò lai (bò đã được cải tiến) chỉ chiếm 15-20%.
-Bò vàng Việt Nam là tên gọi chung một số nhóm bò nội ở các địa phương ở nước ta-như bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng Nghệ An, bò Phú Yến...
-Bò vàng Việt Nam có một số ưu điểm : chịu đựng điều kiện nóng ẩm nhiệt đới, thích nghi với điều kiện chăn nuôi tận dụng, đầu tư thấp, thành thục sớm, mắn đẻ.
-Bò vàng Việt Nam có những nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm canh có năng suất cao về sữa thịt. Đó là tầm vóc khối lượng qúa nhỏ, sinh trưởng chậm, năng suất thịt và sữa rất thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản của bò vàng Việt Nam
Chỉ tiêu sản xuất | Bò cái | Bò đực |
- Khối lượng sơ sinh (kg) | 11 | 16 |
- Khối lượng 6 tháng | 63 | 72 |
- Khối lượng 12 tháng | 85 | 95 |
- Khối lượng 24 tháng | 140 | 155 |
- Trưởng thành (5 tuổi) | 180 | 250 |
- Cao vai (cm) | 103 | 112,3 |
- Dài thân chéo (cm) | 113,3 | 119,8 |
- Năng suất cho sữa/1chu kỳ/ngày | 200 | - |
- Năng suất sữa/chu kỳ (kg) | 400 | - |
- Tỷ lệ thịt xẻ (%) | 43 | 44,2 |
- Năng suất thịt xẻ/1 bò (kg) | 77 | 110 |
- Năng suất thịt lọc/1 con bò (kg) | 57 | 82 |