Một số điều thú vị về giải Nobel hoá học
Vì sao giải Nobel hoá học không được trao vào các năm này? Trong điều lệ của Uỷ ban giải thưởng Nobel đã nói rằng: “Nếu không có một công trình nghiên cứu nào sau khi xem xét được đánh giá là mang tầm quan trọng n hư những gì được ghi ở khoản 1, thì số tiền thưởng sẽ được để lại cho năm sau. Và nếu giải thưởng vẫn không được trao vào năm ấy, thì số tiền sẽ được đưa vào quỹ Nobel”. Trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, rất ít giải Nobel được tra.
* Số lượng người được trao giải Nobel hoá học
62 giải Nobel hoá học được trao cho chỉ riêng 1 nhà khoa học.
18 giải Nobel hoá học được trao cho nhóm 3 nhà khoa học.
Vì sao lại như vậy? Theo như điều lệ thì: “Số tiền giải thưởng có thể chia đều cho hai công trình nghiên cứu, nếu mỗi công trình đều xứng đáng nhận giải thưởng. Nếu một công trình nghiên cứu bởi hai hay ba nhà khoa học được trao giải, giải thưởng sẽ được chia đều cho họ. Không có trường hợp nào số tiền thưởng được chia cho trên ba người”.
Giải Nobel đã được trao cho 160 nhà khoa học. Từ Frederic Sanger được nhận giải thưởng 2 lần, 159 cá nhân được trao giải Nobel hoá học từ năm 1901 đến nay.
* Người đoạt giải Nobel hoá học trẻ nhất
Tính tới ngày nay, nhà khoa học đạt giải Nobel trẻ nhất là Frederic Joliot được trao giải vào năm 1935 khi ông 35 tuổi cùng với vợ của mình là Irene Joliot Curie.
* Người đạt giải Nobel hoá học lớn tuổi nhất
Nhà khoa học đạt giải Nobel lớn tuổi nhất là ông John B.Fenn khi ông 85 tuổi.
Những nhà khoa học nữ đạt giải Nobel
Trong 159 nhà khoa học được trao giải Nobel thì có 4 nhà khoa học nữ nhận được giải thưởng danh giá này. Trong số đó, Marie Curie và Dorothy Crowfoot Hodgkin được trao giải cá nhân.
Những nhà kho học nữ đạt giải là:
Marie Curie năm 1911
Irene Joliot Curie năm 1935
Dorothy Crowfoot Hodgkin năm 1964
Yda Yonath năm 2009
* Những nhà khoa học nhận đồng thời hai giải Nobel
Marie Curie nhận giải Nobel Vật lý năm 1903 và Nobel hoá học năm 1911.
Linus Pauling năm 1954 nhận giải Nobel hoá học và đến năm 1962 nhận giải Nobel hoà bình.
Frederick Sanger nhận hai giải hóa học năm 1958 và năm 1980.
* Nhà khoa học đạt giải sau khi mình qua đời
Không có giải thưởng Nobel hoá học nào được trao cho các nhà khoa học sau khi đã qua đời. Từ năm 1974, trong điều lệ ghi rõ àng rằng giải thưởng không thể trao cho ai đã mất, trừ trường hợp họ đột ngột qua đời sau khi giải thưởng đã được công bố. Trước năm 1974, giải thưởng Nobel đã được trao cho hai người sau khi họ đã mất : Dag Hammerskjild (Nobel Hoà bình năm 1961) và Erik Axel Karfeldt (Nobel văn học năm 1931).
* Gia đình Nobel hoá học
Dòng họ Curie là gia đình thành công nhất trong giải Nobel. Sự cộng tác giữa vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie đã được trao giải Nobel hoá học năm 1911. con gái họ cùng con rể là Irene Joliot Curie và Frederic Joliot cũng đã được trao giải năm 1935.
Những nhà khoa học bị chính quyền bắt buộc không được nhận giải
Adolf Hitler đã cấm 3 nhà khoa học Đức nhận giải Nobel, trong số đó có hai người được nhận giải Nobel hoá học. Richad Kuhn năm 1938, Adolf Butenandt năm 1939, Gerhard Domagk. Tất cả họ đều được nhận giấy chứng nhận và huy chương nhưng không được nhận tiền thưởng.