Một số câu hỏi kỳ thú về hóa học
1. Vì sao mùa đông nhựa thường hay cứng và giòn?
Nhựa poly vinyclorua thực chất là loại vật rất cứng, nhưng nếu cho một ít chất có khả năng bôi trơn vào các liên kết của nó thì sẽ làm cho nhựa mềm, dẻo. Vào mùa đông tính bôi trơn của các chất bôi trơn này giảm đi làm cho nhựa trở nên cứng và giòn.
2. Khí nitrogen có công dụng gì?
Nitrogen còn gọi là “khí nhạt” vì nó làm nhạt oxi trong không khí. Dùng làm giảm sự bùng cháy của dây tóc bóng đèn, bảo quản lương thực và silicat nitrogen có thể cắt được kim loại.
3. Thịt gà, vịt và cá sau khi giết xong có nên chế biến ngay?
Sau khi vừa giết xong thịt gia súc, gia cầm có pH từ 7,2 – 7,4, sau đó diễn ra quá trình lên men lactic làm cho thịt cứng và khó hấp thụ. Phải đến thời kỳ bắt đầu phân hủy, trong thịt tự tiết ra axit photphoric và enzym tinh bột phân giải giúp thịt mềm và dễ hấp thụ hơn. Thông thường, gà, vịt nên chế biến sau 4 – 6 giờ, trâu, bò và dê thường từ 1 – 2 giờ.
4. Tại sao nên chế biến sữa bò tươi thành sữa chua?
Vì sữa bò tươi rất mau hư, khi chế biến thành sữa chua thì quá trình lên men lactic sẽ tạo ra nhiều chất dinh dưỡng hơn, và do trong sữa chua khi đó có chứa axit lactic và vi khuẩn nên tuyệt đối không có vi khuản gây hại và rất tốt khi cung cấp nguồn vi sinh cho đường ruột.
5. Cồn có khả năng sát trùng vậy cồn nguyên chất có khả năng sát trùng không?
Cồn (etanol) có sức thẩm thấu nhanh vào bên trong cơ thể vi khuẩn khiến protein bị đông và vi khuẩn bị chết. Và nồng độ thích hợp nhất là 75%, nhưng nếu nguyên chất 100% thì lại làm cho sự đông diễn ra nhanh tạo màng bảo vệ vi khuẩn.
6. Ánh sáng lạnh có từ đâu?
Là ánh sáng dạ quang do tính phóng xạ của kẽm sunfua và canxi sunfua. Chúng sẽ hấp thụ năng lượng ánh sáng. Khi ánh sáng mất đi chúng sẽ tự phát sáng trong thời gian ngắn.
7. Nước đun nhiều lần có phải sẽ vệ sinh hơn không?
Trên thực tế trong nước (mặc dù đã lọc rất kỹ) vẫn chứa một phần kim loại nặng và các chất độc hại, nên nếu đun quá nhiều làn thì nước bay hơi và nồng độ các chất độc hại này càng cao.
8. Tại sao không nên đi giày đi mưa dưới ánh nắng?
Vì tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có khả năng phân hủy liên kết giữa lưu huỳnh trong nhựa do đó làm nứt hỏng giày.
9. Có phải vật chất thường tan nhiều trong nước nóng hơn nước lạnh không?
Không. Vì nhiệt độ chỉ có ảnh hưởng tới tốc độ hòa tan của phân tử (trên thực tế mọi loại vật chất đều tan).
10. Để đo tuổi các mẫu vật cổ đại người ta dùng gì?
Người ta dùng đồng hồ cacbon. Trong vũ trụ có nhiều tia có khả năng tách nơtron, khi nơtron và hạt nhân nguyên tử nito chạm vào nhau sẽ tạo thành C14 có tính phóng xạ, khi cơ thể sống hấp thụ, chết đi thì ngừng hấp thụ và khi này các bon C14 thực hiện chu kì bán rã khoảng 5.730 năm.
11. Tại sao bóng đèn dùng lâu lại hóa đen?
Vonfram làm dây tóc bóng đèn, mặc dù có nhiệt độ nóng chảy rất cao nhưng khi đốt nóng thì lại có một phần bay hơi, gặp thủy tinh tương đối lạnh sẽ ngưng tụ tạo thành màu đen.
12. Tại sao bị muỗi đốt phải bôi xà phòng?
Vì trong nọc độc của muỗi là HCOOH nên NaOH trong xà phòng có tác dụng trung hòa.
13. DùNg túi nhựa gói thực phẩm có trúng độc không?
Tùy loại nhựa, polietilen không pha tạp chất là loại nhựa an toàn, nhưng polivinylclorua khi sản xuất có thể còn sót lại clo gây độc.