Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/09/2007 23:56 (GMT+7)

Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng lạc che nilon vụ thu đông

1. Sử dụng giống:

- Ở chân đất xấu, cát già, ít đầu tư dùng giống V79, LO3, LO5.

- Chân đất tốt có điều kiện đầu tư thâm canh cao dùng giống LO2, LVT, QĐ9, SD1.

2. Thời vụ gieo trồng:

- Thời vụ gieo trồng tốt nhất từ 15/8 - 15/9. Kết thúc trong tháng 9. Vì nếu trồng càng muộn năng suất càng giảm.

3. Chọn và làm đất:

- Đất trồng lạc chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước tưới và dễ thoát nước. Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại.

4. Phân bón tính cho 1 sào:

Đơn vị tính: Kg/sào

Phân chuồng

Supper lân

Kali

Urê

Vôi bột

300 - 350

15 - 17

5 - 6

2,5 - 3

15 - 20

Vôi bột trên đất chua có thể bón làm 2 đợt. Đợt 1 bón 1/2 khi làm đất, đợt 2 bón tiếp số còn lại khi hoa tắt.

Chú ý:Không trộn vôi với bất cứ loại phân nào khác. Ngoài ra có thể dùng phân phức hợp NPK với tỷ lệ 30N + 90P 2O 5+ 20K 2O hoặc dùng phân bón KOMIX chuyên dùng cho cây lạc.

5. Kích thước và mật độ gieo trồng:

- Luống rộng 1,3 m cả rãnh (mặt luống 1 m, rãnh 0,3 m).

- Lên luống cao 10 - 12 cm.

- Mặt luống rộng 1m được chia làm 4 hàng dọc theo chiều dài luống, hốc cách hốc 20 cm, (gieo 2 hạt/1 hốc) đảm bảo mật độ 18 - 20 khóm/m 2.

6. Sử dụng kỹ thuật che phủ nilon:

Bước 1:Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8 - 10 cm.

Bước 2:Bón lót toàn bộ phân chuồng, đạm, lân, kali vào rãnh đã rạch sau đó lấp phân san phẳng mặt luống.

Bước 3:Dùng thuốc trừ cỏ Achetochlor 50% (0,75 - 1 kg/ha) (hoặc Butavi...) phun lên mặt luống.

Bước 4:Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía mép rãnh.

Bước 5:Phủ nilon căng phẳng trên mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

Bước 6:Sau khi phủ xong nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước đã hướng dẫn: có đường kính từ 4 - 5 cm.

Bước 7:Hạt giống được gieo vào lỗ đục sẵn.

Chú ý:Gieo hạt là khâu cuối cùng.

- Chọn hạt tốt để gieo.

- Gieo trong điều kiện đất phải đủ ẩm. Hạt sâu 3 cm kín đất. Dùng đa vi lượng phun nếu cây phát triển kém. (N, P, K, Zn, B), dung dịch hỗn hợp này phun lên lá được hấp thụ qua lá là cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

- Lạc thường bị một số sâu hại chính như sâu khoang, sâu xanh ăn lá, bọ xít, dệp trích hút lá non làm cho cây lạc không có khả năng sinh trưởng.

- Bệnh chủ yếu là đốm nâu, gỉ sắt, héo xanh. Với các loại sâu bệnh trên, khi ở ngưỡng cần thiết, có thể sử dụng một số loại thuốc sâu như Padan, Butavi, Trebon và thuốc trừ bệnh như Boocdo, Zinép 0,3% hoặc Bayleton, Daconil 0,2% phun từ 1 - 2 lần. Lần 1 sau khi gieo hạt 35 - 40 ngày. Lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.

- Chống hạn cho lạc bằng cách tưới nước vào rãnh.

8. Thu hoạch:

Vụ thu đông lạc trồng càng sớm càng chắc. Từ khi gieo đến khi cây lạc được 95 - 100 ngày là thu hoạch được. Ở vụ thu đông cần chú ý khi thu hoạch xong tranh thủ phơi ngay để bảo quản và làm giống cho vụ xuân kịp thời vụ./.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.