Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 20/12/2010 18:34 (GMT+7)

'Một nhà văn hóa lớn, một trí thức lớn không còn nữa'

Giáo sư Giàu vốn từng đi du học bên Pháp tham gia biểu tình trước dinh Tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình các chiến sĩ cách mạng khởi nghĩa Yên Bái, bị trục xuất về nước tham gia cách mạng bị bắt đầy đi Côn Đảo. Tháng 4/1940 ra tù, ông lại tiếp tục hoạt động, bị bắt giam ở Tà Lài và vượt ngục. Đến năm 1943 ông được bầu làm Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ, lãnh đạo Cách Mạng Tháng Tám thành công ở Sài Gòn sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ.

GS Trần Văn Giàu vốn có tài hùng biện, khi hoạt động Cách mạng từng diễn thuyết trước quần chúng rất hay. Với tài hùng biện, khi nói chuyện cũng như dạy học luôn lôi cuốn cử tọa cũng như học trò. Ngay khi đã lớn tuổi, mỗi khi phát biểu, Giáo sư Giàu đều nói rất mạnh mẽ, hùng hồn, lôi cuốn mọi người lắng nghe.

Tôi rất ấn tượng về GS Trần Văn Giàu. Năm 1995 vào dịp kỷ niệm Cách Mạng tháng Tám, tôi đưa sinh viên trường Đại Học Hùng Vương đến phỏng vấn GS Giàu về cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 do GS Giàu lãnh đạo tổ chức mới thấy tài quyền biến của GS Trần Văn Giàu như thế nào!

Với tính cách là Xứ ủy Nam Kỳ, lực lượng cách mạng bị thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, dù sự liên lạc với Trung Ương gặp khó khăn, các lực lượng quần chúng như Thanh niên Tiền Phong đã được lãnh đạo tốt làm nên kỳ công khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, nắm chính quyền và tổ chức thành Công Ngày quốc khánh 2/9 ở Sài Gòn.

GS Trần Văn Giàu được điều ra Bắc và sau đó cùng với những học giả hàng đầu Việt Nam như Đào Duy Anh trở thành người thầy lo đào tạo những thế hệ sử học hàng đầu của Việt Nam hiện nay như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn…

Ở đời luôn có nhiều nghịch lý. Nếu như GS Giàu không chuyển qua hoạt động giáo dục, văn hóa thì chưa chắc đã được nhiều người biết đến và có nhiều đóng góp cho văn hóa, giáo dục lớn lao như thế!

Việt Nam rất hiếm các triết gia, nếu không nói là không có, song lại không hiếm các nhà tư tưởng nhất là tư tưởng dân gian qua kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ hay qua văn học Việt Nam nói chung. GS Trần Văn Giàu đã dầy công nghiên cứu về tư tưởng yêu nước qua dòng văn học Việt Nam từ thần thoại đến văn học thời Lý Trần, Lê, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước truyền thống, thân dân của Nguyễn Trãi rồi đến đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu.... Theo GS Giàu chủ nghĩa yêu nước là chìa khóa lịch sử Việt Nam.

Cũng từ cái duyên văn hóa lịch sử đó, mỗi khi có những hoạt động về văn hóa lịch sử, tôi đều nghĩ đến GS Giàu. Như năm 1996, tôi tổ chức giới thiệu 40 món ăn ba miền tại nhà, tôi đã mời GS Trần Văn Giàu và các nhà hoạt động văn hóa khác như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, nhà văn Toan Ánh, nhà văn Sơn Nam, học giả Hoàng Xuân Việt… tham dự. GS Trần Văn Giàu rất thích có những hoạt động văn hóa như vậy. Đến khi biết tôi bảo vệ luận án Tiến sỹ sử học thành công về “Quá trình xác lập Chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”, GS Giàu chúc mừng tôi và nói rằng: Tôi muốn chú bảo vệ luận án ở Paris, tôi rất hoan nghênh.”

Và trong phim Cuộc đời Nghiên cứu Hoàng Sa, GS Trần Văn Giàu đã phát biểu thêm: “GS Nhã bảo vệ luận án về Hoàng Sa là thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước… Hoàng Sa là cổ họng của Việt Nam, phải bảo vệ nó, phải làm ngay….”

Khi biết tin GS Trần Văn Giàu mất tại Bệnh Viện Thống Nhất hồi 17g20 ngày 16/12/2010, tôi vội viết những hàng chữ này để thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến một nhà văn hóa lớn, một trí thức yêu nước đáng kính.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.