Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/02/2011 18:40 (GMT+7)

Một kỹ sư "có duyên" với đồng ruộng

Chày trỉa hạt và máy xúc nông sản

Kỹ sư Hoàng Thanh Liêm vốn là sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ngành Sư phạm kỹ thuật. Năm 1989, anh tốt nghiệp và về công tác tại Trường Công nhân - Kỹ thuật Cần Thơ. Sau đó anh lên TP Hồ Chí Minh làm việc và có hơn ba năm đi làm ở nhiều công ty cơ khí. Nhưng đùng một cái, Ba Liêm quyết từ bỏ cuộc sống thành thị, cuốn gói về quê để phụng dưỡng cha mẹ già. Ba Liêm nhớ lại: 'Gia đình có ba anh em đều đi làm. Lúc này công việc nhà rất bề bộn, cha mẹ lại lớn tuổi nên tôi quyết định nghỉ việc, trở về quê cùng anh em phụng dưỡng cha mẹ ở tuổi xế chiều'. Bởi vậy Ba Liêm hay nói vui: 'Số của tôi có duyên với nghiệp nhà nông hơn là làm kỹ sư'.

Sau một thời gian dài, mải lo chăm sóc ruộng vườn, Ba Liêm cảm thấy những kiến thức mà mình đã học bỏ phí quá. Nhiều đêm anh thao thức suy nghĩ phải vận dụng kiến thức đã học làm ra cái gì đó để giảm bớt gánh nặng lao động cho nông dân. Năm 2004, chiếc chày trỉa hạt đầu tiên được Ba Liêm hoàn thiện và thử nghiệm thành công. Trước kia, để trỉa đậu, cần hai người, một người đi trước cầm cọc chọc lỗ, người đi sau bỏ hạt vào. Cái chày của Liêm gồm một ống dài, trên có hộp đựng hạt. Ðâm ống xuống đất chọc lỗ, hạt từ hộp rơi xuống lỗ vừa đâm. Có bộ phận điều chỉnh để dùng cho nhiều loại hạt cần gieo: đậu xanh, đậu nành, bắp, đậu phộng. Ưu điểm của chiếc chày trỉa hạt này là hạn chế hạt giống rơi vãi ngoài lỗ, tốc độ gieo hạt nhanh gấp ba lần so với trỉa hạt thủ công. Ðặc biệt chiếc chày còn có bộ phận điều chỉnh để dùng cho nhiều loại hạt cần gieo: đậu xanh, đậu nành, bắp, đậu phộng. Không dừng lại ở đó, năm sau, Ba Liêm cải tiến chiếc chày thành xe đẩy gieo hạt. Loại xe bánh có các lỗ cách đều nhau và tiếp xúc với hộp đựng hạt. Bánh xe có các lỗ cách đều nhau, vừa chọc lỗ vừa tra hạt. Xe lăn tới đâu rớt giống xuống đất tới đó, khoảng cách đều đặn thẳng tắp. Người điều khiển chỉ việc nhẹ nhàng đi trên ruộng, không phải 'bán mặt' cho đất nữa. Anh ước tính, 'có thể đẩy xe gieo giống trên ruộng với vận tốc 5 km/h, mần ruộng mà như dạo chơi'.

Ðến năm 2007, Ba Liêm chế tạo thành công chiếc máy xúc nông sản. Anh mất hai năm để nghiên cứu và chế tạo chiếc máy sau nhiều năm mày mò. Chiếc máy xúc nông sản giống một chiếc xe đẩy. Phía trước có bộ phận guồng quạt để cào nông sản vào trong khoang. Ở đó, trục chính đứng hình trụ có guồng xoáy trôn ốc bên trong sẽ đưa nông sản lên và chảy ra ống vào bao. Chiếc máy hữu dụng với mọi loại nông sản đã được vun đống hoặc đang dàn trải trên sân và đưa trực tiếp lúa vào máy sấy. Người sử dụng chỉ việc đẩy chiếc xe đi trên sân phơi. Nếu mệt, gạt số tự động, máy sẽ tự vận hành. Chiếc máy này có công suất 3-4 tấn/giờ, tương đương với hai người làm trong một buổi. Ðặc biệt, chiếc máy này vận hành bằng điện nên rất rẻ và hữu dụng, mỗi giờ chỉ tốn 1,5 kWh điện. Khi chiếc máy đầu tiên xuất xưởng, anh kéo đi thử ở một sân phơi trong ấp thì bà con khoái quá mua liền. Ðến nay thì máy xúc nông sản đã là một sáng chế độc quyền nữa của người kỹ sư đồng ruộng.

Tấm lòng vì nông dân

Sự ra đời của chiếc chày trỉa hạt, xe trỉa hạt và máy xúc nông sản đã được bà con nông dân nhiệt tình đón nhận. Chiếc chày trên anh bán với giá 130 nghìn đồng, trừ chi phí anh lời 15%. Máy xúc nông sản cũng có giá thành rất rẻ, chỉ chưa tới chục triệu đồng. Anh thật thà: 'Mình chỉ lấy công làm lời chứ lợi nhuận không là mấy. Cái được lớn nhất là mỗi chiếc máy giúp hai con người đỡ vất vả'.

Không chỉ giá bán phù hợp mà những nông cụ hiện đại này còn có nhiều tính năng tiện ích, năng suất cao. Là người thường xuyên canh tác xen canh đậu xanh trên ruộng lúa, nông dân Trần Văn Tốt, ở xã Thới Thạnh, cho biết: 'Trước kia, khi trỉa đậu, ngán nhất là khâu bỏ hạt xuống lỗ vì khum xuống liên tục rất mỏi lưng. Trong khi đó, chiếc chày trỉa đậu của Ba Liêm vừa hợp túi tiền mà hiệu quả. Chỉ cần một người sử dụng cũng ăn chắc bốn người làm thủ công, nó còn hạn chế hao hụt giống trong lúc bỏ hạt'. Còn ông Hà Văn Thanh, ở xã Thới Xuân, huyện Thới Lai, nói: 'Thu hoạch vụ hè thu, vụ ba, lo nhất là trời mưa nắng thất thường. Có khi lúa phơi khô nhưng xúc vô bao không kịp, trời mưa ập đến thì coi như mất cả công cán. Qua sử dụng chiếc máy xúc nông sản của cháu Liêm, tôi thấy sản phẩm này có nhiều ưu điểm. Máy không chỉ sử dụng để xúc nông sản dạng đống mà còn hoạt động tốt ở dạng phơi trải trên sân, đặc biệt máy còn xúc được cả hạt bắp, mè và tự vận hành. Tuy nhiên, chiếc máy cần có sự cải tiến để vận hành được cả bằng điện và máy nổ. Như vậy mới có thể bảo đảm hoạt động ở nơi không có điện hoặc bị cúp điện'.

Nhược điểm của chiếc máy xúc nông sản mà ông Thanh chỉ ra đang được Ba Liêm hoàn thiện. Anh cho biết: 'Tôi đã có hướng bổ sung bộ khung để đặt máy nổ vận hành chiếc máy xúc nông sản. Và không bao lâu, chiếc máy xúc nông sản vận hành cả điện năng lẫn máy nổ ra đời'. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng sản xuất các sản phẩm sẵn có, Ba Liêm còn đang nghiên cứu chế tạo chiếc máy gặt đập liên hợp mi-ni có thể vận hành tốt ở những vùng đất trũng.

Trước khi chế tạo thành công chiếc chày trỉa đậu, máy xúc nông sản, bản vẽ máy sấy lúa lưới ràng của Ba Liêm đoạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật (tỉnh Hậu Giang cũ). Năm 2007, chày trỉa hạt và năm 2009 máy xúc nông sản của anh tiếp tục đoạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ. Hiện anh đang đầu tư vốn để mở nhà xưởng lớn, sản xuất máy đại trà. Khi đó, giá thành chiếc máy sẽ thấp xuống, nông dân sẽ được lợi. Ba Liêm tâm sự: 'Làm nông dân mình mới biết hết cái khó của đất, cái khổ của người. Từ đó mới làm ra máy móc có tính ứng dụng cao và phù hợp với người nông dân'. Triết lý giản đơn đó thôi thúc anh. Cũng vì thế mà tất cả các sáng chế của anh sau này đều xuất phát từ sự quan sát, chiêm nghiệm với đồng ruộng, với nông dân. 'Ðến bây giờ, nghĩ lại thấy ngày trước bỏ phố về ruộng đồng là quyết định đúng đắn. Gần ruộng, gần nông dân cho mình hiểu được nhiều thứ thiết thực, giúp mình có nhiều sáng chế thiết thực'- anh Liêm nói. Ðó cũng là cách anh tri ân với đồng ruộng, với nông dân và nuôi cái đam mê sáng chế đã ăn vào máu thịt.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.