Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 08/11/2008 00:22 (GMT+7)

Một cách tìm ngũ hành Lục thập hoa giáp

Trong “ Lục thập hoa giáp” (ta thường gọi 60 con giáp), một chu kỳ của hệ đếm thời gian của các nước phương Đông thời cổ, có cơ số là 60, theo lịch can chi (1), cứ mỗi cặp, một dương một âm, hai hoa giáp kế tiếp nhau, từ Giáp Tý - Ất Sửu… đến Nhâm Tuất - Quý Hợi cùng thuộc một hành trong Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Ví dụ:Giáp Tý - Ất Sửu thuộc Kim; Bính Dần - Đinh Mão thuộc Hỏa; v..v…

Thông thường muốn biết một hoa giáp (một giờ, một ngày…) nào đó thuộc hành gì; hay như, theo tử vi phương Đông, người sinh năm đó thuộc mệnh gì, ta xem bảng sau đây:

Bảng 1

Lục thập hoa giáp

Ngũ hành

Lục thập hoa giáp

Ngũ hành

Phụ chú

Giáp Tý - Ất Sửu

Kim

Giáp Ngọ - Ất Mùi

Kim

Ngân       

Bính Dần - Đinh Mão

Hỏa

Bính Thân - Đinh Dậu

Hỏa

Đăng       

Mậu Thìn - Kỷ Tỵ

Mộc

Mậu Tuất - Kỷ Hợi

Mộc

Giá          

Canh Ngọ - Tân Mùi

Thổ

Canh Tý - Tân Sửu

Thổ

Bích        

Nhâm Thân - Quý Dậu

Kim

Nhâm Dần - Quý Mão

Kim

Câu         

Giáp Tuất - Ất Hợi

Hỏa

Giáp Thìn - Ất Tỵ

Hỏa

Yên         

Bính Tý - Đinh Sửu

Thủy

Bính Ngọ - Đinh Mùi

Thủy

Mãn    滿    

Mậu Dần - Kỷ Mão

Thổ

Mậu Thân - Kỷ Dậu

Thổ

Tự          

Canh Thìn - Tân Tỵ

Kim

Canh Tuất - Tân Hợi

Kim

Chung     

Nhâm Ngọ - Quý Mùi

Mộc

Nhâm Tý - Quý Sửu

Mộc

Lâu         

Giáp Thân - Ất Dậu

Thủy

Giáp Dần - Ất Mão

Thủy

Hán         

Bính Tuất - Đinh Hợi

Thổ

Bính Thìn - Đinh Tỵ

Thổ

Địa          

Mậu Tý - Kỷ Sửu

Hỏa

Mậu Ngọ - Kỷ Mùi

Hỏa

Thiêu      

Canh Dần - Tân Mão

Mộc

Canh Thân - Tân Dậu

Mộc

Sài          

Nhâm Thìn - Quý Tỵ

Thủy

Nhâm Tuất - Quý Hợi

Thủy

Thấp       

Tuy nhiên việc tra bảng như thế có nhiều bất tiện, thậm chí có khi bất lợi. Bất tiện vì tốn thì giờ tra cứu; Bất lợi vì thấy sự bất nhất giữa hai bản, không biết nên tin bản nào, nhỡ việc.

Để tránh sự phiền hà đó và còn có thể dùng để kiểm tra độ tin cậy của tài liệu, khi cần, các nhà Nho ngày trước đã dựa vào bảng trên, nhận ra quy tắc vận hành giữa lục thập hoa giáp và ngũ hành, để lập ra một phương pháp tính nhẩm vừa nhanh vừa chính xác.

Để tính nhẩm được, trước hết cần thuộc 12 cung địa chi, theo quy ước, “in” trên các ngấn ngón tay của bàn tay trái và dùng móng ngón cái “đánh” (bấm) từng cung một, từ (1) đến (12), lần lượt là:

1: Tý; 2: Sửu; 3: Dần; 4: Mão; 5: Thìn; 6: Tỵ; 7: Ngọ; 8: Mùi

9: Thân; 10: Dậu; 11: Tuất; 12: Hợi

Hoặc theo sơ đồ dưới đây:

Tỵ

(6)

Ngọ

(7)

Mùi

(8)

Thân

(9)

Thìn

(5)

Dậu

(10)

Mão

(4)

Tuất

(11)

Dần

(3)

Sửu

(2)

(1)

Hợi

(12)

Thứ đến thuộc bốn câu thơ:

“Tý, Ngọ: Ngân - Đăng - Giá - Bích - Câu

Tuất, Thìn: Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu

Dần, Thân: Hán - Địa - Thiêu - Sài - Thấp

Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”

 Với 4 câu trên, ta không cần để ý tới nghĩa của những từ thuần Hán (in nét đậm), bởi nghĩa của chúng không liên quan tới phương pháp tính. Điều cần chú ý ở đây là nhận rõ nét của từng con chữ để biết chúng thuộc bộ nào.

Ví dụ: Ngân bộ Kim, Đăng bộ Hỏa…

Nhận mặt chữ tìm ra ẩn ý, vừa là thú chơi chữ, vừa là một cách dạy, cách học ngày xưa, đòi hỏi phải có tư duy nghiền ngẫm, suy đoán. Có vậy mới nhớ lâu. Như đây, ta hiểu được chủ ý của 4 câu thơ về cách tìm “Ngũ hành sở thuộc Lục thập hoa giáp”            
Tý, Ngọ: Ngân (Kim); Đăng (Hỏa); Giá (Mộc); Bích (Thổ); Câu (Kim)

Tuất, Thìn: Yên (Hỏa); Mãn (Thủy); Tự (Thổ); Chung (Kim); Lâu (Mộc)

Dần, Thân: Hán (Thủy); Địa (Thổ); Thiên (Hỏa); Sài (Mộc); Thấp (Thủy)

Sáu giáp, mỗi giáp 10 hoa. Lần lượt các giáp là Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Trở lại Giáp Tý… tiếp nối vòng sau.

Muốn tìm hành của một Hoa Giáp, ta xem hoa giáp ấy khởi Giáp từ chi nào.

Ví dụ: Bính Dần, Đinh Mão…Giáp khởi từ Tý -> Giáp Tý;

Canh Thân, Tân Dậu… Giáp khởi từ Dần -> Giáp Dần;.v..v..

Rồi bắt đầu từ cung khởi giáp, lần lượt “đánh lên mỗi cặp”, 1 dương 1 âm, hai “Hoa” liền nhau, một chữ của câu tương ứng.

Như khởi đầu từ Tý: Giáp Tý, Ất Sửu: chữ “Ngân” thuộc Kim;

Bính Dần, Đinh Mão: chữ “Đăng” thuộc Hỏa.

Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: chữ “Giá” thuộc Mộc;

Canh Ngọ, Tân Mùi: chữ “Bích” thuộc Thổ;

Nhâm Thân, Quí Dậu: chữ “Câu” thuộc Kim;

Rồi tới: Giáp Tuất, Ất Hợi: chữ “Yên” thuộc Hỏa;

Bính Tý, Đinh Sửu: chữ “Mãn” thuộc Thủy; …Cứ thế mà suy (xem cột phụ chú bảng 1).

Cũng theo “Bộ” để suy ra, như nhiều

người đã biết, cách tính giờ Hoàng Đạo chỉ cần thuộc 4 câu:

“Dần, Thân gia Tý; Mão, Dậu: Dần;

Thìn, Tuất tầm Thìn; Tý, Ngọ: Thân

Tỵ, Hợi thiên cương tầm Ngọ thượng;

Sửu, Mùi tòng Tuất định kỳ chân”

Nghĩa là ngày Dần, ngày Thân khởi từ cung Tý; ngày Mão, ngày Dậu khởi từ cung Dần….

Rồi lần lượt mỗi cung “đánh” một chữ theo câu gồm 12 chữ: “Đạo - Viễn kỷ thời Thông Đạt, Lộ - Giao hà nhật Hoàn trình”. Cung nào gặp chữ có gạch dưới (tức những chữ có bộ “Xước” hình tượng con đò) là cung Hoàng đạo, giờ ấy là giờ Hoàng đạo.

Những phương pháp tính toán nói trên, xem ra có vẻ khá phức tạp, khó hiểu. Nhưng chỉ cần chịu khó đọc là hiểu và người biết một ít chữ Hán thì việc nghiên cứu ứng dụng sẽ dễ dàng hơn.

 (1) Lịch can chi: theo “Almanach những nền văn minh Thế giới”. Trước thời Đông Hán (103 TCN), hệ can chi chỉ dùng để chỉ ngày. Sau đó, mới dùng can chi để chỉ giờ, ngày, tháng, năm (tr 32 SĐD).

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...