Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/12/2005 13:48 (GMT+7)

Một bác sĩ tự chế thành công dụng cụ xoa bóp tim

Từ niềm đam mê...

Sinh năm 1968 tại Tây Ninh, từ nhỏ Trần Minh Đông đã nổi tiếng là người ham mê nghiên cứu, sáng tạo. Anh có thể ngồi hàng giờ liền để chăm chú theo dõi một chiếc máy đang vận hành và thậm chí "tranh thủ" lúc vắng người tháo chúng ra rồi ráp lại thử xem sao. Mê khoa học và học rất giỏi nên tốt nghiệp cấp III, Đông thi đậu vào Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Năm 1993, Đông tốt nghiệp Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó anh về công tác tại Khoa Cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương TP Hồ Chí Minh. Ở môi trường làm việc mới này, anh đã có rất nhiều sáng chế.

Những ngày đầu trực cấp cứu anh thường tiếp xúc với nhiều bệnh nhân được đưa đến trong tình trạng ngừng hô hấp tuần hoàn, những lúc đó anh và các điều dưỡng viên phải dùng các dụng cụ xoa tim ngoài lồng ngực để tạm thời cấp cứu cho người bệnh. Tuy nhiên có một số trường hợp, người thân của bệnh nhân thường không có sẵn dụng cụ để sơ cấp cứu ngay lập tức, nên khi đưa được người bệnh tới thì đã muộn...

Trong khi đó, tại các bệnh viện hiện nay cũng đang sử dụng một số thiết bị xoa tim ngoài lồng ngực để cấp cứu bệnh nhân ngưng hô hấp tuần hoàn như thiết bị Thumper - CPR có khả năng vận hành tự động, song thiết bị này lại phức tạp, cồng kềnh, giá thành cao, nên không phổ biến lắm. Ngoài ra, còn có thiết bị xoa bóp tim ngoài lồng ngực CPR Ezy-pad có bộ phận âm thanh tín hiệu kiểm soát tần số ấn ngực, nhưng nó đòi hỏi lực ấn rất lớn nên không phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

Đối với những bệnh nhân tim bị ngưng tuần hoàn thì việc xoa bóp tim cho họ (sơ cứu) là rất cần thiết trước khi đưa đến chữa trị tại cơ sở y tế. Với việc xoa bóp bằng tay này, người sơ cứu cần có kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có hiệu quả. Ngay những điều dưỡng viên ở bệnh viện, khi sử dụng dụng cụ xoa tim ngoài lồng ngực cũng không biết cách xoa có đủ độ sâu cần thiết (quy định chuẩn 2,5cm - 4,5cm).

Từ thực tế đó, bác sĩ Đông đã nảy ý tưởng sáng chế một dụng cụ xoa tim dễ sử dụng trong việc sơ cứu cho bệnh nhân.

Dù công việc chuyên môn rất bận, nhưng mỗi khi rảnh rỗi là anh vùi đầu vào nghiên cứu, tìm đọc tài liệu để thiết kế...

Sản phẩm "MADE IN... VIETNAM"

Dụng cụ đo tim do bác sĩ Đông sáng tạo được tận dụng từ các nguyên vật liệu cũ sẵn có. Sản phẩm có cấu tạo gồm:

Bộ phận đếcó tấm đế và ống dẫn hướng giúp lắp chặt bộ phận nhún vào tấm đế.

Bộ phận nhúnnằm phía trên bộ phận đế, bao gồm tấm nhún dùng để đặt tay lên nhún và ống lồng có thể dịch chuyển trượt dọc theo ống dẫn hướng, lò xo nhún nằm giữa bộ phận đế và bộ phận nhún...

Bộ phận dò mức độ sâu xoa timcủa dụng cụ này bao gồm: các phần định mức độ sâu xoa tim, nguồn điện và bộ phận báo mức (các đèn) tương ứng với các mức độ, các bộ phận này nối điện với nhau và được gắn chặt vào bộ phận nhún, kim dò. Kim dò cùng với nguồn điện, bộ phận báo mức và một trong số các phần định mức tạo thành một mạch điện kín và kích hoạt bộ phận báo mức độ sâu xoa tim của dụng cụ. Nhờ có bộ phận dò mức độ sâu xoa tim, người cấp cứu có thể xác định được lực nhún đủ mạnh và phù hợp với bệnh nhân cần cấp cứu nên có thể thực hiện công tác sơ cứu một cách hiệu quả.

Sản phẩm hoàn thành đã góp phần tích cực trong điều trị tiếp theo sau đó và giảm thiểu các nguy cơ gây tai biến cho bệnh nhân. Sản phẩm có đặc điểm phù hợp với thể trạng của người Việt Nam: nhỏ gọn, dễ sử dụng. Điều hấp dẫn là sản phẩm có giá thành khoảng 110.000 đồng, thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm của nước ngoài. Thế nhưng, buổi ban đầu, để sản phẩm được chấp nhận thì quả thật vô cùng khó khăn đối với người bác sĩ trẻ đã sáng chế ra nó.

Nhớ lại những ngày đầu, lúc sản phẩm mới hoàn thành, bác sĩ Đông cho biết: "Tôi đã mừng rỡ đem kết quả báo với hội đồng khoa học của bệnh viện và xin công nhận sáng chế. Thế nhưng, mọi người yêu cầu tôi phải thuyết trình những tài liệu tham khảo trong quá trình chế tạo. Quả là thật khó khăn, vì đây là sản phẩm tôi hoàn toàn tự chế từ kinh nghiệm chuyên môn của bản thân mình cũng như qua thực tế công việc chứ có lấy của ai đâu mà có tài liệu tham khảo. Nhưng để được chấp nhận, tôi cũng đành lên Internet để tìm các tài liệu nước ngoài nói về sản phẩm này và cũng may là ở tận bên... Pháp và Australia có ít nhiều tài liệu nói về dụng cụ này. Thế là tôi cũng có được tài liệu tham khảo? Nhưng khi trình xong rồi thì mọi người lại có thêm ý kiến đề nghị phải trình cả bản vẽ "mỹ thuật", có thuyết minh cụ thể, chứ không phải vẽ "ngoằn ngoèo" như của tôi. Thật ra, bởi là dân tay ngang tôi có biết gì về đồ họa đâu. Thế là phải đi học thêm về đồ họa vi tính như: corell, photoshop... để vẽ bản thiết kế? Cũng may nhờ những yêu cầu khó khăn này mà tôi đã có một bản thiết kế và thuyết trình khá đầy đủ. Vì vậy khi hoàn thành nó, tôi đăng ký xin bằng sáng chế độc quyền luôn.

Ngày 29-8-2005, sản phẩm của tôi đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế độc quyền. Giữa tháng 11 vừa qua, sản phẩm lần đầu tiên tham gia dự thi sáng tạo khoa học công nghệ trong tuần lễ công nghệ cao và đã giành được giải cao của Ban tổ chức Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh...".

Tâm sự với chúng tôi, BS Đông cho biết: Sản phẩm có được là cả một quá trình tâm huyết của anh, nên anh rất mong sản phẩm có điều kiện được đưa vào sử dụng phổ biến. Anh cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các cơ quan và cá nhân có nhu cầu...

Nguồn: nhandan.com.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.