Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 13/12/2005 23:59 (GMT+7)

Món ăn – bài thuốc phòng chống viêm mũi dị ứng

Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng “Tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lí do khác nhau. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” cổ nhân còn chú ý sử dụng các món ăn – bài thuốc (dược thiện) khá độc đáo.

Bài 1:Thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, bỏ rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng:Khu trừ phong hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể Hàn thấpbiểu hiện bằng các triệu chứng như: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các chứng trạng nặng lên

Trong món ăn này, tỏi giữ vị trí quan trọng nhất vì có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ hàn rất mạnh, phối hợp với rau thơm cũng có công dụng tương tự nhưng yếu hơn. Thịt bò và gạo tẻ bổ tỳ ích vị, giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng chống lạnh. Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus khá mạnh, đồng thời còn cải thiện năng lực miễn dịch của cơ thể.

Bài 2:Đầu cá 1-2 cái (chừng 200g) tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá uống nước canh trong ngày.

Công dụng:Khứ phong tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể Phong hànbiểu hiện bằng các triệu chứng như: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các chứng trạng nặng lên.

Trong dược học cổ truyền, tân di là một vị thuốc cay ấm thăng tán, có khả năng giải quyết bệnh lý vùng đầu mặt và làm thông các lỗ tự nhiên, đặc biệt với lỗ mũi, có tác dụng trừ phong tán hàn, làm thông thoáng nên với bệnh mũi là vị thuốc trọng yếu. Tế tân và bạch chỉ cũng có tác dụng tương tự như tân di, đầu cá bổ trung ích khí, gừng tươi trừ phong tán hàn, các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng độc đáo của món dược thiện này. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tân di và tế tân đều có khả năng chống dị ứng khá mạnh.

Bài 3: Tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng:Dưỡng phế âm, thông tị khiếu. Dùng cho người viêm mũi dị ừng thuộc thể Âm hưbiểu hiện bằng các triệu chứng như: mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…

Trong dược học cổ truyền, tây dương sâm vị ngọt hơi đắng, tính mát, có công dụng tư dưỡng phế âm, tăng cường thể chất. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, việc dùng độc vị tây dương sâm cho người thuộc thể tạng âm hư bị viêm mũi dị ứng do phong nhiệt cũng có hiệu quả ở một mức độ nhất định. Nghiên cứu dược lý đã chứng minh: tây dương sâm có tác dụng nâng cao năng lực thích ứng và khả năng phòng chống các kích thích có hại, đồng thời còn cải thiện đáng kể chức năng miễn dịch của cơ thể. Bạch bộ vị ngọt, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhuận phế âm, an thần định khí, phối hợp cùng ma hoàng có khả năng chống dị ứng khá tốt. Ếch vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ dưỡng phế, nâng cao thể chất.

Bài 4:Chim bồ câu 1 con (nặng chừng 90g) hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng:Bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà có cơ xâm nhập gây nên bệnh cảnh lâm sàng như tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi…

Theo y học cổ truyền, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, ích vệ cố biểu, tăng cường thể chất. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoàng kỳ có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch tế bào, tăng cường khả năng dự phòng cảm nhiễm và điều tiết miễn dịch dịch thể. Tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ ích khí, nâng cao thể chất.

Nên tìm mua các vị thuốc tại các cửa hàng Đông y có uy tín.
Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 75 (1793), ngày 19/9/2005, trang 8

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.