Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/12/2008 15:28 (GMT+7)

Melamin & tác hại đối với sức khỏe

Thưa Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, xin giáo sư cho biết về chất melamin?

Melamin là 1,3,5 - triazine - 2,4,6 triamin hay tên phổ biến 2,4,6 - triamino - 1,3,5 - s-triazin; cyanurotriamide hoặc cyanuramide. Melamin được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp polymer, khi phản ứng với formaldehyd, tạo ra nhựa nhiệt cứng melamin - formaldehyd, sản xuất chất kết dính, vải, vật liệu gia dụng như tô, chén, dĩa, muỗng, bình đựng nước….

Giáo sư có cảnh báo gì về độc chất melamin?

Trong những năm gần đây, người ta bắt đầu quan tâm đến việc: khi sử dụng đồ chứa làm từ melamin để đựng thức ăn nóng, chua, chúng có thể tiết vào thức ăn chất melamin và fỏmaldehyd. Năm 2004 và 2008, cơ quan về tiêu chuẩn thực phẩm của Anh đã thực hiện hai cuộc điều tra cơ bản về điều này. Kết quả cho thấy: năm 2004 có 5/50 mẫu vượt mức chấp nhận từ 8 đến 76 lần, năm 2008 có 8 mẫu vượt mức cho phép từ 6 đến 65 lần. Từ kết quả trên, chúng ta nên thận trọng khi dùng các tô chén bằng nhựa melamin - formaldehyd để chứa lâu thức ăn chua, nóng hoặc nấu trong lò vi sóng.

Thưa Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, xin bác sĩ cho biết tác hại của melamin đối với sức khỏe?

BS Nguyễn Xuân Mai
BS Nguyễn Xuân Mai

Cho đến nay, sự hiểu biết về độc tính của melamin đối với người chưa nhiều, vì không nhà khoa học nào dám thử nghiệm trên người. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy: melamin không chuyển hóa trong cơ thể và được bài tiết dưới dạng đưa vào. Thử nghiệm trên động vật cho thấy melamin có thể gây ra cả tình trạng ngộ độc cấp tính và mãn tính.

Về ngộc độc melamin cấp tính,người ta thử nghiệm trên chuột cho thấy L50 là 3.000 mg/kg cân nặng (LD50 – nghĩa là trong 100 con vật thí nghiệm thì liều này sẽ gây chết 50 con). Melamin sẽ gây kích ứng cơ thể khi hít phải hoặc tiếp xúc với da, mắt.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học Liên Xô (cũ) thực hiện vào những năm 1980 đã cho biết: chất melamin cyanurat(dạng muối của melamin và axit cyanuric) độc hơn melamin hoặc axit cyanuric riêng lẻ. Một nghiên cứu sau khi thu hồi thức ăn có nhiễm độc chất, được thực hiện trên thú nuôi đã kết luận: hợp chất melamin và axit cyanuric trong thức ăn dẫn đến viêm tắc cầu thận, sỏi thận gây suy thận cấp trên mèo.

Thưa bác sĩ, axit cyanuric có độc tính thế nào?

Axit cyanuric là chất cùng nguồn gốc với melamin, có độc tính thấp hơn dạng kết hợp melamin cyanurat. Ở chuột, LD50 là 7.700 mg/kg. Axit cyanuric có thể gây ra nhiều độc tính như tổn thương nhu mô thận: hoại tử, tăng sinh, phì đại biểu mô ống thận, xâm nhiễm bạch cầu và xơ hóa. Những thay đổi này có lẽ gây ra do các tinh thể cyanurat bám trong ống thận. Liều thấp nhất không quan sát thấy ảnh hưởng của axit cyanuric là 150 mg/kg/ngày.

Theo Allen và cộng sự (năm 1982): ở người, hơn 98% lượng axit cyanuric vào cơ thể qua đường uống sẽ được bài tiết theo nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Muối sodium cyanurat cũng được thửc nghiệm trong các nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn ở chuột. các nghiên cứu này không tim thấy tác động độc cho gen sinh ung thư hay sinh dị tật thai. Ở liều cao, ảnh hưởng quan sát cho thâấ là xuất hiện sỏi bàng quang, tăng sản biểu mô thượng bì của bàng quang. Nghiên cứu dài hạn cho thấy sodium cyanurat có thể dẫn đến bệnh thận hư. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới rút ra từ các nghiên cứu trong thời gian 2 năm, liều thấp nhất không quan sát thấy ảnh hưởng của sodim cyanurat là 154 mg/kg/ngày.

Xin bác sĩ nói tiếp về ngộ độc melamin mạn tính?

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 1953, cho chó ăn thức ăn có 3% melamin trong vòng 1 năm đã gây ra sạn melamin trong đường tiết niệu và nước tiểu có đạm, máu.

Hiệp hội các chuyên gia xét nghiệm chuẩn đóan thú y Hoa Kỳ đã ủy quyền cho các chuyên gia độc chất thiết kế và thực hiện một khảo sát độc chất vào tháng 10 - 2007 cho kết quả: tinh thể melamin cyanurat không hòa tan một cách dễ dàng, chúng thải ra ngoài rất chậm, do vậy có khả năng gây ngộ độc mạn tính. Nghĩa là melamin có nhiều khả năng gây ngộ độc mạn tính do tính chất khó hòa tan trong nước tiểu để được bài tiết ra ngoài.

Thưa bác sĩ, hàm lượng melamin bao nhiêu thì gây hại cho sức khỏe?

Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ cho rằng lượng melamin mà cơ thể hấp thu có thể dung nạp hằng ngày (TDI: Tolerable daily intake) là 0,63 mg/kg/ngày. Ngày 25 - 9 - 2008, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra hướng dẫn liều TDI là 0,5 mg/kg/ngày cho melamin và các chất tương tự như ammeline, axit cyanuric.

Xin cảm ơn Giáo sư ChuPhạm Ngọc Sơn và Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.