Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/07/2009 21:22 (GMT+7)

Máy sấy lúa chạy lũ "made in Đồng Tâm"

Là con trai lớn, anh Minh được cha giao cho 40 công đất sản xuất lúa (1 công = 1.000m 2). Ban đầu, kinh nghiệm ít nên ruộng của anh luôn bị thất thu. Không nản lòng, anh học hỏi qua sách, báo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dần dần thu hoạch được hơn 1.500 giạ/vụ, trừ chi phí, lời trên 200 triệu đồng/năm. Cũng như nhiều nông dân khác, vào vụ hè thu, mưa dầm liên miên nên anh gặp rất nhiều khó khăn trong khâu canh tác và thu hoạch.

Anh Minh kể: “Mấy năm trước, việc thu hoạch và sấy lúa luôn phụ thuộc vào thời tiết. Chẳng may gặp mưa kéo dài, không có chỗ phơi, hạt lúa dễ bị ẩm ướt, dẫn đến chất lượng gạo giảm, giá bán rất thấp. Có lúc tôi phải cho lúa vào bao, dùng bóng đèn dây tóc thắp sáng, lấy nylon bao quanh để tỏa nhiệt nhưng cũng không hiệu quả”.

Sau lần đó, anh tự mày mò nghiên cứu để sáng chế máy sấy lúa. Thời gian đầu, anh chế tạo máy quạt sấy lúa cố định, mỗi mẻ sấy khoảng 30 tấn. Nhưng anh vẫn không hài lòng bởi lò sấy có nhiều khuyết điểm như phải thuê nhân công cào, đảo lúa nên rất tốn kém. Anh tiếp tục thử nghiệm và chế tạo thành công máy sấy lúa tĩnh vỉ ngang đảo chiều. Máy có ưu điểm không tốn nhiều công đảo lúa, dễ sử dụng nên được bà con trong vùng ưa chuộng. “Theo tính toán, sử dụng máy sấy này bà con có thể giảm chi phí 20.000-25.000 đồng/tấn so với các lò khác”, anh Minh bật mí.

Năm 2004, cán bộ của Chương trình DANIDA (Đan Mạch) đã đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát để tìm xưởng cơ khí uy tín nhằm hợp tác chế tạo máy sấy lúa chạy lũ. Và xưởng của anh Minh đã được Chương trình lựa chọn. Chương trình đưa ra bản vẽ thiết kế, anh Minh đem về nghiên cứu, thiết kế. Chưa đầy một tháng sau, anh đã chế tạo thành công máy sấy lúa chạy lũ.

Loại máy này rất tiện lợi cho bà con canh tác lúa vụ hè thu vì có thể di chuyển đến chỗ cao để sấy lúa chạy lũ. Các bộ phận của máy sấy gọn nhẹ, dễ sử dụng. Hạt lúa được làm khô nhờ nhiệt độ của lò đốt và gió của quạt nên có thể điều chỉnh được nhiệt độ, ít bị hao hụt, giảm sức lao động. Hạt gạo khi xay xát sáng bóng, tỷ lệ gạo nguyên cao, ít gãy, bán được giá. Đặc biệt, lúa giống sau khi sấy đúng kỹ thuật cho tỷ lệ nảy mầm cao.

Đến nay, anh Minh đã sản xuất được gần 1.000 máy sấy lúa chạy lũ, cung ứng cho nông dân khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến An nhận định: “Anh Minh là người có sáng kiến, tuy còn trẻ nhưng rất ham học hỏi, giúp bà con đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hạn chế tình trạng hao hụt sau thu hoạch”.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.