Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 10/06/2010 17:04 (GMT+7)

Máy rửa bát của chàng trai “đất lúa”

Sinh năm 1981, ở Thái Bình, trong một gia đình bố từng là thợ sửa chữa ô tô giỏi ở quân đội, sau chuyển về mở hiệu sửa xe tại nhà, từ nhỏ Nguyễn Văn Ngọc đã được tiếp xúc thường xuyên với máy móc, linh kiện điện tử. Tốt nghiệp cấp III, chàng trai ham tìm tòi ấy quyết định thi vào trường Trung học công nghiệp quốc phòng với ước mơ thực hiện nhiều dự định táo bạo. Ra trường với tấm bằng loại khá khoa Chế tạo cơ khí, Ngọc ấp ủ nhiều ý tưởng sáng tạo với mong muốn “phục vụ xã hội” như anh từng tâm sự.

Năm 2009, trên thị trường xuất hiện nhiều máy rửa bát nhập ngoại (chủ yếu của hãng Electrolux), giá thành cao, điện năng tiêu hao lớn, thời gian rửa lâu, qúa trình tự động không khép kín (sau mỗi lần xếp bát đĩa đúng vị trí, người sử dụng phải bỏ một lượng xà phòng, chất làm bóng, muối… vào máy sau đó bấm nút, máy mới tự động rửa. Sử dụng loại máy này cần có áp lực nước vào máy lớn, xà phòng, chất làm bóng và muối riêng biệt…)

Trên cơ sở học hỏi những thành tựu của khoa học thế giới, cộng với niềm đam mê sáng tạo không mệt mỏi, Ngọc dành hết thời gian và tâm huyết quyết chế tạo thành công một cỗ máy rửa bát “Made in Viet Nam ” – RB-NTT. Từ bản thiết kế, Ngọc mày mò chế tạo, tìm mua các linh kiện từ khắp nơi (Hải Phòng, Hà Nội…), say sưa lắp ráp. Qua nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng, cỗ máy thần kì giúp mẹ giảm bớt vất vả đã ra đời. Máy rửa bát tự động của Ngọc được thiết kế, chế tạo gọn, nhẹ, vật liệu chủ yếu bằng Inox không han, gỉ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho người sử dụng.Kết cấu máy gồm một số bộ phận chính như: Khung, nắp máy; Bộ phận công tác: trục chính, ống phun nước, giá để xếp bát, đĩa, mâm, thùng chứa…; Hệ thống truyền dẫn, truyền lực: động cơ bơm nước, hệ thống quạt hút, quạt sấy…; Hệ thống điện, các loại rơle, van…

Máy làm việc tự động hoàn toàn bằng hệ thống rơle, van tự động đóng ngắt đã được lập trình sẵn: Sau khi người sử dụng xếp các loại bát đĩa,xoong nồi, mâm, muôi, thìa, đũa vào 3 tầng giá đỡ của máy, đậy nắp lại và ấn nút điện, máy bắt đầu làm việc. Điện vào các rơle van từ (công tắc như sơ đồđiện)máy sẽ tự động đun nóng nước đạt 70 0C (15phút),sau đó động cơ và hai van từ đóng điện cùng một lúc. Động cơ hút dầu rửa bát (đã được pha loãng với tỉ lệ 1/20)và nước sạch bơm vào hệ thống quay làm trục chính và ống phun quay, phun nước trực tiếp vào bề mặt cần rửa của bát đĩa, làm ướt vàphân hủy thức ăn và dầu mỡ bám vào bát đĩa ….(5 giây).Một phút sau động cơ và van từ số 2 đóng điện bơm nước nóng vào rửa và tráng bát (40 giây).Trong thời gian này bát được phun nước 25 lần và được phun đều khắp cả hai mặt trong và ngoài …. nhờ hệ thống ống phun và trục phun nước được thiết kế, bốtrí thích hợp. Kết thúc giai đoạn này, máy sấy, quạt sấy được bật lên để sấy khô bát đĩa, mân, xong….. Thời gian sấy 15 – 16 phút. Đến phút thứ 32, máy tự động ngừng hoạt động, quá trình rửa, sấy khôbát đĩa đã hoàn thành.

Cỗ máy cơ bản đã khắc phục được những nhược điểm của một số loại máy rửa bát nhập khẩu hiện đang bán ngoài thị trường: máy chạy tự động hoàn toàn; máy rửa được nhiều chủng loại dụng cụ cần thiết dùng trong bữa ăn (bát, đĩa, xong, nồi, mâm, thìa, muôi, đũa….),tiết kiệm thời gian mỗi lần rửa, tiêu hao điện năng ít hơn: 1.300w.

Máy rửa bát RB-NTT có giá bán 5 triệu đồng/máy, rẻ hơn nhiều so với máy nhập ngoại của Mỹ, Đức… (=26%). TS Trần Duy Khanh- Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thái Bình lần III, cho rằng: Nếu được hỗ trợ để sản xuất và tiêu thụ rộng rãi, máy rửa bát RB-NTT sẽ giúp tiết kiệm được nhiều ngoại tệ khi nhập máy ngoại, đồng thời sẽ kích thích được tư duy sáng tạo của lớp thanh niên ham mê nghiên cứu khoa học như Ngọc…

Đến với Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thái Bình, Ngọc gửi theo 2 giải pháp dự thi ( Nghiên cứu, chế tạo máy rửa bát tự động RB-NTT và Chế tạo thiết bị báo động ngoại vi)trong tổng số rất nhiều ý tưởng của mình với hy vọng được chia sẻ niềm say mê khoa học với mọi người. Vinh dự đã đến khi sáng tạo của anh nhận được sự đồng tình của Hội đồng Giám khảo. Nhận giải Ba cho giải pháp “ Nghiên cứu, chế tạo máy rửa bát tự động RB-NTT”thiết nghĩ, đấy chỉ là thành công ban đầu của chàng trai thôn Lễ Thượng - xã Tự Tân – huyện Vũ Thư ham mê nghiên cứu, chế tạo này.

Hiện nay, Ngọc đang hoàn thiện hồ sơ để gửi dự thi tiếp 2 giải pháp: “ Chế tạo máy cắt, nắn sắt tự động” và “ Chế tạo máy phun thuốc trừ sâu siêu nhẹ”. Với những ý tưởng sáng tạo độc đáo và khát vọng chinh phục cuộc sống, Ngọc thật xứng là gương mặt tiêu biểu của lớp thanh niên dám nghĩ, dám làm trên “đất lúa” Thái Bình.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.