Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/10/2024 09:53 (GMT+7)

Mã số mã vạch trong kỷ nguyên mới

“Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm

Lời tựa

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết về Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là một cuộc cách mạng nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất và xác lập một phương thức sản xuất mới, hiện đại - "phương thức sản xuất số". Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Nhìn nhận hoạt động chuyển đổi số, gắn với bảo đảm an ninh, an toàn  thông tin trong kỷ nguyên mới theo quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bối cảnh hiện nay, hoạt động mã số mã vạch nói chung và của Hội Mã số Mã vạch nói riêng là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

1. Khái quát về mã số mã vạch

Mã vạch (Barcodes) là những ký kiệu (symbols) có thể quét và nhận dạng được bằng công nghệ Laser hoặc hình ảnh. Chúng được sử dụng để mã hóa thông tin như mã định danh (sản phẩm, lô hàng, địa điểm, v.v.) và các thuộc tính chính (số sê-ri, số lô, ngày, v.v.) theo tiêu chuẩn/cú pháp GS1 (GS1 syntaxes).

Mã vạch đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cho phép các bên như nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và theo dõi sản phẩm khi chúng di chuyển qua chuỗi cung ứng hay như trong bệnh viện tự động nhận dạng và theo dõi bệnh nhân…

GS1 sử dụng nhiều loại mã vạch khác nhau để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh khác nhau, thường được biết đến dưới 2 dạng thức đó là là Mã vạch tuyến tính hay còn gọi là Mã vạch 1 chiều gồm số và các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau (như: EAN/UPC, DataBar, 1D General distribution, EPC/RFID…), dạng thức thứ 2 là Mã vạch hai chiều (2D) (như QR Code, DataMatrix).

2. Vai trò của mã số mã vạch trong chuyển đổi số

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối thông qua việc tự động hóa việc theo dõi hàng hóa.
  • Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc: Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
  • Hỗ trợ phân tích dữ liệu: Mã số mã vạch cho phép thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tích xu hướng tiêu dùng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

50 năm trước, mã vạch GS1 đã được quét lần đầu tiên và kể từ đó, mỗi tiếng "bíp" giúp việc mua và bán sản phẩm trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Các nhà  bán  lẻ  và  nhà  sản  xuất  đã  hợp  tác  với  tổ chức GS1 toàn  cầu  về  tiêu  chuẩn  dữ  liệu để cùng nhau thay đổi cách chúng ta mua sắm và tạo ra mã vạch. Từ thời điểm đó trở đi, một lần quét đơn giản khi thanh toán đã kết nối một sản phẩm vật lý với các thông số kỹ thuật của nó - và thông tin có thể được chia sẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng và với người tiêu dùng. Trong năm thập kỷ, mỗi tiếng bíp của mã vạch - với các tiêu chuẩn GS1 đằng sau nó - đã tạo nên niềm tin cho mọi người trên khắp thế giới.

Chuyển đổi số đã mở ra những khả năng vô hạn cho doanh nghiệp, con người và hành tinh, Tương lai của chúng ta chưa bao giờ tươi sáng hơn. Mã vạch 2 chiều (phần lớn biết đến là Mã QR Code) do GS1 cung cấp đang biến đổi việc quét đơn giản, mở ra một cổng thông tin sản phẩm chuyên sâu. Từ máy quét trong cửa hàng hoặc thiết bị thông minh,

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Mã vạch 2 chiều do GS1 cung cấp sẽ tạo ra những cơ hội mới để cải thiện hoạt động kinh doanh, trải nghiệm của người tiêu dùng, sự an toàn và mang tính bền vững.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý đang yêu cầu nhiều thông tin sản phẩm hơn, chẳng hạn như hướng dẫn sử dụng, an toàn, thành phần, dinh dưỡng, chứng nhận, tái chế, v.v. - và nhu cầu liên tục về khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm được cải thiện thông qua chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro và cải thiện dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, mã vạch truyền thống đã phục vụ chúng ta rất tốt lại không có khả năng hỗ trợ những nhu cầu trong tương lai này.

Để  đáp  ứng  những  nhu  cầu  mới  này,  ngành  hàng  tiêu  dùng  sẽ  được  phục  vụ  tốt  nhất  bằng  cách  chuyển  sang  Mã  QR  theo  tiêu  chuẩn  GS1,  bởi đơn giản chúng  có  thể  lưu  trữ  lượng  lớn  thông  tin  sản  phẩm  và  dễ  dàng  truy  cập  qua  điện  thoại  thông  minh.  Điều  này  sẽ  mở  ra  một  loạt  các  khả  năng mới,  cung  cấp  tất  cả  thông  tin  mà  người  tiêu  dùng  cần  và  mong  muốn,  cải  thiện  khả  năng  truy  xuất  nguồn  gốc  và  thúc  đẩy  hiệu  quả  thông  qua  chuỗi  cung  ứng,  đồng  thời  còn  cho  phép  quét  khi  thanh  toán.  Để thành công một  lần  nữa các nhà  bán  lẻ  và  nhà  sản  xuất phải  cùng  nhau  áp  dụng  một  cách  tiếp  cận  thống  nhất,  đòi  hỏi  sự  thay  đổi  từ  cả  nhà  bán  lẻ  và  nhà  sản  xuất.  Sự  dịch chuyển đã thực sự bắt  đầu và được thể hiện thông qua dự án mang tên “ Sunrise  2027” với  các  dự  án  thí  điểm  tại  48  quốc  gia  trên  khắp  các  khu  vực  và  chiếm  88%  GDP  thế  giới có thể kể đến một số công ty tên tuổi như: Alibaba (Tập đoàn Taobao & Tmall), Tập đoàn AS Watson, Tập đoàn Barilla, Carrefour, 7- Eleven, Dr. Oetker, IGA, Tập đoàn JD.com (Jingdong), Lidl International, L'Oréal, Master Kong (Tingyi Holding Corp.), Tập đoàn Mengniu, Metro, Migros Ticaret AS, Mondelēz International, Nestlé, The Procter & Gamble Company, Savencia Fromage & Dairy, The JM Smucker Co., Tập đoàn Tsingtao Beer, Tập đoàn WH (Công ty phát triển Henan Shuanghui) và Tập đoàn Yili…

Như vậy có thể thấy các tập đoàn bán lẻ, tập đoàn công nghệ lớn, họ không chỉ thấy được nhu cầu của người tiêu dùng mà họ còn thấy được giá trị, tài sản thực thụ là “Dữ liệu”, là phân tích dữ liệu do đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan.

3. Kết nối với quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ ra rằng để thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo, trong đó dữ liệu trở thành tài nguyên quý giá.

Đồng chí đã nhận định và chỉ ra rằng chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - "phương thức sản xuất số", trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng, đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội.

Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới.

Muốn quá trình thực hiện toàn diện, đồng bộ thì người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp các cấp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời đòng chí chỉ ra 4 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện như:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.

Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích luỹ, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới.

Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động.

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới.

Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển.

Từ những mục tiêu, nội dung nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập đến nền kinh tế số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức thì Mã số mã vạch chính là một phần của hệ sinh thái dữ liệu kết nối và chia sẻ, đóng vai trò như cầu nối giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng và sản xuất. Bên cạnh đó, đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước cũng không quên nhắc nhở chúng ta cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi số cần gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá.

Từ những phân tích đã nêu, quan điểm cá nhân, thiết nghĩ trong hoạt động Mã số Mã vạch cần có những giải pháp đảm bảo An toàn và An ninh Thông tin, cụ thể

(1) Tăng cường Đào tạo và Nâng cao Nhận thức

  • Đào tạo công dân số: Cần trang bị kiến thức và kỹ năng cho người dân để họ có thể tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số. Việc này bao gồm cả việc nhận biết, sử dụng mã số mã vạch trong đời sống thường ngày, trong hoạt động thanh toán và quản lý. Nâng cao ý thức bảo vệ dữ liệu do mình được quản lý.
  • Đào tạo chuyên gia: Chuyên gia trong lĩnh vực mã số mã vạch và chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin cần trang bị kiến thức, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới liên quan đến mã số mã vạch cần hài hòa và hợp lý.

(2) Phát triển Hệ thống Pháp lý

  • Xây dựng hành lang pháp lý: Cần có các quy định rõ ràng về việc sử dụng mã số mã vạch nhằm đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • Quy định về bảo mật dữ liệu: Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin liên quan đến dữ liệu nói chung và dữ liệu mã số mã vạch nói riêng để ngăn chặn các rủi ro an ninh mạng.

(3) Ứng dụng Công nghệ Mới

  • Sử dụng AI và IoT: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) trong việc quản lý và theo dõi hàng hóa qua mã số mã vạch sẽ nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu sai sót.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việc áp dụng phương thức sản xuất số cùng với giải pháp đảm bảo an toàn thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động mã số mã vạch, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, vững vàng trong không gian mới, kỷ nguyên mới. 

tm-img-alt

Xem Thêm

Các tổ chức KH &CN chưa có chiến lược truyền thông bài bản
Thực tế cho thấy nội dung và chất lượng thông tin truyền thông của các tổ chức KH &CN (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) còn thiếu tính hấp dẫn, khó tiếp cận. Nhiều nội dung khoa học vẫn còn khô khan, thiếu sự sáng tạo và không phù hợp với trình độ tiếp nhận của công chúng…
Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Cập nhật công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi
Sáng ngày 22/11 tại Thái Nguyên đã diễn ra Hội thảo “Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi” đã đem đến những giải pháp thiết thực để áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi , góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng công nghệ AI trong xây dựng nội dung truyền thông
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở thành công cụ quan trọng trong ngành truyền thông. Mặc dù AI mang lại nhiều cơ hội mới, nhưng để tối ưu hóa hiệu quả và tránh các rủi ro tiềm ẩn, việc sử dụng AI trong sản xuất nội dung cần có sự giám sát chặt chẽ của con người.

Tin mới

Hội nghị Hội đồng Trung ương LHHVN lần thứ 9 (Khóa VIII): Kiện toàn nhân sự Đoàn Chủ tịch, Hội đồng trung ương
Sáng ngày 20/12, Phiên buổi sáng Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 9, khóa VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Trung ương và bầu bổ sung Ủy viên Đoàn Chủ tịch LHHVN khóa VIII.
Bình Định: Liên hiệp Hội hoàn thành tốt hoạt động năm 2024
Sáng 18/12, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 (mở rộng), khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025 dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, cùng với sự tham dự của các ủy viên Ban Chấp hành LHH khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025.
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý với công tác truyền thông, phổ biến kiến thức
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập năm 2013 hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài liên quan đến chính sách, pháp luật và quản lý, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến kiến thức.
Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Việc vinh danh và trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư của Việt Nam năm 2024 đã thể hiện được uy tín của chương trình và nhu cầu ngày càng cao của các kỹ sư trong lĩnh vực điện lực nói riêng, kỹ sư tại Việt Nam nói chung.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Yên: Kết quả sau một năm nhìn lại
Qua một năm hoạt động, Liên hiệp Hội Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ phản ánh sự cố gắng của Liên hiệp Hội Phú Yên trong việc phát triển khoa học và kỹ thuật, mà còn cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.