Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 20:49 (GMT+7)

Lương Thế Vinh, văn gia nổi tiếng thời Lê

Điều đáng tiếc là tác phẩm của Lương Thế Vinh để lại còn rất ít, hầu hết đã thất truyền. TrongHợp tuyển thơ văn Việt Nam(tập II, 1976) chỉ tuyển một bài của Lương Thế Vinh, họa bàiTư gia tướng sĩcủa vua Lê Thánh Tông làm khi đi ‘Tây chinh”..

CuốnHý phường phà lụccó đích thực là tác phẩm của Lương Thế Vinh không còn phải nghiên cứu kỹ hơn? Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá của người đương thời cũng như của các học giả đời sau đều hết lời ca ngợi Lương Thế Vinh.

Lê Quý Đôn xem Lương Thế Vinh là bậc “tài hoa danh vọng vượt bực”. Trần Tiên (cuối thế kỷ XVIII) viết trongĐăng khoa lục sưu giảng:“Vua Thánh Tông thấy Thế Vinh là người hay chữ, dùng làm chức Hàn lâm thị thư Chưởng viện. Tất cả giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, tự tay Thế Vinh soạn thảo. Người Trung Hoa phải chịu nước Nam có tay văn chương giỏi”.

Phan Huy Chú, trong nhân vật chí (Lịch triều hiến chương loại chí)có viết tiểu truyện Lương Thế Vinh với những dòng nói về văn tài của ông như: “Vua [Lê Thánh Tông] thích văn chương ông, mới cho ông luôn luôn gần mình, giúp về thư từ. Buổi đầu ông làm Trực học sĩ việnHàn lâm, rồi quyền Cấp sự trung Công khoa.

Trong đời Hồng Đức (1470- 1497), ông trải thăng Thị thư viện Hàn lâm. trông coi việc của viện, kiêm cả quán Sùng ván và Cục Tú lâm. Phàm việc công văn giấytờgiao thiệp với nước ngoài. ông đều vâng mệnh nghĩ soạn, tiếng sang đến Trung Quốc, người Minh khen là nước ta có người giỏi”.

Qua một số lời bình luận, đánh giá văn tài của Lương Thế Vinh vừa trích dẫn ở trên, chúng ta thấy Lương Thế Vinh trưóc hết là một nhà văn, một ngọn bút viết văn xuôi xuất sắc, mà sử trường là viết các thể tái biểu tấu, thư, trát, đặc biệt là văn thư... gửi sang Trung Quốc, tức là vân chương ngoại giao. Bên cạnh đó, Lương Thế Vinh còn giỏi viết thể ký khắc trên bia.

TheoĐại Việt sứ ký toàn thư, Kỷ nhà Lẽ, vào tháng 8 nàm Giáp Thìn (1484), vua Lê Thánh Tông cho rằng từ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thử 3 (1442) đời Lê Thái Tông cho tới khi ấy, chưa dựng bia đề tên Tiẽn sĩ các khoa, nên sai Thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo ghi rõ thứ tự tên các Tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, năm Đại Bảo thứ 3 (1442), khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa (còn đọc Đại Hòa) thứ 6 (1448) đời Lê Nhân Tông, khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), khoa BínhTuất năm thứ 7 (1466), khoa Kỷ Sửu năm thứ 10 (1469), khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), khoa Ất Mùi năm thứ 6 (1475), khoa Mậu Tuất năm thứ 9 (1478), khoa Tân Sửu năm thứ 12 (1481), đến nay (khoa Đinh Mùi, Hồng Đức thứ 18 (1487) khắcvào bia đá...

Vua Lê Thánh Tông sai Bộ Côngkhởi công tạc bia, các quan từHàn lâm viện Thừa chi Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông cốc học sĩ Đồ Nhuận. Hàn lâm viện thị độc Đông các hiệu thư Đào Cử, Đàm Ván Lề, Ngô Luân, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục Tư huân Nguyễn Đôn Hậu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Sùng văn quán Tú lâm cục Tư huấn Lương Thế Vinh. Đông các hiệu thư Lê Tuấn Ngạn, Hàn lâm viện thị độc kiêm Tú lâm cục Tư huấn Nguyễn Xuân Xác chianhau soạn văn ký...

Đối chiếu với 82 văn bia hiện còn dựng ờ nhà Thái học Quốc từ Hà Nội, chúng ta thây có 7tấm bia đề tên Tiến sĩ đỗ các khoa1442,1448,1463 (khoa Lương Thế Vinh đỗ), 1466. 1475, 1478, 1481 đều được viết cùng ngày 15 tháng 8 năm Hồng Đức thứ 15 (1484) do Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lể, Lê 'Tuấn Ngạn, Nguyễn Đôn Phục (Toàn thư ghi Nguyền Đôn Hậu), Nguyễn Xung Xác soạn. Riêng tấm bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức thứ 18 (1487) do Thân Nhân Trung soạn bài ký, viết ngày 15 tháng 8 năm Hồng Đức thứ 18 (1487).

Trong số tác giả 7 tấm văn bia kể trên không thấy tên Ngô Luân và Lương Thế Vinh.

Nhưng trong số 10 khoa thi tiến sĩ (tính từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1487) mà vua Lê Thánh Tông sai các từ thần chianhau viết bồi ký khắc vào bia (nhưĐại Việt sừ ký toàn thư liệt kê) thì có 2 tấm bia không thấy còntấm bia tại Văn miếu - .Quốc Tử giám Hà Nội, là Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469) và Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472).

Từ thống kê trongĐại Việt sử ký toàn thư,đối chiếu với 82 văn bia hiện còn tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội, chúng ta có thể đoán định chắc chắn được, văn bia do Lương Thê Vinh viết bài ký là 1 trong 2 tấm bia đã bị mất. Đó là điều thật đáng tiếc.

Xin trở lại vấn đề Lương Thế Vinh là nhà văn nổi tiếng viết các văn kiện bang giao với nhà Minh (Trung Quốc), ở đây cũng lại có sự đáng tiếc vì sử sách thì nói “Tất cả giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, tự tay Lương Thế Vinh soạn thảo”, song trong quốc sử không chép lại đầy đủ một văn kiện ngoại giao nào do Lương Thế Vinh viết. Thậm chí, ngày tháng, năm nào vua sai Lương Thế Vinh viết biểu tấu gửi sang nhà Minh cũng không chép.

TrongĐại Việt sử ký toàn thư; gần như chỉ có một lần nói về việc Lương Thế Vinh soạn biểu gửi sang Trung Quốc, đó là sự kiện tháng 12 năm Canh Tý (1480) đời Lê Thánh Tông. Nhưng cũng cùng sự kiện này,Khâm định Việt sử thông giám cương mụccó tham khảo thêm Minh sử và viết khá chi tiết:

“Tháng 11, mùa đông. Sai sứ sang nhà Minh.

Trước đây có xảy ra mấy việc như thế này:

-                     Nhà vua lấy cớ rằng nơi tiếp giáp biên cảnh thường bị bọn sơn man quấy rối, mới sai Hoàng Thế Cung sang châu Bằng Tường để do thám, bị viên Tri châuấylà Lý Quảng Ninh bắt giữ.

-                     Trần Ao, Tổng binh đồng triBắc Bình, lấy cớ rằng ruộng xứ BanĐộng ở xen vào đất châu Tư Lăng,mới sai liệt hiệu Đào Phu Hoán đem 600 quân, mở cửa ải Thông Quang, trồng tre gỗ làm giậu ngăn, để phân biệt giới hạn, bị La Truyền, thổ tù nhà Minh, đến đánh, đốt phá giậu tre gỗ đã trồng.

Lưu Doãn Trực, Trấn thủ Lạng Sơn, tâu nói: Người châu Tư Lăng nhà Minh kéo tràn sang địa giới châu Lộc Bình, cướp lấy súc vật của cải; viên quan coi giữ đất đai là Lê Đình Hoán không sao chống cự có những việc xảy ra ở trên, Lê Niệm và Lê Thọ Vực bàn rằng:' Bọn kia quen với cũ, lấn cướp dân biên giới đưa sang Tư Lăng, trách họ về việc không biết ngăn cấm nhân dân để vượt biên cảnh sang cướp bóc; một mặt làm công văn kể hết mọi tình trạng về việc cướp phá từ trước đến sau như thế nào, nhân tiện kỳ sứ thần nước ta sang sứ, sẽ đem công văn ấy trình quan Tổng đốc Lưỡng Quảng khám xét tra hòi.

Gặp lúc ấy nhà Minh có sắc văn đưa sang nước ta nói: Gần đây, được tin viên Trấn thủ Vân Nam nói, Quốc vương An Nam, không vì cớ gì mà tự tiện điều động binh mã đánh phá nước Lão Qua, rồi lại đánh nước Bát Bách Tức phụ; nếu trước kia vương có trót lầm lỗi như thế, thì nên rút quân ngay.

Nhà vua đem sắc văn ấy bảo với bầy tôi trong triều. Bọn Lê Thọ Vực cho là bây giờ nên dùng lời quyền biến tâu lại rằng: Vì nay trong nước tôi có ngưòi ở Đông Quan chạy trốn sang Lão Qua, cho nên tự sai binh linh đến biên cảnh đuổi bắt, không có liên can gì đến việc Lão Qua và Bát Bách cả.

Nhà vua bèn sai Hàn lâm thị thư Lương Thế Vinh nghĩ soạn biểu ván phúc tấu và đem việc La Truyền đốt phá giậu rào bằng tre gỗ; việc Lý Quảng Ninh bắt phái viên của triều đình nước ta nói hết vào trong tờ tư, rồi sai bọn Nguyễn Văn Chất; Doãn Hoành Tấu và Vũ Duy Giao sung làm chánh phó sứ đệ lề cống nạp hàng năm; khi đi, đem theo cả biểu văn phúc tấu để tùy từng khoản mà ứng đốì” (2).

Như vậy, vào năm 1480, ngoài tờ biểu nộp cống theo định kỳ, Lương Thế Vinh còn viết biểu ván giải đáp về những rắc rối xảy ravùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc củng như việc trả lời nhà Minh chuyện đánh Lão Qua.

Tờ biểu văn triều cống Lương Thế Vinh viết gửi lên vua Minh do sứ bộ Nguyền Ván Chất mang sang được Phan Huy Chú sao chép trong Bang giao chí, nhưng nội dung chỉ là những từ xã giao công thức.

Riêng lời lẽ trong tờ tâu trà lòi nhà Minh về việc Lô Thánh Tông chinh phạt Lão Qua thì vừa khôn khéo, vừa cứng rắn.

Theo Đại Việt sử ký toàn thưvào tháng 8 năm 1480, phía Việt Nam nhận được tờ sắc dụ của triều Minh gửi sang nói ràng: “Gần đây được các quan trấn thủ tổngbinh Ván Nam tâu rằng quốc vương An Nam vô cớ điều động binh mã đánh giếtđịa phương Lảo Qua, tới nay vẫn chưa lui quân, lại mưốn đánh nước Bát Bách Tức phu (3). Vậy báo cho quốc vương biết, nếu có phạm lỗi nói trên, nên gấp lui quân. Nếu không thì Quốc vương trả lời ta biết ngay, để triều đình truy xét kẻ báo cáo bậy, theo luật trị tội”.

Tờ sắc dụ của vua Minh được đem ra phân tích, bàn bạc tại triều đình nhà Lê và sau đó phía Việt Nam đã cử sứ thần Nguyễn Ván Chất mang tờ tâu trả lời triều Minh do Lương Thế Vinh thảo, nội dung đại thể như sau: “Vì có 13 ngườiĐông Quan (tức Hà Nội) trốn sang biên giói nước Lão Qua nên sai bọn Nguyễn Bảo tới địa giới để đòi lại, chỉ bắt được xe buôn bán chờ về, không liên can gì đến việc đánh Lão Qua và việc muốn đánh nước Bát Bách Tức phụ. Điều ấy là nói bịa”.

        Như đã nóitrên, trong thời gian làm quanHàn lâm viện, Lương Thế Vinh đã soạn thảo nhiều áng văn bang giao lời lẽ khôn khéo, sắc sảo, rất nổi tiếng, song đáng tiếc là di văn của ông bị thất truyền từ lâu. Tuy nhiên, những gì còn lại dù rất ít ỏi và không trọn vẹn nhưng ở đó vẫn lấp lánh một ngọn bút của văn gia Lương Thế Vinh tài năng vượt trội, được đời sau đánh giá rất cao.

CHÚ THÍCH:

1.                  Một danh từ để gọi các viên chức vào hàng vỏ tướng.

2.                  Quốc sử quán triều Nguyễn,Khâm định Việt sử thông giám cương mụcBản dịch của Viện Sử học, tập I.

Bát Bách Tức phụ: theo chú thích củaViệt sử thông giấm cương mụcthì nước này sau bị mất vào Miến.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.