Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 18/06/2009 15:12 (GMT+7)

Lê Thanh Bình với việc chế tạo máy gieo lạc

Tốt nghiệp trường Công nhân kỹ thuật cơ khí Vinh, anh về làm việc ở Cty ôtô số 8, Cty ôtô 1/5, rồi sang Tiệp Khắc làm công nhân theo diện xuất khẩu lao động 5 năm. Năm 1992, nghỉ mất sức, anh về mở xưởng cơ khí nhỏ để mưu sinh tại 181 Tôn Thất Thuyết, thị xã Đông Hà (Quảng Trị).

Sau nửa đời người bôn ba, anh trở về lại quê nhà vẫn thấy hình ảnh những người nông dân còng lưng cày, bừa, gieo hạt. Anh trăn trở với ý nghĩ làm gì để bà con trồng lạc quê mình đỡ phải vất vả trước sự thúc bách của thời vụ mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn làm đất, gieo giống ngặt nghèo. Sẵn có nghề và am hiểu sâu về cơ khí, anh nghĩ cách biến ước mơ san sẻ vất vả với bà con của mình thành sự thật.

Người làng thấy Bình chăm về quê hơn, gặp các lão nông tri điền, hỏi tường tận cách thức làm đất, gieo lạc, rồi ghi chép chu đáo, tính toán cẩn thận.

Có những đêm không ngủ, anh đã chong đèn gạch gạch, xóa xóa, huy động hết mọi kinh nghiệm trong nghề bao năm tích lũy, đánh vật với bản thiết kế. Chiếc máy gieo lạc đã hình thành trên giấy. Khâu thiết kế hoàn thành, anh ngồi lỳ trong xưởng, miệt mài dựng thành sản phẩm.

Bao khó khăn về vốn đầu tư, tài chính, vật liệu... cũng dần được khắc phục. Chiếc máy gieo lạc ra đời đúng như tâm nguyện làm anh phấn chấn. Buổi thử nghiệm đầu tiên ngay tại mảnh đất trước sân nhà anh, máy chạy êm ro, các thông số kỹ thuật bảo đảm.

Chiếc máy gieo hạt do anh Bình chế tạo hoạt động nhờ sức người kéo hoặc đẩy. Khi chuyển động máy có thể gieo từ 2 hàng trở lên tùy theo từng kiểu máy. Máy chuyển động dựa theo nguyên lý biến chuyển động quay của bánh xe chính thông qua trục chính dẫn đến bộ phận chia hạt.

Máy thao tác kéo đẩy theo lối ba trong một (vừa cày luống, thả hạt và san lấp). Độ sâu của hạt có thể điều chỉnh chính xác theo ý muốn. Sử dụng máy còn tạo được gờ đất dự trữ hai bên luống để cho cây đẻ nhánh và đâm nụ, góp phần tăng năng suất khi thu hoạch.

Máy gieo hạt thao tác trên mọi địa hình, phạm vi gieo hạt rộng, trong mọi điều kiện thời tiết có thể gieo hạt được và gieo sát được bờ từ 20 đến 25 cm, tận dụng tốt diện tích đất thừa. Một đặc điểm nữa là dùng máy, chỉ cần 1 hoặc 2 lao động, năng suất đạt 1 ha/8 giờ so với 5 lao động và sức kéo như gieo hạt theo lối thủ công hiện nay.

Máy có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng 21 kg. Anh Bình cho biết nếu đưa vào sản xuất đại trà, máy sẽ có giá thành hạ, phù hợp với túi tiền của nông dân.

Những ngày này, Lê Thanh Bình anh đang gấp rút làm thủ tục để cho ra đời chiếc máy gieo lạc của mình và đem máy dự triển lãm máy nông cụ tại Đà Nẵng.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.