Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/07/2009 16:14 (GMT+7)

Làm phân hữu cơ cùng máy xay phế phẩm nông nghiệp

Tuy không phải là thợ cơ khí, cũng chẳng qua trường lớp chuyên nghiệp nào, nhưng với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, anh Phúc đã nảy ra ý định chế tạo một loại máy để tận dụng hết các phế phẩm nông nghiệp. Qua hơn 2 năm bỏ công sức, tiền của để tìm hiểu, cuối cùng chiếc máy xay phế phẩm nông nghiệp của anh Phúc cũng ra đời. Theo anh, với 2 bộ phận chính là mô-tơ và cối xay, chiếc máy này có chức năng chính là nghiền nhỏ, trộn đều các loại phế phẩm và một số phụ liệu nông nghiệp để làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, đơn giản trong khâu vận hành, bộ phận cối xay được anh Phúc thiết kế 3 tầng, mỗi tầng có một chức năng khác nhau và có thể tháo rời, thuận tiện cho việc sửa chữa hoặc thay mới. Anh Phúc cho biết thêm: “Tầng thứ nhất có chức năng phay, tức là cắt phế phẩm nhỏ ra; tầng thứ hai nghiền nhỏ thêm một lần nữa; qua tầng thứ ba sẽ nghiền mịn thêm để cây trồng dễ hấp thụ. Khi đã qua 3 tầng như thế, phế phẩm nông nghiệp sẽ được nghiền nhỏ nên rất dễ sử dụng”.

Chiếc máy được thiết kế khá gọn và đơn giản, bà con nông dân không chỉ tận dụng hết nguồn phế phẩm nông nghiệp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn có thể tạo ra các loại phân hữu cơ vi sinh đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Với công suất tối đa 10m3 phân thành phẩm/giờ, chiếc máy có thể giúp nông dân giảm đáng kể chi phí đầu tư phân bón. Nếu như trước đây, anh Phúc muốn mua 1 tấn phân bón phải tốn khoảng 1 triệu đồng, thì nay chỉ cần 200.000-300.000 đồng, kết hợp tận dụng một số loại phế phẩm nông nghiệp và tiền mua men vi sinh, phân dê hoặc phân bò... là đã có từng ấy phân bón cho gần 1ha rau-hoa của gia đình.

Do tận dụng nhiều bộ phận của các loại xe lớn, nên giá thành của chiếc máy xay phế phẩm nông nghiệp do anh Phúc sáng chế chỉ trên 30 triệu đồng. Vừa qua anh Phúc còn sáng chế thêm băng chuyền tự động, với hệ thống gầu múc giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng của máy.

Ứớc tính, mỗi năm vùng chuyên canh rau hoa của TP. Đà Lạt thải ra 300 - 400 tấn phế phẩm nông nghiệp. Nếu được tận dụng một cách hiệu quả, thì hàng trăm tấn phế phẩm nói trên sẽ giúp nông dân giảm đáng kể chi phí phân bón. Quan trọng hơn là khi sử dụng các loại phân hữu cơ trong một thời gian dài sẽ hạn chế tình trạng đất bị bạc màu, chai cứng. Và máy xay phế phẩm nông nghiệp chính là một trong những phương tiện giúp nông dân thực hiện mục tiêu đó.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.