Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/08/2009 19:21 (GMT+7)

Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà

Vật liệu(Chuẩn bị cho lò ấp khoảng 100 trứng).

1 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ nhiệt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy. 1 tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng; 1 bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng, gọi là đệm trứng; 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng; 1 nhiệt kế để ở khay trứng và mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng; bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm.

Cách làm

Khoét 3 lỗ ở đáy thùng cách đều nhau, cho 3 bóng đèn vào bên trong (đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).

Chọn trứng đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt. Đốt 3 đèn dầu lên. Xem nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ 37,5 – 38 độ C (vịt 38,5 – 39 độ C) rồi vặn nhỏ đèn sao cho trong quá trình ấp giữ được nhiệt độ. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa đạt mức cần thiết, sau đó mở hé cho thoáng.

Vài ngày phun nước một lần (làm sao đạt độ ẩm khoảng 80%). Khi đảo, nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng một ký hiệu. Mỗi ngày đảo 6 - 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần, chỉ cần 3 - 4 lần/ngày. Khi đảo vị trí các mặt của trứng cũng phải đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng. Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những quả không có phôi. Có thể cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.Với gà, ấp 19 - 20 ngày trứng sẽ nở, vịt 28 ngày, ngan 40 ngày.

Ấp trứng gà thủ công.
Ấp trứng gà thủ công.
Chăm sóc, nuôi dưỡng gà con không có mẹ

Sau khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà tiêu hết lòng đỏ. Tuy nhiên, cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy nước sạch úp ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần.

Nhiệt độ: Lúc gà ra khỏi lồng ấp vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tuần đầu 35 độ C, sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng úm diện tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3 lưới 1,5cm, bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40W. Tuần đầu dùng đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi mưa, gió rét, bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm. Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn.

Thức ăn: Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, vừng. Bổ sung một ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ, đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối... Từ tuần 2 cho ăn thêm rau xanh như rau muống, cải bắp... xắt nhỏ.

Quy trình phòng bệnh:

Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày đầu tiên: Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa với một lít nước.

Tiêm vắc -xin

Gà 5 ngày tuổi: Dùng vắcxin Laxota nhỏ mắt mũi.

Gà 10 - 12 ngày: Chủng đậu và Gumboro nhỏ mắt mũi.

Gà 21 ngày: Dùng Laxota lần 2.

35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vắc -xin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống. Có thể bổ sung vitamin, vitason, liều 2g/lít nước.

Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn.

Phòng bệnh cầu trùng: Khi có triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên (phân tiêu chảy, có máu trong phân) dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc Rigecoccin 1 gói /lít nước. Dùng thuốc 5 - 6 ngày.

Phòng bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt, dùng vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte. Liều lượng: 100g vitamin C, 0,5kg đường Glucoza và 2 gói Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 - 5 ngày.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.