Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/12/2006 23:05 (GMT+7)

Kỹ thuật ươm cá mùi (hương) giống (Helostoma Temminckii)

I. Một vài đặc điểm sinh học cá hường:

Là loài cá nhập nội, có nguồn gốc Indonesia , cá sống được ở mọi loại hình thủy vực, do có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống ở môi trường nước khắc nghiệt, nhiễm bẩn thiếu oxy vì thở được trực tiếp khí trời.

Về sinh trưởng: Trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 25-30 0C, sau một năm tuổi, cá đạt 100g-150g/con.

Cá nuôi cùng lúc tuổi thì cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái.

pH thích hợp cho cá phát triển 6,5-8,0 có thể sống ở môi trường pH thấp hơn nhưng phát triển chậm.

Môi trường nước để cá sinh sống thuận lợi và phát triển nhanh là nơi nước giàu chất hữu cơ như rong, cỏ cây thối rữa, phân gia súc gia cầm chảy trực tiếp xuống ao.

Về dinh dưỡng: Cá thiên ăn mùn bã hữu cơ như thực vật thủy sinh phân rã.

II. Kỹ thuật ương nuôi cá hường :

1. Điều kiện ao ương:

Nguồn nước: Phải dồi dào, có điều kiện cấp thoát nước cho ao khi cần thiết. Ao không bị khô cạn hoặc ngập úng. Nước phải có chất lượng tốt không bị phèn (pH = 7 là tốt nhất, không nên sử dụng ao có pH < 6). Nước không bị nhiễm bẩn, không bị nhiễm độc (chủ yếu độc do thuốc trừ sâu).

Diện tích: Tuỳ thuộc qui mô sản xuất, điều kiện sẵn có và khả năng của từng gia đình. Có thể tận dụng các kênh mương sẵn có để ương cá. Tuy nhiên không nên sử dụng những kênh mương quá dài để tiện cho việc chăm sóc quản lý. Nếu kênh quá dài thì có thể chặn ngăn thành từng đoạn ngắn.

Với phạm vi gia đình và tùy tình hình hiện nay ở khu vực, ao ương cá hường nếu có diện tích vài trăm m 2là thích hợp. Tuỳ theo yêu cầu lượng cá giống thả mà có thể có ít hay nhiều ao.

Độ sâu ao: Độ sâu dùng ương nuôi cá hường có thể biến động, nhưng để tiện cho chăm sóc quản lý và hoạt động của cá con, ao có độ sâu 0,8 - 1m là hợp nhất.

Chất đáy: Không sử dụng ao đất phèn để ương cá. Đáy ao là bùn hoặc bùn pha cát là tốt nhất.

Độ dày bùn đáy ao thích hợp cho cá hường là 20 - 25 cm, không nên dùng ao có đáy quá trơ, ít bùn (thường là ao mới đào) hoặc ao có đáy bùn quá dày (thường là ao lâu ngày không sên vét).

Trường hợp dùng ao có đáy bùn dày thì trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, sên vét bớt bùn đáy, chỉ để lại 20-25cm.

Điều kiện chiếu sáng: Ao ương cá con cần đủ ánh sáng mặt trời. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả ương nuôi sẽ thấp, ít khi thành công. Vì vậy không nên để bóng cây che trên mặt ao.

Mặt nước ao cần thoáng, cần loại bỏ hết rong, cỏ nước, bèo ở trên mặt ao.

2. Chuẩn bị ao trước khi thả cá ương:

Tát cạn ao.

Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 10kg/100m 2.

Tu sửa bờ, chống ngập úng, chống rò rỉ, chống mất nước, chống cá khác (đặc biệt là cá lóc) vào ao.

Phơi đáy ao: Nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày thì tốt nhất. Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu.

Bón phân: Có thể dùng phân gà, phân heo hoặc phân xanh (các loại lá xanh, tốt nhất là lá điên điển) bón lót cho ao từ 15-20kg/100m 2ao.

Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh cá khác, tép vào ao. Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8-1m.

Diệt trừ dịch hại trước khi thả cá: có nhiều loại dịch hại đối với cá. Nhưng thường quan tâm để diệt nhất là trứng ếch nhái và bọ gạo. Để diệt trứng ếch nhái cần rào lưới xung quanh bờ ao. Để diệt bọ gạo, sử dụng dầu lửa 1 lít/1.000m 2ao, dầu lửa được rải xuống đầu ao, phía đầu gió cho lan tràn khắp ao. Sau khi thả dầu lửa xuống một ngày thì có thể thả cá bột.

3. Thả cá bột xuống ao:

Tuổi thả cá nuôi: sau khi cá nở được 2-3 ngày (tức là khi thấy cá bơi lội nhanh nhẹn) thì đem thả xuống ao. Tính từ lúc chích cho cá đẻ thì khoảng 4 ngày sau khi chích. Vấn đề liên quan chặt chẽ đến thời gian chuẩn bị ao.

Thời gian thả cá: Thích hợp nhất là từ 8-9 giờ sáng và những lúc trời không có mưa lớn. Tránh thả cá vào những khi nhiệt độ nước quá cao.

Mật độ thả: 400-500 con/m 2là thích hợp.

4. Cho ăn chăm sóc:

Sau khi bón phân lần đầu tiên (bón lót) lúc ao còn cạn nước, thì sau một tuần lấy nước vào ao, cần bón thêm một lần phân. Lần thứ 2 này chỉ bón 10kg/100m 2tức là chỉ 1/2 lần đầu.

Cho ăn: sau khi thả cá bột xuống ao, tiến hành cho ăn ngay.

+ Trong tuần lễ đầu tiên: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 2 lòng đỏ trứng gà (vịt) luộc + 1 kg bột đậu nành/1.000m 2.

+ Tuần lễ thứ 2: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 1 kg cám mịn + 0,5 kg bột cá/1.000 m 2ao.

+ Tuần lễ thứ 3: Tuỳ theo mức độ ăn của cá mà tăng thêm lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý cá: Thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, kịp thời phát hiện bệnh dịch hại (ếch, nhái, rắn...) để diệt trừ. Đồng thời quan sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có thiếu oxy hay không...) để kịp thời xử lý.

Giảm mật độ cá: Sau khi ương cá hường khoảng 1 tháng, cá đã lớn không còn đủ sức chứa lượng cá con. Cần phải san thưa sang ao khác để giảm mật độ. Thông thường từ một ao ban đầu cần thêm 1 ao nữa để đưa cá hương qua. Có như vậy thì cá mới tiếp tục lớn khỏe và mạnh. Ao thứ 2 dùng để đưa cá qua, cũng cần được chuẩn bị như ao đầu tiên để thả cá bột (tát cạn, bón vôi...)

5. Thu hoạch vận chuyển:

Thay bớt 1/3 - 1/2 nước cũ trong ao.

Luyện cá hàng ngày 1 tuần trước khi kéo.

Có thể vận chuyển bằng thùng vì cá thở được khí trời.

Phải dèo cá ít nhất 1 ngày cho cá thải hết phân và quen dần điều kiện sống chật hẹp.

Thời gian kéo lưới: lúc trời mát nước không nóng (từ 8 - 10 giờ sáng)./.

Nguồn: Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long, số 31, 04/2004

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.