Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 07/07/2014 20:26 (GMT+7)

Kỹ thuật trông và chăm sóc rừng bằng cây mỡ

  Thường gặp cây Mỡ trong rừng thứ sinh ở Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quan, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mỡ là loài cây lá rộng thường xanh. Cây Mỡ thường sống với các loài giổi, giẻ, trâm, ngát, gội. Cây Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Gỗ Mỡ trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng ở độ ẩm 15% là 0,48. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt và mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng. Thường gỗ Mỡ được dùng vào nhiều công việc: Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế, giường, tủ, công nghệ dán lạng, bút chì. Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm, đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng Tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, tượng Phật, ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài và làm tranh sơn mài. Hiện tại hơn 80% diện tích rừng trồng của tỉnh Phú Thọ là trồng các loại Keo, tuy nhiên một số nơi như vùng Tam Cửu của huyện Thanh Sơn, xã Thu Cúc và Kim Thượng – huyện Tân Sơn và một số xã của huyện Yên Lập có điều kiện đất đai, khí hậu không thích hợp cho cây Keo phát triển, tại đây cây Mỡ được trồng nhiều và đem lại giá trị kinh tế cao hơn và dễ bán hơn gỗ Keo.

1.Điều kiện khí hậu đất đai vùng trồng cây Mỡ

a) Khí hậu:

Vùng trồng Mỡ phải đạt các điều kiện: Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0C đến dưới 24 0C; lượng mưa trong năm trên 1.600mm.

b) Đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, phong hóa trên phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, phún suất chua, sa phấn thạch, lượng mùn từ trung bình trở lên (trên 2%); tầng đất sâu từ 60 cm trở lên, xốp ẩm. (Không trồng Mỡ trên đất có thực bì: Cỏ tranh, đồi trọc, đất có cây bụi thấp, nứa tép mọc cằn cỗi).

2. Kỹ thuật trồng rừng cây Mỡ

a) Mật độ trồng: 2.500 cây/ha (cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2 m).

b) Thời vụ trồng: Trồng vụ Xuân  - Hè: Từ tháng 2 đến tháng 6, trồng vào những ngày mưa kéo dài trời râm mát, đất đủ ẩm, không có gió to.

c) Nguồn giống, tiêu chuẩn cây giống:

- Nguồn giống: Hạt giống Mỡ đem gieo ươm, phải được lấy từ các nguồn giống là rừng chuyển hóa hoặc từ các cây mẹ được công nhận.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây giống được ươm trồng trong bầu nilon Polyetylen có kích thước: Chiều cao = 11cm, đường kính = 5 cm; ươm trong vườn ươm từ 4 tháng đến 6 tháng; chiều cao cây từ 30 cm đến 50 cm, đường kính gốc 3 mm đến 5 mm, có từ 5-6 lá, khỏe mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.

d) Xử lý thực bì: Phát trắng, dọn sạch thực bì trên toàn bộ diện tích (dọn thực bì xếp theo đường mức) trước khi cuốc hố.

đ) Làm đất: Làm đất cục bộ bằng phương pháp cuốc hố; hố cuốc có kích thước: Rộng 30 cm, dài 30 cm, sâu 30 cm; bố trí hố cuốc giữa các hàng theo kiểu nanh sấu. Lấp hố: Phải lấp đất trước khi trồng từ 8 đến 10 ngày. Khi lấp hố gạt lớp đất mặt nhiều mùn đã đập nhỏ, nhặt hết rễ cây, đá lẫn lấp đầy miệng hố theo hình mâm xôi (lấp đất cao hơn miệng hố 2 cm đến 3cm).

e) Kỹ thuật trồng cây: Moi một lỗ ở giữa hố sâu 15 cm, rộng đủ đặt vừa bầu cây, xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn mặt hố từ 1,5 đến 2 cm; lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá, cỏ dại) cao đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu (tránh làm vỡ bầu); tiếp tục lấp đất tới đường kính cổ rễ, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 1,5 cm đến 2 cm cho kín cổ rể.

3. Chăm sóc rừng trồng

a) Năm thứ nhất: Sau khi trồng được 1 – 1,5 tháng, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo, cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

+ Rẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 0,8 m.

+ Trồng dặm lại những cây bị chết, gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi.

Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

b) Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần.

- Chăm sóc lần 1: Vào tháng 3-4, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

+ Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 0,8 m.

-Chăm sóc lần 2: Vào tháng 6-7, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

-Chăm sóc lần 3: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc :

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

c) Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần.

- Chăm sóc lần 1: Vào tháng 5-6, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

 - Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

d) Năm thứ tư: Chăm sóc 1 lần vào tháng 4-5, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

4. Tỉa thưa rừng

a) Điều kiện rừng Mỡ đưa vào tỉa thưa:

- Rừng Mỡ kinh doanh gỗ giấy: Tỉa thưa 2 lần:

+ Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 1.250 cây/ha.

+ Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 838 cây/ha.

-Rừng Mỡ kinh doanh gỗ lớn: Tỉa thưa 3 lần:

+ Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 1.250 cây/ha.

+ Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 625 cây/ha.

+ Lần 3: Khi rừng ở tuổi 13 đến 15 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 400 cây/ha.

b) Mùa tỉa thưa:

Mùa tỉa thưa tốt nhất vào mùa khô hanh. Nhưng tùy điều kiện rừng, hoàn cảnh khí hậu, địa hình và đặc điểm tổ chức sản xuất mà mùa tỉa thưa được mở rộng sang các tháng khác, trừ tháng mưa nhiều.

5. Bảo vệ rừng

Áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (không để người, gia súc phá hại), làm đường ranh cản lửa, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.