Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 12/04/2006 15:09 (GMT+7)

Kỹ thuật trồng rừng nguyên liệu giấy bằng giống keo lai

Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống keo lai hom khi xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn sau: Giâm trong bầu polyetylen; đường kính bầu (D) = 7cm, chiều cao bầu (H) = 12cm. Chiều cao cây từ 35cm trở lên, đường kính cổ rễ từ 0,4cm trở lên; không bị sâu bệnh, cụt ngọn.

Thời vụ trồng rừng

Tập trung trồng vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 5), trồng khi đất đủ ẩm.

Kỹ thuật trồng rừng

- Mật độ trồng: 4.444 cây/ha (160 cây/sào – 360m 2), khoảng cách: hàng cách hàng 1,5m, cây cách cây 1,5m.

- Xử lý thực bì: phát thực bì trên toàn bộ diện tích, dọn sống thực bì (xếp dây leo, cây bụi nhỏ thành hàng theo đường vành nón quanh đồi).

- Làm đất: + Cuốc hố có kích thước: 40x40x40 cm; hố cuốc cùng hàng theo đường vành nón quanh đồi, bố trí hố theo hình vuông kiểu mắt sàng.

+ Bón lót: bón lót phần NPK trước khi trồng từ 8 đến 10 ngày, kết hợp lấp hố; mỗi hố bón 0,3 kg (phân được trộn đều với 1/2 lượng đất lấp ở phía đáy hố).

+ Lấp hố: Gạt lớp đất màu đã nhặt sách rễ cây, cỏ lấy đầy miệng hố.

- Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc đào 1 lỗ ở giữa hố rộng 15-20cm, sâu 12cm, dùng lưỡi dao lam (lưỡi dao cạo râu) rạch nhẹ vỏ bầu polyetylen, không được làm vỡ bầu bằng đất tơi xốp, dày 1,5-2cm cho kín cỗ rễ.

Chăm sóc rừng trồng: ( 2 năm, 3 lần)

Năm thứ nhất: chăm sóc 2 lần.

- Chăm sóc lần 1 (sau khi trồng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng), thực hiện các công việc:

+ Phát quang thực bì, phát dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ hoặc bị đất vùi (nếu có).

+ Rẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6-0,8m.

- Chăm sóc lần 2 (sau khi chăm sóc lần một 2 tháng), thực hiện các công việc sau:

+ Phát quang thực bì, phát dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ (nếu có).

+ Rẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6-0,8m.

Năm thứ 2: chăm sóc 1 lần (vào tháng 3 hoặc 4), thực hiện các công việc:

+ Phát quang thực bì, dùng dao tỉa những cành ở phía dưới gốc cây đã giao tán, gỡ dây cuốn cây, chống cây bị đổ (nếu có).

+ Rẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6-0,8m, kết hợp bón thúc phân NPK (dùng cuốc đào một rạch theo hình vành khuyên 80x10x10 đến 12 cm, cách gốc keo 75 cm về phía trên dốc; rắc đều 0,2 kg phân NPK xuống rạch và lấp kín đất.

Bảo vệ rừng

- Thường xuyên kiểm tra rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp phá hại rừng; làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại keo lai thường gặp sau đây:

+ Sâu đo nâu: Thường xuất hiện gây hại mạnh đối với cây keo lai từ tháng 8 đến tháng 10. Sâu ăn lá keo lai vào ban đêm, gần sáng bò xuống ẩn nấp xung quanh gốc cây. Diệt trừ sâu đo nâu bằng các biện pháp sau:

Diệt trừ thủ công: Trực tiếp bắt giết sâu, nhộng.

Diệt trừ bằng thuốc hoá học: Dùng thuốc Sumithion 40EC hoặc thuốc Padan 95 SP để diệt trừ sâu đo nâu như sau:

Pha 20-25 cc thuốc Sumithion 40 EC với 10 lít nước sạch hoặc pha 15g thuốc Padan 95 SP với 10 lít nước sạch, phun ướt toàn bộ thực bì, thảm khô xung quanh gốc theo chiều rộng tán lá, thân cây keo lai (đoạn từ mặt đất lên 0,5m), phun vào buổi chiều khi trời râm mát. Khi cây keo lai dưới 1 tuổi, phun ướt toàn bộ lá, thân, cành cây để diệt trừ sâu đo nâu.

+ Bọ dừa:thường ăn hại lá non, lá bánh tẻ cây keo lai dưới 2 năm tuổi vào ban đêm, ban ngày bọ dừa ẩn nấp dưới đất xung quanh gốc cây.

Biện pháp phòng trừ: pha 1 g thuốc Rengent 800 WG với 12 lít nước sạch hoặc pha 20-30g thuốc Padan 95 SP với 12 lít nước sạch, phun thuốc ướt toàn bộ cây keo lai vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Mối: thường xuất hiện gây hại cây keo lại mới trồng vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc Confidor: pha 12 - 15cc thuốc Confidor 100 SL với 10 lít nước sạch, phun trực tiếp vào đất xung quanh gốc cây keo lai vào buổi chiều khi trời râm mát.

Nguồn: Kinh tế V.A.C, số 9, 10, 2004, tr 9-10, 11-12

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.