Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/02/2011 18:23 (GMT+7)

Khắc tinh giặc lửa

Anh tên thật là Lý Nhơn Thành, 44 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM, nhưng người dân nơi anh sống thường quen gọi với cái tên chú "Chì".

Lúc anh còn tuổi học trò, mặc quần xà lỏn đá banh ngoài đường Hàm Nghi, phát hiện đuôi xe buýt bị cháy dữ dội nhưng tài xế, hành khách trên xe không hề hay biết. Thành cố chạy theo la lớn báo cháy nhưng chiếc xe buýt vẫn cứ lao đi vù vù. Thành chạy vào trụ sở công an phường gần đó cầu cứu. Chú trưởng phường chạy ra rút súng bắn chỉ thiên mấy phát, lúc đó tài xế mới  chịu dừng lại. Thành chạy vào cây xăng gần đó chụp bình chữa cháy xông vào dập lửa. Lần đó, báo chí đã ca ngợi, chính quyền địa phương khen thưởng cậu học trò chữa cháy dũng cảm.

Đèn pha PCCC do anh tự chế

Anh nhớ lúc ITC xảy ra hỏa hoạn, vợ anh bán đồng hồ tại đây đã gọi điện thoại cho anh chạy ra khiêng đồ đạc. Vừa đến hiệntrường, anh đưa vợ ra ngoài an toàn, rồi xông vào biển lửa hướng dẫn, cứu hơn 200 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Cứu người xong, anh mới nhớ đến chuyện khiêng đồ đạc nhưng khi quay lại cửa hàngcủa vợ đã cháy thành tro...

Khi chúng tôi tới nhà anh thăm, anh lấy từ trang thờ xuống một quả cầu màu đỏ. Thoạt đầu nhìn, chúng tôi cứ tưởng quả địa cầu được sơn màu khá trẻ trung, nhưng không ngờ đó là quả cầu chữa cháy. "Đây cũng là ý tưởng của tôi được một người bạn thân ở Thái Lan sản xuất. Quả cầu lửa này chứa chất chữa cháy. Người dân có thể mua để trong nhà, nếu đám cháy xảy ra ở bếp có gas thì bạn có thể đứng ở xa ném vào. Nhiệt độ sẽ làm quả cầu lửa phun chất chữa cháy ra dập tắt lửa. Bạn tôi cho mấy chục quả cầu lửa, tôi đặt ở bếp, ở trang thờ… Nếu nhà đi vắng xảy ra cháy, quả cầu lửa có thể giúp chữa cháy", anh tỏ ra hồ hởi khi chia sẻ kinh nghiệm.

Ý tưởng chế tạo qủa cầu lửa, súng bắn chất chữa cháy dập lửa đã trở thành hiện thực

Cách đây 1 năm, anh được chính quyền địa phương bầu làm Phó ban thường trực Ban bảo vệ dân phòng (BVDP) phường Nguyễn TháiBình, Q.1. Ban có 26 người. Để thực hiện hoài bão và thỏa mãn niềm đam mê, anh tự bỏ tiền túi ra mua máy phát điện, mặt nạ chống khói, đôi ủng, kềm cộng lực; rồi cặm cụi chế từng bao tay, bóng đènpha, dây cứu hộ cứu nạn… trang bị cho anh em BVDP kiêm thêm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu hộ cứu nạn. Lực lượng PCCC - BVDP của anh đã tham gia nhiều vụ cháy lớn nhỏ, gần đây nhất làtham gia chữa cháy cứu người tại nhà hàng ở Q.1. 

Trong một lần tham gia chữa cháy ở Q.1, anh tốn khá nhiều thời gian mới tìm được trụ nước cứu hỏa nên mới suy nghĩ phải làm ký hiệu gì cho dễ nhận ra trụ nước, bởi vì khi cháy sự sống và cái chết được tính bằng giây, bằng phút… "Tôi phải xin ý kiến Sở Cảnh sát PCCC mới dám sơn. Sau khi được mấy ảnh đồng ý, tôi đi vay tiền mua sơn phản quang, tự đi sơn các trụ chữa cháy trên đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Quý Đôn... Tính trung bình chi phí cho mỗi trụ khoảng 100.000 đồng. Nợ tiền có thể trả được, chứ nợ đời (theo anh nghĩ thấy cảnh người ta trong đám cháy không ra tay cứu, coi đó là nợ đời - PV) cho dù kiếp sau cũng chưa chắc trả được", anh cười hồn nhiên.

Cũng do xuất phát từ việc chứng kiến không biết bao nhiêu vụ cháy, người dân phải tự mò mẫm trong bóng đêm tìm lối thoát ra ngoài hoặc lực lượng PCCC tại chỗ không thấy đường để tiếp cận đám cháy dập lửa, nên anh nghiên cứu chế đèn pha. Những lúc rảnh, anh tranh thủ chạy đi mua dây điện, bóng đèn, phích cắm tự "chế" đèn pha. Bộ đèn pha của anh được làm rất công phu với cả ngàn bóng đèn nhỏ li ti nhưng sáng vô cùng. Anh đã tự tay làm cho lực lượng PCCC - BVDP của mình 3 đèn pha cực sáng và tiện lợi, chỉ cần nối vào bình ắc-quy là sáng rực cả vùng. Sau đó, anh đi vay tiền làm tặng 2 đèn cho Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM và 2 đèn cho Phòng Cảnh sát PC&CC Q.4, trị giá hàng chục triệu đồng…

Anh không chỉ là người mê chữa cháy mà còn là hiệp sĩ bắt cướp nổi tiếng. Hàng chục tên tội phạm, băng nhóm nguy hiểm đã bị anh khuất phục. Những thành tích đó đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.