Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/04/2007 19:42 (GMT+7)

Kê minh thập sách: đôi điều biện giải

Kê minh thập sáchcó một ý nghĩa quan trọng đối với thời cuộc, với “xã tắc cương thường” cuối thời Trần. Thực tế xã hội thời đó, chính bà Bích Châu trực tiếp chứng nghiệm. Bà lại có lòng yêu nước sâu sắc, sớm nhận thấy nguy cơ đổ nát của triều chính. Để góp phần cứu vãn tình thế, để xây dựng đất nước, bà đã trình lên nhà vua bản kế sách này. Thế nhưng Trần Duệ Tông không nghe theo. Nhà vua vẫn cất quân đi đánh Chiêm Thành, bị thua trận, tử nạn tại chiến trường. Đại Việt sử ký toàn thưđã ghi rõ: “Vua ở ngôi bốn năm, thọ 41 tuổi. Vua ương gàn cố chấp, không nghe lời can, khinh thường quân giặc, nên mang hoạ vào thân, chứ không phải là do bất hạnh” (1).

Chính sử ghi chép về Trần Duệ Tông như vậy, có nói việc đại tướng Đỗ Lễ can vua. Vua không nghe, đến phải tử nạn. Nhưng chính sử không hề ghi chép việc Kê minh thập sáchcủa Bích Châu! Về sau, bà Đoàn Thị Điểm (thế kỷ 18) mới viết chuyện bà Bích Châu qua “tư liệu văn hoá dân gian”, phục dựng lại công tích của bà trong tập sách Truyền kỳ tân phả. Trong truyện Hải khẩu linh từ(Đền thiêng nơi của biển) do bà Đoàn Thị Điểm để lại đã cung cấp cho chúng ta toàn bộ nguyên văn bản “Kê minh thập sách” (và cả nguyên văn bài Biểu dâng vuanữa) của tác giả Bích Châu, thật vô cùng quý giá.

Sự hiện hữu của của văn bản Kê minh thập sáchcủa một nữ tác giả là Bích Châu cuối đời Trần là “một sự kiện lịch sử quan trọng”, nội dung chứa đựng “một tư duy triết học - chính trị sắc sảo”, góp phần làm phong phú kho tàng văn hiến thời Lý - Trần rất đáng tự hào trong lịch sử, văn hoá của dân tộc ta. Tác giả của Kê minh thập sáchquán thông cả các đường lối chính trị, văn hoá, quân sự... có tầm nhìn như một nhà tư tưởng góp phần hoạch định đường lối - chính sách dựng nước và giữ nước cho cả một triều đại thời Trần Duệ Tông. Ý nghĩa lớn lao của Kê minh thập sáchnhư vậy, mà sao chính sử lại bỏ qua, không ghi lại tác giả và tác phẩm? Đó cũng là một câu hỏi lớn để các nhà nghiên cứu văn - sử - triết đưa ra lời giải đáp.

Bia cung tiến ở đền thờ bà Nguyễn Cơ Bích Châu Chúng tôi cho rằng Kê minh thập sáchvà tác giả của nó bị cái nhìn thiên lệch của sử gia phong kiến đối với các nữ học sĩ, nữ phi tần chăng? Nên đã bỏ qua, đã lờ đicác công tích của “phái yếu”, không muốn họ vượt trội tài năng của “phái mày râu”! Quan điểm này không phải không từng xảy ra khi đã có một số nhà sử học phong kiến nói về ý chí của Bà Trưng rằng nổi binh đánh quân Hán trước hết là vì “giận loài tham bạo thù chồngchẳng quên!”. Còn như với nữ văn sĩ Đoàn Thị Điểm, theo chúng tôi, khi bà viết lại truyện bà Bích Châu thì ở “ngôi đền thiêng nơi cửa biển” này, phải sưu tập tương đối đầy đủ mọi tư liệu hành văn và tư liệu truyện kể dân gian để có thể cấu thành một tiểu sử khá chi tiết và sinh động về vị liệt nữ thần thánh từng được nhân dân thờ phụng từ lâu đời, từng được các đời vua tôn vinh (có cả văn tế, điếu của vua Trần Duệ Tông, có cả bài thơ và ban mỹ tự và câu đối của vua Lê Thánh Tông ca ngợi bà). Tromg tiểu sử bà Bích Châu, nhà văn Đoàn Thị Điểm đã dẫn ra hoàn cảnh ra đời văn bản Kê minh thập sách, nguyên văn chữ Hán của “mười kế sách” này, cũng thật khó tin là do họ Đoàn bịa ra hoặc hư cấu mà có! Đến như những chứng dẫn về văn tài của Bích Châu, cụ thể đến từng chi tiết, thì Đoàn Thị Điểm càng không thể bịa ra được. Chẳng hạn như: Một lần gặp tiết Trung thu, vua Duệ Tông nhìn ánh trăng lấp loáng, gác tía đèn treo, liền ra một vế câu đối: Thu thiên hoạ các quải ngân đăng, nguyệt trung đan quế(trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng), Nguyễn Bích Châu liền tươi cười, ung dung đối rằng: Xuân sắc trang đài khai bảo kính thuỷ để phù dung(Sắc xuân đài trang mở gươm báu, phù dung đáy nước). Vua hết lời khen ngợi, ban cho nàng một đôi Ngọc long kim nhĩ(Hoa tai vàng nạm ngọc hình rồng leo) và đặt tên hiệu cho nàng là Phù Dung. Bà Đoàn Thị Điểm thật là có công “phục nguyên” cho hậu thế văn bản Kê minh thập sáchvà các thơ văn khác của Nguyễn Thị Bích Châu. Nhờ vậy mà hôm nay chúng ta lại có dịp bàn thảo về tác phẩm đó.

Nhân nói về ý nghĩa của Kê minh thập sáchcủa bà Bích Châu, có ý kiến đề cập về cái chết của bà. về sự hiển linh của vị “Chế Thắng phu nhân” này.

Hiện có hai thuyết: Thuyết thứ nhất (theo truyền thuyết dân gian) cho biết bà xa giá theo vua Duệ Tông đi đánh trận ở Chiêm Thành, trong khi chỉ huy trận đánh nhằm bảo vệ vua, bà bị trúng mũi tên độc và từ trần vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 2 âm lịch (đúng vào năm 1377 dương lịch). Duệ Tông vô cùng thương tiếc, có bài điếu văn tỏ lòng đau xót sâu sắc. Ba ngày sau vua cũng tử nạn. Linh cữu hai vị được đưa về nước theo đường thuỷ. Nhưng đến Châu Hoan thì bị bão tố, không đi được. Quân quan rước linh cữu vua theo đường bộ và an táng ở Nam Định. Còn linh cữu bà Bích Châu lưu lại sau, phải lánh vào trú tại cửa khẩu thuộc huyện Hoa Kỳ (nay là Kỳ Anh) rồi an táng tại đây và lập đền thờ vọng ở Eo Bạch dưới chân núi Mũi Đòn (Vũng Ánh ngày nay). Bà Đoàn Thị Điểm theo thuyết này viết Hải khẩu linh từ.

Thuyết thứ hai cho rằng, đoàn chiến thuyền của vua Duệ Tông đi chinh phạt Chiêm Thành, giữa biển gặp phải bão tố lớn, không tài nào tiến lên được. Thần nước hiện lên đòi nhà vua phải gả cho mình một cung phi để làm vợ thì sẽ cho gió yên biển lặng, nếu không sẽ nguy nan. Trong lúc vua Trần chưa biết xử lý thế nào, thì Bích Châu tự nguyện làm “vật hiến tế” để cứu cho vua và toàn quân, và nàng đã gieo mình xuống biển quyên sinh.

Cả hai thuyết này đều có thể chấp nhận được. Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành và bà mất là đúng sự thực lịch sử; chuyện hiến tế cũng từng quen thuộc trong phong tục xưa, cũng từng tồn tại trong lịch sử văn hoá Việt Nam .

Cụ Phan Bội Châu, nhà chí sĩ yêu nước tiêu biểu, nhiệt thành nhất, hoạt động cứu nước ở nửa đầu thế kỷ XX, vẫn lại dùng cụm từ kinh điển này để làm nhan đề viết một bài thơ khá nổi tiếng, nhằm tiếp tục thức tỉnh nhân dân ta. Đó là bài Kê ký minh hỉ(gà đã gáy rồi) gửi đăng trên tờ Đông Phương tạp chísố 1 ra ngày 1 - 1 - 1939 để mừng tờ báo tiến bộ của một số đảng viên Đảng Cộng sản ở Mỹ Tho đúng vào ngày tờ báo này chào đời, đúng vào thời điểm Đảng Cộng sản Đông Dương đang tiến hành đẩy mạnh hoạt động phong trào Đông Dương đại hội Mặt trận dân chủ Đông Dương. Chúng tôi xin trích đăng mấy câu của bài thơ để kết thúc bài viết này:

“Kê ký minh hĩ

Đông phương minh hĩ

Đọc hai câu thơ ấy vội mừng ngâm,

Đêm năm canh ảm đạm ngâm trầm,

Gáy một tiếng vang ầm ba bốn mặt!

Thôi giục vừng hồng trên quả đất,

Sau tiếng gà gáy bỗng thấy mặt trời lên

Màn mây mù quét sạch, hiện thanh thiên,

Luồng đau khổ đánh tan, trình hỉ khí!

Nào bạn lao nông, nào nhà chính trị,

Nào làng văn sĩ, nào cửa thần quyền,

Thời thế ấy quyết vai liền cánh rập.

Nước quanh non khơi đầu mấy lớp,

Máu chung ruột thịt há đôi đường?

Gì danh, gì lợi chi màng?

Đồng tâm hai chữ đá vàng chẳng phai.

Ai ơi! Đông đã rựng (2) rồi,

Rập nhau ta dựng vũ đài ta lên,

Chí bền vạn sự phải nên...

----------

1. Đại Việt sử ký toàn thư, Bản dịch tập II. Nxb KHXH, Hà Nội, 1998, tr 17.

2. Rựng: ửng hồng, lúc mặt trời mới mọc.

Bia cung tiến ở đền thờ bà Nguyễn Cơ Bích Châu

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.