Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/11/2009 22:12 (GMT+7)

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất nấm rơm

1. Đặc tính sinh học

Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu trắng, màu xám, màu đen… Kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tuỳ thuộc từng loại.

Yêu cầu về nhiệt độ để nấm rơm phát triển là 30 – 32 0C, độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) từ 65 – 70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH = 7 và thoáng khí. Nấm rơm sử dụng Xenlulo trực tiếp.

Màu sắc quả nấm đậm, nhạt phụ thuộc vào độ sáng tối của nhà nấm.

Chukỳ sinh trưởng của cây nấm rất ngắn, từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch chỉ 10 – 12 ngày.

2. Thời vụ

Có thể trồng từ 15/4 – 15/10 dương lịch, tốt nhất từ tháng 6 – tháng 9.

3. Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu

3.1. Nguyên liệu: Rơm rạ, bã mía, bông phế thải. Riêng nguyên liệu rơm rạ phải tốt: khô vàng sáng, sạch không ẩm mốc không có dư lượng thuốc trừ sâu.

3.2. Cách làm ướt rơm rạ

- Nguyên tắc chung: Rơm rạ khô được làm ướt trong nước sạch, sau đó xử lý nước vôi (tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 20 – 30kg vôi tôi) theo cách sau:

+ Đổ nước vôi đã gạn vào bể ngâm 15 – 30 phút sau vớt rơm ra ủ đống.

+ Ngâm rơm rạ khô xuống ao hồ, kênh rạch… sạch vớt lên bờ ủ đống, cứ 1 lớp rơm rạ 20 – 30cm tưới 1 lớp nước vôi (ít làm vì nước ao hồ thường bẩn).

+ Trải ra sân, bãi sạch phun nước cho đến khi rơm rạ ngấm đủ nước, có màu nâu sẫm, lấy nước vôi tưới lên lượt cuối và ủ đống.

+ Lợi dụng trời mưa tung ra sân, sau tưới lại bằng nước vôi đợt cuối và ủ đống. Rơm rạ sau khi xử lý bằng nước vôi có màu vàng sáng, thơm, hơi có mùi vôi nhẹ là được.

3.3. Ủ đống

Rơm rạ đã làm ướt theo một trong các cách trên, để ráo nước và ủ đống theo sơ đồ sau:

Rơm rạ làm ướt trong nước vôi → Ủ đống ( 3 – 4 ngày) → Đảo lần 1 ( ủ 2 – 3 ngày) → Đảo và đóng mô

Khi ủ đống cần làm giá lót phía dưới cách mặt đất 20 – 30cm sau đó đặt nguyên liệu lên trên, giữa đống ủ để 1 – 2 cọc tạo lỗ không khí. Ngày đầu cần nén chặt rơm rạ, các lần đảo tiếp không cần nén. Khi đảo thấy rơm rạ mềm, màu nâu vàng, có mùi thơm, nhiều mốc trắng là tốt. Nếu rơm rạ cứng cần kéo dài thời gian ủ và đảo thêm một lần, khi đảo thấy nguyên liệu ướt (chảy thành giọt) cần banh rộng ra sau mới ủ, hoặc cấy giống. Nếu khô cần bổ sung thêm nước vào đống ủ, đảm bảo rơm khi đảo thấy hơi chảy giọt là vừa.

Trời quá nóng, quá lạnh, gió mạnh cần quây nilon hoặc bao dứa xung quanh. Trời mưa to ủ đống ngoài trời cần che đậy phía trên. Khi đảo chú ý đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

4. Đóng mô và cấy giống

- Chuẩn bị khuôn đóng mô: Dùng khuôn gỗ cấu tạo hình thang, mặt trong phẳng.

Cấu tạo khuôn đóng mô nấm

a. Chiều rộng đáy dưới 0,4m

b. Chiều rộng đáy trên 0,3m

c. Chiều dài đáy trên 1,1m

d. Chiều dài đáy dưới 1,2m

e. Gờ 2 đầu khuôn

h. Chiều cao khuôn 0,4m

Mặt cắt ngang mô nấm:

1. Lớp giống cấy cách mép khuôn 4 – 5cm

2. Rơm rạ đã ủ

3. Thành của khuôn

Mặt cắt đứng mô nấm:

1, 2, 3, 4. Lớp giống nấm

5. Lớp rơm phủ

- Đặt khuôn theo chiều dễ chăm sóc, trải một lớp rơm rạ (từng cuộn vào trong khuôn 10 – 12cm) cấy một lớp giống viền xung quanh khuôn 4 – 5cm, tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắcgiống đều bề mặt, trên cùng phủ một lớp rơm dày 3cm. Lượng giống dùng cho 1 tấn rơm là 10 – 12kg. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn, khi trồng xong nhấc khuôn gỗra và đặt thành hàng cách hàng 40 – 45cm, mô cách mô 25 – 30cm. Trung bình 1 tấn rơm rạ trồng được trên dưới 75 – 80cm mô nấm là vừa. Khi trồng xong phủ tiếp 1 lớp nilon phía trên để giữ ẩm và nhiệtđộ của mô nấm ở 38 độ C, nếu nóng trên 40 độ C thì mở lớp nilon để giảm nhiệt độ.

5. Chăm sóc

Trồng trong nhà: Trong 3 – 5 ngày đầu không cần tưới nước những ngày tiếp theo nhìn bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ nước xung quanh đủ ướt như khi mới trồng xong, đến ngày thứ 7 – 8 bắt đầu xuất hiện nấm con, tưới nước đẫm (gấp đôi ngày thường). 3 – 4 ngày sau nấm lớn nhanh, giai đoạn này bỏ lớp nilon phủ bề mặt mô nấm, giữ nhiệt độ mô nấm ở 32 – 34 độ C. Khi nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần phun 2 – 3 lượt trong ngày.

6. Thu hái nấm

Nấm ra rộ vào ngày thứ 12 – 15 sau trồng cần hái nấm ở giai đoạn hình trứng có màu xám đen, nếu mọc thành cụm có thể tách cây lớn ra trước. Khi nhiệt độ cao nấm phát triển nhanh, hơi nhọn đầu là hái được, 1 ngày có thể hái 2 – 3 lần, sau khi hái đợt 1 khoảng 7 – 8 ngày nấm ra tiếp đợt 2, khoảng 3 – 4 ngày là kết thúc đợt nuôi trồng.

Chú ý:Khi thu hái đợt 1 cần nhặt sạch gốc nấm và cây nấm nhỏ còn sót lại. Nếu thấy gốc nấm có màu nâu, thâm là độ ẩm quá cao cần điều chỉnh lại. Năng suất tươi trên 1 tấn rơm rạ từ 80 – 200kg, trung bình 120 – 150kg.

7. Tiêu thụ và chế biến

- Sau khi thu hái cần tiêu thụ nhanh để ăn tươi, nếu bảo quản để ở nhiệt độ 10 – 15 độ C.

- Chế biến nấm muối: Trước tiên trần nấm trong nước sôi 5 – 7 phút, vớt ra thả vào chậu nước lạnh sau đó đổ ra rá để ráo nước.

+ Cho nấm đã trần vào túi nilon không thủng, chum vại, can nhựa cứ 1 lớp nấm 1 lớp muối theo tỷ lệ 1 kg nấm + 0,3 kg muối khô nhỏ hạt + 0,2 lít dung dịch muối bão hoà (đun sôi 1 lít nước đổ từ từ và khuấy đều 0,3 kg muối, đến khi không tan được, để nguội lọc lấy phần trong dung dịch muối bão hoà.

+ Khi nấm đã đầy các dụng cụ cần phủ 1 lớp muối khô lên bề mặt để ấn chìm nấm trong nước muối, tránh mốc phát triển, nếu để lâu 1 – 2 tháng trở lên cần cho thêm 3 – 4 kg axit citric cho 1 tấn nấm. Sau muối 15 ngày nấm ổn định về chất lượng tốt là: không bị váng mốc, mùi thơm dễ chịu, cây nấm rắn chắc, không dập nát, không lẫn tạp chất, màu dung dịch muối trong suốt, độ pH = 4, nồng độ muối hạt 25 0Be. (Khi xuất bán để nấm ra rổ rá để ráo nước hoàn toàn mới cân).

- Nấm sấy khô: Thái lát mỏng đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 độ C đến khi khô giòn cho vào túi nilon buộc kín. Nấm sấy có màu vàng nhạt là được.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.