Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/09/2010 18:54 (GMT+7)

Họ Lương trong lịch sử

Họ Lương đã và đang  đóng góp nhiều nhà khoa cử, danh nhân văn hóa yêu nước ,phát triển toàn diện. Thời Lê,Nguyễn đã có 23 vị Tiến sĩ, trong đó tên của 11 vị được khắc trên các tấm bia đá nay còn lưu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám,  trong đó có Trạng nguyên Lương Thế Vinh,  một danh nhân kiệt xuất, thời vua Lê Thánh Tông; Bảng nhãn  Lương Đắc Bằng,  một vị quan thanh liêm, cương trực, một Nhà giáo tâm huyết đã  giáo dục đào tạo cho đất nước thời đó những nhân tài đặc biệt như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau này lại là Thày học của con mình, Tiến sĩ Lương Hữu Khánh, Công thần của Nhà Lê Trung hưng và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một nhà văn hóa lớn,... cùng nhiều nhà khoa cử, quan lại giỏi, tướng sĩ tài có công lớn trong các Triều đại phong kiến cũ. Sau này tiếp tục phát triển với những danh nhân nổi tiếng như Cụ Cử Lương Văn Can của Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào Đông du, Lương Ngọc  Quyến với khởi nghĩa Đội Cấn Thái nguyên...Trong cao trào CM từ khi Đảng ta ra đời (năm 30-31 và sau này),tiêu biểu là Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ Lương Khánh Thiện, một thanh niên trí thức ở Hải phòng, đã bị TD Pháp giết hại. Nhà mỹ thuật Họa sĩ Lương Xuân Nhị nổi tiếng đất Hà thành. CM thành công và t/k chống Pháp, chống Mỹ có  AHLĐ,GS nông học Lương Định Của , nhà khoa học tâm huyết với nền nông nghiệp nước nhà...Tiếp sau là một đội ngũ đông đảo các nhà chính trị UV TƯ Đảng, BT Tỉnh ủy, trí thức CM- GSTSKH, Quản lý,giảng dạy tại các T. ĐH, CĐ, các Tướng Tá,Cán bộ,  chiến sĩ trong Quân đội anh hùng góp công sức , máu xương cho sự nghiệp Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, một đội ngũ những nhà doanh nghiệp tầm cỡ, có đóng góp lớn lao cho công cuộcĐổi Mới...

Họ Lương có những truyền thống rất tốt đẹp **như:

- Truyền thống yêu nước,  cách mạng,

- Truyền thống hiếu học,

- Truyền thống hoạt động văn hoá, khoa học , mở mang kinh tế,

- Truyền thống nhân hậu, thật thà, cương trực, liêm khiết ,

- Truyền thống  đoàn kết gắn bó với họ tộc.

- Đặc biệt phụ nữ họ Lương có những đức tính tốt đẹp, cần cù chịu khó đảm đang mọi vịêc, không những tề gia nội trợ xây dựng gia đình mà còn tích cực tham gia việc làng, việc nước; có nhiêu tài năng và có cá tính độc đáo: Mạnh mẽ, thẳng thắn, mạnh dạn... như câu nói dân giã lưu truyền qua nhiều đời đã lột tả cá tính đó" Con gái họ Lương, chân gác bờ tường, phe phảy quạt mo..."; thật lý thú khi Bùi Văn Tam đã phát hiện Bà Hà Thị Quế,  UV TƯ Đảng khóa 4, 5, 6 Chủ tịch Hội LHPN VN một thời, là một con gái họ Lương, tên là Lương Thị Hà đã từng lãnh đạo thành lập chiến khu Hà- Ninh- Thanh, vũ trang kháng Nhật giành chính quyền tỉnh Ninh bình ngày 19/8/1945. Bà là một trong ba UVTƯ Đảng họ Lương - Đ/c Lương Văn Nghĩa, AHLĐ, Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM , Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp; Đ/c Lương Công Đoan, BT TƯ đoàn TNCS HCM, Bí Thư Tỉnh ủy Phú Yên..

Để  minh chứng cho những nhận định đó, Nhà giáo Bùi văn Tam, trong cuốn sách nhan đề " Họ Lương trong cộng đồng các dân tộc Việt nam- NXB Hội Văn hóa các dân tộc VN -2001" đã nêu lên tương đối đầy đủ những sự kiện, nhân vật họ Lương, những tấm gương sáng điển hình  từ các thời kỳ lịch sử xa xưa, qua thời kỳ CM , chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay, là niềm vinh dự, tự hào của toàn họ tộc. Có thể nói:

Sự phát triển lâu dài, toàn diện, vững chắc của họ Lương, gắn bó mật thiết với sự phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nước qua các giai đoạn lịch sử.

Cũng như nhiều dòng họ khác ở Việt nam,  các chi họ Lương cư trú trên các vùng miền trên khắp đất nước, hầu như đều có ý thức lập, chép ghi gia phả của dòng tộc mình qua các thời đại, suy tôn  Cụ Tổ; nhiều nơi đã xây dựng Từ đường, Đền miếu, quy định ngày giỗ Tổ để cháu chắt ...đời sau tụ hội, ôn lại truyền thống tốt đẹp, động viên nhau tiến bộ........Các dòng tộc ở xa: miền Trung, Nam bộ, qua lịch sử đã góp phần mở mang bờ cõi về phía Nam thời Trịnh Nguyễn..., cũng đã lập  các chi họ, tìm về nguồn cội ở miên  Bắc: Thanh Hóa, Nam Định, Ninh bình v.v...Tại thủ đô Hà nội, nơi có đông đảo con cháu họ Lương từ nhiều nơi, chuyển về đây công tác, sinh sống, hơn 10 năm nay đã thành lập Ban LL, hàng năm hội họp để gặp gỡ, động viên nhau, động viên con cháu phát huy truyền thống của dòng họ, phấn đấu học hành , công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam  thân yêu..., liên hệ với các chi họ các nơi...

Nhằm đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng cua các chi dòng họ trên toàn quốc, ngày 23-24/9/2008 vừa qua, Ban LL Họ Lương Hà nội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề ", Họ Lương trong cộng đồng các dân tộc VN"tại Văn miếu QTG, có trên 150 đại biểu thuộc 50 Chi họ các Tỉnh Thành cả nước về dự, tham luận, và thống nhất Thành lập Ban Liên lạc họ Lương Việt nam gồm 60 vị-21 UVTT và Hội đồng Trưởng Lão gồm 9 Cụ,là các nhà trí thức, các GSTS, Nhà giáo, Nhà Văn, Chỉ huy quân sự  đang công tác và đã nghỉ hưu làm cố vấn.

Tham gia Hội thảo NGND GS Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch Hội NCLS VN  đã  trình bày một bản tham luận quan trọng có nội dung khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.Với những minh chứng lịch sử cụ thể và thuyết phục, GS đã xác nhận các truyền thống tốt đẹp của dòng họ, xác nhận qua lịch sử, họ Lương đã phát triển bền vững, toàn diện,ngày càng cao hơn, gắn bó với sự phát triển của đất nước, bắt gặp  yêu cầu của   thời kỳ Đổi Mới, thời Hội Nhập,góp phần khẳng định bản lĩnh dân tộc ta từ thuở dựng nước đến nay!

GS rất tán thành chủ trương Liên kết các dòng họ Lương trong cả nước, một xu thế tất yếu của các dòng họ lớn có truyền thống ở Việt nam, tạo thêm sức mạnh cho dòng họ, cho đất nước.

Ban LL Họ Lương VN mới thành lập đã xây dựng một chương trình hành động  , gồm môt số việc lớn như sau:

- Tiếp tục sưu tầm, tập hợp, khai thác các tư liệu về dòng họ các nơi, xây dựng một cuốn" Kỷ yếu Lương tộc", tài sản tinh thần trí tụê của dòng họ Lương Việt nam

- Vận động tu tạo, xây dựng Từ đường, đền miếu,các khu di tích lịch sử dòng họ đã được xếp hạng, đề nghị Nhà nước, địa phương tiếp tục xem  xét xếp hạng...

- Khuyến khích, vận động việc giao lưu, thăm hỏi, tìm về cội nguồn, giúp nhau trong các hoạt động nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp,

- Giáo dục vận động thế hệ con cháu học tập lao động  góp phần phát triển dòng họ, phát triển đất nước, tự hào và  có trách nhiệm với dòng họ , với dân tộc...

- Thành lập quỹ họ Lương, theo tinh thần tự nguyện để có điều kiện thực hiện thuận lợi các chương trình hành động của dòng họ.

- Phát hành các nội san, thông tin về dòng họ , gửi cho các chi họ trong toàn quốc.

Nhân ngày giỗ cụ Tổ họ Lương lần thứ 512 tại quê hương Vụ Bản Nam Định- Trạng nguyên Lương Thế Vinh,  vào ngày 24 tháng chín âm lịch (tức là ngày 24/9 2008 tiếp sau hội thảo), các đoàn đại biểu dòng họ Lương cả nước đã hân hoan, thành kính về viếng  Lăng mộ, làm Lễ dâng hương tại đền thờ Cụ Trạng, giao lưu với dòng họ Lương Vụ bản Nam Định. Cuộc hành hương đã gây xúc động sâu sắc trong lòng mỗi đại biểu, tăng cường niềm tự hào  về dòng họ, là một cơ hội hiếm có để thắt chặt thêm mối gắn kết, tình cảm và trách nhiêm đối với dòng họ của mình.

Sự kiện  đặc biệt của dòng họ Lương, diễn ra tại Thủ đô Hà nội, và tại thôn Cao Phương, huyên Vụ Bản  Nam Định, quê hương cụ tổ Trạng nguyên Lương Thế Vinh trong các ngày 23-24/9/2008 vừa qua, đánh dấu một bước phát triển mới hết sức có ý nghĩa và có tầm quan trọng lớn lao của dòng họ, mở đầu cho một sự "gắn kết mới", rộng rãi và bền chặt đối với dòng họ Lương Việt Nam, đúng như  truyền ngôn bất hủ của Tổ tiên dòng họ: "Nam bang Lương tính giai ngã tử tôn" (họ Lương ở nước Nam đều là con cháu ta cả) là nguồn sức mạnh mới cho sự phát triển của dòng họ, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển mới của toàn dân tộc Việt Nam  yêu quý của  chúng ta -  như  GS  Đinh Xuân Lâm  đã khẳng định rất xác đáng, khi kết thúc tham luận của mình: "...chính sư  liên kết, đòan kết gắn bó của Họ tộc, là cơ sở vững chắc cho Đại Đoàn Kết Dân Tộc Việt Nam, sức mạnh đảm bảo mọi thắng lợi cho cách mạng!"

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.