Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/08/2010 18:11 (GMT+7)

Hiểu đúng về đánh giá tác động môi trường

Ở Việt Nam , trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 quy định rõ các dạng dự án đang hoạt động và muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM. Đến năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 có nhiều quy định bổ sung về ĐTM, trong đó điểm đổi mới là đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Bản chất của ĐTM là phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đề xuất và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Nhờ đó, các đề xuất dựa án phát triển có thể thay đổi sao cho: Các tác động môi trường không mong muốn được làm giảm thiểu tới mức thấp nhất hoặc được loại trừ; và nếu các tác động tiêu cực này ở mức không thể chấp nhận được hoặc không giảm nhẹ được thì dự án sẽ phải bãi bỏ. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa, là cơ sở pháp lý quan trọng.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, chính quyền địa phương và chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công cụ này. Họ xem nhẹ vai trò và lợi ích của ĐTM. Họ xem ĐTM như là một thủ tục đầu vào cho giai đoạn chuẩn bị hoặc thực hiện dự án, thậm chí xem ĐTM như là một lực cản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Luật Bảo vệ môi trường, những dự án phải yêu cầu thực hiện ĐTM thì chủ dự án đầu tư chỉ làm lấy lệ. Họ chỉ làm cho đủ thủ tục để thực hiện dự án đầu tư chứ không coi trọng những tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội mà chính người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ dự án của họ. Cũng như chưa thực hiện đẩy đủ các yêu cầu đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM mà họ đã cam kết. Thêm vào đó, khi thực hiện ĐTM, chủ đầu tư lại thuê công ty tư vấn về môi trường để lập báo cáo ĐTM như là công việc "khoán" sao cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật quy định. Thực chất trong báo cáo ĐTM thì nội dung phân tích các tác động và phương án giảm nhẹ các tác động từ dự án gây ra chưa đi sâu, còn quá sơ sài, không có cơ sở, đặc biệt chưa tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Nói một cách rõ ràng hơn là họ xem nhẹ vai trò của cộng đồng tham gia dự án. Đây là một điều thiếu xót quan trọng nhất khi lập báo cáo ĐTM. Họ quên rằng sự thành bại của dựa án có sự quyết định của cộng đồng.

Điều chú ý hơn, khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các chính quyền địa phương chưa đủ năng lực, trang thiết bị để giám sát môi trường trong quá trình hoạt động xây dựng và hoạt động dự án là khâu quan trọng nhất, được coi là giai đoạn hậu kiểm ĐTM và cũng chưa đủ quyền lực cưỡng chế việc thực thi các yêu cầu được ghi trong báo cáo ĐTM. Một ví dụ điển hình của Công ty TNH Vedan là một minh chứng cho điều này. Rõ ràng Công ty TNHH Vedan về mặt pháp lý công ty được phép xả thải (được cấp giấy phép xả nước thải sau khi được xử lý vào nguồn nước), điều đó có nghĩa hoạt động xả thải của công ty phải tuân thủ các quy định đã được ghi nhận trong giấy phép cũng như thực hiện đúng các yêu cầu trong báo cáo ĐTM được phê duyệt. Nhưng thực tế, việc xả nước thải chưa được xử lý vào nguồn nước của Công ty TNHH Vedan đã giết chết dòng sông Thị Vải trong mười mấy năm quan, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Hình thức xử phạt vi phạm là mấu chốt cho việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, hành vi vi phạm các quy định của ĐTM chỉ dừng lại ở hình thức xử phạt vi phạm hành chính chưa thật sự thỏa đáng, thiếu răn đe. Đối với một dự án triển khai có vốn đầu tư ít nhất hàng tỷ đồng thì việc xử phạt hành chính là quá nhẹ. Do đó, chủ đầu tư dễ dàng chọn lựa và chấp nhận hình thức xử phạt hành chính hơn là chấp hành đúng các yêu cầu trong báo cáo ĐTM mà chủ đầu tư đã cam kết.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành thì ĐTM đã trở thành một công cụ đắc lực mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý môi trường nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện ĐTM còn mang tính hình thức, chưa hiểu đúng về bản chất của ĐTM, bởi lẽ do luật pháp quy định còn nhiều lỗ hổng, chưa ràng buộc được trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chính quyền địa phương chưa thể hiện quyền của cộng đồng được tham gia trong báo cáo ĐTM. Vì vậy, báo cáo ĐTM được viết và trình bày tốt đến đâu mà chủ đầu tư chỉ xem nó như là thủ tục hành chính và chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương thì chất lượng ĐTM cũng không đi đến đâu. Hãy hiểu đúng rằng ĐTM không những là công cụ đắc lực trong quản lý môi trường mà còn là một nội dung giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi trường và là một phần của chu trình dự án.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.