Hiện tượng đồng tính luyến ái trong lịch sử
Hôm đó những người đồng tính và những người ủng hộ họ từ khắp nơi trên thế giới đã diễu hành, dùng các loại tư thế để phơi bày yêu cầu của quần thể mình, mong muốn xã hội xoá bỏ sự kỳ thị đối với họ.
Mặc dù người ta còn đang nghiên cứu và bàn luận về hiện tượng đồng tính, nhưng đã có nhận thức khoa học tương đối nhất trí là: đồng tính không phải là một loại bệnh, mà là một hiện tượng sinh hoạt tình dục bình thường của một số ít người, xã hội nên có thái độ tiếp nhận và khoan dung.
Hiện tượng đồng tính luyến ái là một mô thức hành vi cơ bản tồn tại phổ biến trong lịch sử loài người, trong các nền văn hoá bất kể là trong xã hội công nghiệp phát triển cao hay là trong bộ lạc nguyên thuỷ ăn sống nuốt tươi, bất kể là trong thế kỉ 21 hôm nay hay là từ thời cổ đại xa xưa.
Trong nhiều dân tộc chưa khai hoá và nửa khai hoá, đồng tính luyến ái là một hiện tượng rất dễ nhìn thấy; có khi chúng chiếm địa vị ưu thế trong nền văn hoá bản địa, những người đồng tính do quan hệ tình dục đặc biệt khác thường thậm chí được sự tôn kính, ngưỡng mộ của mọi người.
Hơn 4.000 năm trước, người Ai Cập đã coi hành vi quan hệ tình dục giữa những người đàn ông là một sự việc thần thánh, theo truyền thuyết, hai vị thần là Horus và Seth đã từng có hành vi này. Trong hậu cung cổ Ai Cập, mỗi một người phụ nữ đều có một người bạn đồng tính thân thiết. Cổ Ấn Độ cũng có tình hình tương tự.
Người Carthage ở miền bắc châu Phi cổ đại, một bộ phận người Doniang tổ tiên người Hi Lạp, người Sixian ở vùng bắc Hắc Hải cổ đại và trong lịch sử của người Normand Bắc Âu sau này, cũng đều có ghi chép về hiện tượng đồng tính luyến ái.
Theo ghi chép, tại Mesopotamia cổ đại đã tồn tại nhiều hiện tượng đồng tính, và đã có nhiều nam kĩ chuyên phục vụ cho người đồng tính, Trong thần miếu ở Babylon, các nam kĩ tụ tập trong các kĩ viện đặc biệt, do giáo hội quản lý.
Nền văn minh Maya - một trong ba nền văn minh lớn của châu Mỹ La-tinh đã ghi lại hiện tượng đồng tính luyến ái trong thời kì Thanh Xuân, có chuyên gia cho rằng, nền văn minh Maya thuộc về nền văn minh ưu thích đồng tính luyến ái, thậm chí là nền văn minh dị tính. Con trai ở Maya trước khi kết hôn thường được cha mẹ cho một nô lệ nam thoả mãn nhu cầu của mình. Người Maya còn cho rằng, đồng tính luyến ái giữa những người trưởng thành là tính trời có sẵn, khó có thể thay đổi, vì thế đã có thái độ khoan dung với đồng tính luyến ái.
Trong thời kì văn minh cổ Hy Lạp, đồng tính cũng được người ta chú ý. Ở thời đó, con trai đã trưởng thành thường nảy sinh tình yêu săy đắm với những thiếu niên đã trải qua thời kì thanh xuân nhưng chưa bước vào thời kì trưởng thành. Trong 200 năm trước Công nguyên, từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 4 SCN, người Hi Lạp coi đồng tính là một phân chỉ của “giáo dục cao đẳng”. Khi một thiếu niên đã tiếp thu xong giáo dục truyền thống cơ bản, cậu ta liền được đưa vào làm vây cánh cho một người đàn ông đã trưởng thành, người đàn ông đó được coi là “người yêu”, còn thiếu niên đó được coi là “người bị yêu”; người đàn ông đã trưởng thành vào khoảng ba mươi tuổi, chịu trách nhiệm giáo dục đạo đức, phát triển tâm trí cho thiếu niên đó, đối xử với cậu ta bằng lòng nhân từ, sự hiểu biết, tình yêu, mà mục đích duy nhất là bồi dưỡng cậu ta thành người có đạo đức hoàn mỹ. Hai người kề vai chiến đấu trong chiến tranh, nếu thiếu niên phạm sai lầm thì người đàn ông phải chịu tội thay. Khi thiếu niên này trưởng thành, cậu ta sẽ kết hôn hoặc làm “người yêu”, tức là lại làm người bảo hộ cho thiếu niên khác.
Trên chiến trường, tình yêu đồng tính cũng rất đáng ca ngợi. Trong không ít chiến dịch, quân đội của Sparta vì có “tình yêu đồng tính” trong binh sĩ mà giành được thắng lợi. Plato đã bình luận việc này như sau: “Một đám nhỏ binh sĩ yêu thương lẫn nhau kề vai tác chiến, có thể đánh bại một đạo quân đông đảo. Mỗi một người lính đều không muốn “người yêu” của mình thấy mình tách khỏi hàng ngũ hoặc hạ vũ khí, họ thà chết vì chiến đấu chứ không chịu nổi sự sỉ nhục này…Trong tình huống đó, một kẻ nhu nhược yếu đuối nhất, được sự cổ vũ của thần tình ái, cũng thể hiện được sự dũng cảm trời cho của người đàn ông”. Thánh quân Thebes nổi tiếng đều do các binh sĩ yêu thương lẫn nhau tổ thành. Bọn họ đánh liên tiếp ở nhiều nơi trong 33 năm, lập nên những chiến công huy hoàng, cuối cùng mới bị hoang đế Alexander của Macedoin đánh bại. Trong chiến dịch cuối cùng này toàn bộ 300 thánh quân đã hi sinh anh dũng hoặc tử thương.
Tại cổ Hy Lạp không chỉ có nam đồng tính mà thời đó cũng có rất thịnh hành nữ đồng tính. Có một nữ đồng tính hoá tranh thành đàn ông, tham gia chiến tranh hoặc săn bắn, kết hôn với một phụ nữ khác và ăn ở với nhau như vợ chồng. Nghe nói nữ thi sĩ Saford đã xây dựng một trường học dành cho nữ giới tại đảo Lebos. Mặc dù đã có chồng và có con, bà vẫn tiếp nhận tình yêu của một học sinh nữ, cuối cùng bị người yêu từ bỏ bà và đã nhảy xuống biển tự tử.
Nghe nói đồng tính ở thời cổ La Mã còn thịnh hành hơn thời cổ Hi Lạp.
Vào thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản (thế kỷ 10 sau Công nguyên) giữa những tín đồ Phật giáo Nhật Bản đã có truyền thống giao cấu bằng hậu môn kiểu cổ Hi Lạp, họ ưa thích loại quan hệ thầy trò đó của cổ Hi Lạp: một nhà sư vào tuổi trưởng thành đứng ra làm thầy và người bảo hộ, nhà sư trẻ báo đáp lại bằng tình yêu và sự hiến thân. Thường xảy ra tình trạng hoà thượng ở với thiếu niên đẹp trai. Mỗi võ sĩ cũng mang theo một thiếu niên, thường vì việc tranh cướp thiếu niên mà quyết đấu. Mishumayu viết: “thiếu niên đẹp trai đã thể hiện một hình tượng lý tưởng còn chưa thổ lộ”. Đến thế kỷ 17, hình thức cổ điển giao cấu bằng hậu môn bị đồng tính luyến ái giữa những người trưởng thành thay thế. Mãi đến thế kỷ 19 trong quán trà ở Nhật Bản còn cung cấp nam kỹ.
Tại nước Pháp trong thế kỷ 18, thời vua Louis 14, nữ giới đã chiếm mọi địa vị đột xuất về mọi mặt. Có thể là xuất phát từ sự bất bình đối với tình trạng đó, nên trong xã hội đã hình thành những nhóm đồng tính luyến ái nam. Thành viên của các nhóm này đều không phát sinh bất kỳ quan hệ nào với nữ giới, trong các thành viên có nhiều người là quý tộc, hoàng tử cũng bị lôi cuốn vào đó, khiến Louis giật mình kinh sợ.
Đồng tính luyến ái mang màu sắc thương mại là một hiện tượng mại dâm của thế kỷ 19, đặc biệt là ở hai nước Anh, Pháp. Nam kỹ có ở Pháp tương đối sớm sau khi vứt bỏ tập tục xấu thiêu nữ phù thuỷ, trong một giai đoạn thời gian rất dài tục lệ này đã được đổi thành thiêu những người đồng tính luyến ái. Tuy vậy, đến năm 1725 quan niệm của người ta đã thay đổi nhiều. Trong bộ luật Napoleon, biện pháp trừng phạt những người đồng tính đã được khoan dung khá nhiều. Đến năm 1806, nam đồng tính, nữ đồng tính không còn là viêc hiếm thấy và chí ít chúng cũng được khoan dung. Lúc đó trong mấy trăm nam kỹ ở Paris, có một người nổi tiếng nhất tên là André, mà tiền qua đêm với người này cao tới 1.800 franc, trong khi tiền lương một ngày lúc đó của một công nhân kỹ thuật chỉ được 2 đến 4 franc.
Ở nước Anh, pháp luật đối với hành vi đồng tính tương đối nghiêm khắc. Vụ án Osca Wide đã gây ra bao nhiêu sóng gió, Osca Wide do đồng tính luyến ái mà bị sử hai năm tù giam. Năm 1900 sau khi tạ thế, các sách, kịch bản của ông còn bị cấm, mà giới xuất bản và giới văn nghệ vẫn phải câm như hến.
Đến thế kỉ 20, thời Đức hoàng Wilhem thứ 2, số người đồng tính luyến ái ở Đức khá nhiều. Theo cách nói của Hurdsfield, tại Berlin lúc đó có 20.000 nam kỹ (nhưng có tài liệu nói 6.000 người, có tài liệu nói 2.000 người), vì vậy người Pháp gọi đồng tính luyến ái là “bệnh của nước Đức”. Mặc dù lúc đó pháp luật của nước Đức đối với đồng tính luyến ái vô cùng nghiêm khắc, nhưng chỉ được áp dụng khi liên quan đến việc dụ dỗ thiếu niên và khiến cho dư luận công chúng chú ý, hơn nữa chỉ áp dụng với trăm họ vô danh. Lúc đó, những lời đồn đại rằng các quan chức cấp cao trong quân đội, hành chính, ngoại giao có người đồng tính luyến ái đã lan truyền khá rộng. Một tờ báo ở Berlin thậm chí đã viết ở tầng lớp tối cao có một tập đoàn đồng tính, hình thành một chính phủ thứ hai, bưng bít nhà vua. Thế là, vạch trần tập đoàn này trở thành hành động yêu nước. Nói chung công chúng lúc đó đều có thể phân biệt được người đồng tính, họ chế diễu những người này là “người của điều 175”. Đó là vì tại điều 175 của bộ luật hình sự Đức có ghi cần phải cấm hành vi đồng tính luyến ái nam giới.
Trong một số bộ lạc còn tồn tại trên thế giới ngày nay, có một số tương đối lớn bộ lạc cho phép quan hệ đồng tính. Ý nghĩa của hiện tượng này vô cùng quan trọng, nó cho thấy rõ đàn áp đồng tính luyến ái không có căn cứ tự nhiên, nó chỉ là sản vật của văn hoá và thời đại.
Một số bộ lạc nguyên thuỷ ở miền Tây Bắc nước Mỹ, như bộ lạc Cadik, người ta coi con trai như con gái để nuôi, cho cậu bé mặc quần áo con gái, làm những công việc của nữ giới và chỉ chơi với đám con gái. Đến khi 10 - 15 tuổi thì cho kết hôn với đàn ông nhiều tiền.
Tại vùng Kemsey Australia, con trai sau khi trưởng thành nếu không tìm được bạn gái thì sẽ cùng sinh hoạt với “người vợ thiếu nam” ở miền Nam Australia, những người già không có vợ thường có hai thiếu niên chăm sóc, coi họ là đối tượng để giao cấu bằng hậu môn.
Trong người Swan ở Bắc Phi phổ biến có hành vi đồng tính nam. Nhưng người đàn ông Swan mượn lẫn cọn trai của nhau, công khai nói chuyện tình yêu nam giới giữa họ với nhau như người ta nói chuyện tình yêu nam nữ. Những người con trai đã kết hôn hoặc chưa kết hôn đều tuân theo yêu cầu của tập tục, tiến hành hoạt động đồng tình luyến ái. Nếu như một người Swan không có hành vi đồng tính với một người đàn ông khác, người đó sẽ được coi là thánh.
Trong dân tộc Thổ Trước trên đảo Malacxia ở miền Tây Nam Thái Bình Dương, những người trai trẻ thông qua thủ dâm để đạt được khoái cảm và coi đó là một sự thay thế cho việc giao cấu khác giới, hành động đó rất được khuyến khích. Nói chung đối với nam giới, quan hệ đồng tính được xã hội tán đồng. Hoạt động này có thể được công khai thảo luận trong xã hội.
Trong một số bộ lạc ở vùng đông bắc Xibêria thường có một số đàn ông lấy một số thanh niên đã trưởng thành làm vợ.
Trong một số người ở đảo Hawaii , hiện tượng đồng tính cũng rất phổ biến.
Trong những người Eskimo, có một số phụ nữ từ chối kết hôn với nam giới, tự mình thể hiện tác phong, hành vi nam giới.
Qua điều tra thống kê trong 120 nền văn hoá của 135 xã hội, có 48% xã hội phản đối đồng tính luyến lái, 8% coi thường đồng tính luyến ái; 27% chấp nhận đồng tính luyến ái là phù hợp truyền thống. Một công trình nghiên cứu cho thấy người ta phát hiện trong 76 bộ lạc nguyên thuỷ có 49 bộ lạc coi đồng tính luyến ái là hành vi bình thường, có hai phần ba bộ lạc cho rằng đồng tính luyến ái thời kỳ thanh xuân là bình thường, có thể chấp nhận. Tại bùng Kubo, Mahawei, Suni thuộc lưu vực sông Amazon và một số địa phương khác ở Bắc Mỹ người ta đều cho đó là hiện tượng bình thường. Trong thế kỷ 20, có tới hai phần ba số xã hội này dường như thừa nhận ngầm hoạt động đồng tính luyến ái.
Trong lịch sử hơn 4000 năm của Trung Quốc, hiện tượng đồng tính luyến ái đều được ghi chép khá nhiều trong chính sử và dã sử.
Ngay từ đời Thương xa xưa, Trung Quốc đã có những câu: “Đứa trẻ bướng bỉnh”, “con trai đẹp phá sản, con gái đẹp phá nhà”; rồi truyện các nhân vật lịch sử như “miếng đào thừa” (đời Xuân Thu), “đứt tay áo” (đời Hán), “Long Dương Quân” (đời Chiến Quốc); “An Lãng Quân” (đời Chiến Quốc). Sử ghi Long Dương Quân “rũ chăn gối” cho Nguỵ Vương; Di Tử Hà và Vệ Linh Công “chia đào mà ăn”; Hán Ai Đế và Đổng Hiền nằm đè lên tay áo nhà vua, nhà vua không chịu được tỉnh giấc “đứt tay áo mà ngồi dậy”. Đời sau đã dùng các từ “Long Dương”, “Miếng đào thừa”, “Đứt tay áo” để ám chỉ hiện tượng đồng tính luyến ái.
Từ sử sách còn có thể tìm ra “vào thời Tiền Hán, hầu như mỗi vị hoàng đế đều có một đối tượng đồng tính luyến ái. Hán Văn Đế sủng ái Đặng Thông, cho anh ta quyền khai mỏ đồng đúc tiền, vì thế Đặng Thông giàu như các vương hầu, trở thành người đàn ông trong lịch sử Trung Quốc vì “sắc” mà kiếm lợi nhiều nhất.
Trong các cung nhân thời Hán còn có hiện tượng đồng tính luyến ái, bọn họ ăn mặc, trang điểm, ghép thành vợ chồng, cùng ngủ cùng ăn. Khi đó Trần hoàng hậu không có con, lệnh cho nữ cung nhân mặc y phục đội mũ đóng giả làm con trai cùng ngủ với bà ta. Sau khi biết việc này, Hán Vũ Đế cả giận phế bỏ hoàng hậu, trách bà ta là “nữ mà dâm như nam”.
Sử sách không ghi hiện tượng đồng tính luyến ái đời Đường và Ngũ Đại, nhưng ở đời Tống hiện tượng này rất hưng thịnh. Tống Huy Tôn phải ra lệnh: “ Nam mà làm đĩ, phạt đánh một trăm trượng, người tố cáo được thưởng năm mươi quan”.
Đời Nguyên, làn gió “nam sắc” suy yếu, nhưng đến đời Minh lại hưng thịnh. Đời Thanh sau một thời gian cực thịnh đã giảm dần.
Có không ít tiểu thuyết Trung Quốc đã miêu tả hiện tượng đồng tính luyến ái như “Hồng Lâu Mộng”, “Kim Bình Mai”, đáng chú ý là cuốn “Phẩm hoa bảo giám” hoàn toàn lấy việc miêu tả hiện tượng đồng tính làm chủ đề v.v…
Từ những sự thực nêu trên qua các thời đại, ở nhiều nơi trên thế giới, có thể rút ra kết luận: hiện tượng đồng tính luyến ái là một mô thức hành vi tồn tại khá phổ biến trong xã hội loài người; xưa và nay, ở mọi nơi đều không có ngoại lệ.
Nguồn: Thế giới quanh ta, số 24, 09/2005