Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/03/2011 19:43 (GMT+7)

Hài lòng với thành công bước đầu của phòng thí nghiệm trọng điểm

Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ tại Viện nghiên cứu quá trình xúc tác của Pháp vào năm 1999 chị Hà trở về nước làm nghiên cứu tại Viện Hóa học công nghiệp. Thời điểm đó, chị thấy khoảng cách khá lớn giữa điều kiện nghiên cứu tại Pháp và Việt Nam. Chị gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm hướng nghiên cứu cũng như tìm nguồn tài trợ nghiên cứu. Năm 2001 chị Hà quay trở lại Pháp thực tập sau tiến sĩ vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp chị có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu hơn. Hai năm sau, khi chị Hà quay về Việt Nam cũng là lúc Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam bắt đầu triển khai dự án xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc và hóa dầu. Lần này, những trách nhiệm và kỳ vọng của ban lãnh đạo trong Viện đã giữ chân chị lại. 

Bằng sáng chế đầu tiên đăng ký tại Pháp

Nhận thấy nhu cầu về dung môi tại Việt Nam lớn, khoảng vài trăm nghìn tấn mỗi năm và đang phải nhập ngoại gần như hoàn toàn. Hơn nữa, lâu nay bên công nghiệp vẫn quen với các dung môi nguồn gốc hóa thạch trong khi dung môi có nguồn gốc thực vật có nhiều ưu điểm hơn như khả năng hòa tan tốt, ít bay hơi, không bắt cháy, không ảnh hưởng đến sức khỏe, có khả năng phân hủy sinh học, nhóm nghiên cứu của chị Hà tại Viện hóa công nghiệp và nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu quá trình xúc tác của Pháp đã đề xuất đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo. Đối tác Pháp là Viện nghiên cứu nơi chị làm luận văn tiến sĩ và cũng là viện nghiên cứu đã giúp đỡ Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện dự án xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm. 

Đề tài bắt đầu triển khai từ năm 2008. Phần lớn khối lượng công việc được tiến hành ở Việt Nam, tuy nhiên với những giai đoạn cần thiết bị hiện đại hơn chị Hà và các nghiên cứu viên trong nhóm sang Pháp tiến hành, nhiều khi làm lại các thí nghiệm để kiểm tra độ chính xác. Kết quả sau 2 năm, nhóm nghiên cứu của chị Hà đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất hỗn hợp dung môi sinh học với thành phần chính là metyl este dầu thực vật và este etyl lactate từ các nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp.

PGS. TS Vũ Thị Thu Hà tốt nghiệp Công nghệ Hữu cơ– Hóa dầu, Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1992. Hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1999 tại Viện nghiên cứu quá trình xúc tác, Pháp. Hiện nay là Viện phó Viện Hóa học công nghiệp đồng thời làm giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc và hóa dầu.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng ký bằng sáng chế tại Pháp. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS) đồng ý bỏ kinh phí ra để đăng ký độc quyền. Trong năm đầu tiên sau khi đăng ký sáng chế, CNRS có dịch vụ hỗ trợ nâng cao giá trị của các bằng sáng chế bằng cách mời bên công nghiệp tới giới thiệu. Trong số 70 bằng sáng chế của ngành hóa, các hãng công nghiệp quan tâm tới 10 bằng sáng chế và mời các tác giả trình bày cụ thể. Sau khi gửi thông tin thuyết trình, bằng sáng chế của nhóm chị Hà là một trong 5 sáng chế được lựa chọn để cung cấp tài chính hoàn thiện công nghệ để chuyển giao cho bên công nghiệp. 

Luôn tìm kiếm những hướng nghiên cứu mới

PGS. TS Vũ Thị Thu Hà

Từ khi bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm, chị Hà đã đượclãnh đạo Viện cũng gửi gắm trách nhiệm điều hành phòng thí nghiệm khi hoàn thành. Do vậy khi chính thức được bổ nhiệm giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm vào tháng 7/2009 chị không cảm thấy gặpnhiều khó khăn và áp lực. 

Hiện tại, phòng thí nghiệm của chị có khoảng 18 cán bộ nghiên cứu. Các hướng nghiên cứu chính của phòng thí nghiệm là công nghệ lọc và hóa dầu gắn liền với xúc tác; nhiên liệu sạch; sản phẩm thânthiện với môi trường; năng lượng tái tạo. 

Theo quy định, các phòng thí nghiệm trọng điểm sẽ được đánh giá 4 năm/lần theo các tiêu chí về công bố quốc tế, sáng chế, ứng dụng, số lượng người đào tạo, đề tài dự án thực hiện. Cũng như giám đốccủa các phòng thí nghiệm khác, chị Hà mong muốn đạt được các yêu cầu để được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tới. Nhưng chị không thấy quá lo lắng, “so với các phòng thí nghiệm khác, phòng thí nghiệmtrọng điểm công nghệ hóa lọc dầu được đánh giá trong số 3 phòng thí nghiệm có kết quả tốt”. 

Khi được hỏi công việc quản lý có làm chị thiếu thời gian dành cho nghiên cứu, chị Hà cho biết, “các công việc hành chính có hơi hướm chuyên môn chủ yếu liên quan tới việc đưa ra các ý tưởng, xâydựng đề tài, viết thuyết minh, tổ chức seminar. Do vậy phần lớn thời gian tôi vẫn dành cho nghiên cứu”. 

Trải qua những khó khăn trong nghiên cứu, chị Hà hiểu bước khởi đầu khó khăn của các nghiên cứu viên. Chị luôn cố gắng tạo điều kiện học tập, cơ chế đãi ngộ tốt, tôn trọng đồng nghiệp để họ toàn tâmtoàn ý với công việc. Theo chị Hà, ở Việt Nam có nhiều kênh khác cho nghiên cứu ứng dụng. Các nhà nghiên cứu trẻ có chuyên môn vững vàng, am hiểu tình hình thực tế của Việt Nam, luôn cập nhật nghiêncứu mới trên thế giới sẽ dễ tìm ra được những hướng nghiên cứu phù hợp và xin được tài trợ.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.