Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/02/2010 17:45 (GMT+7)

Hải Dương: Sáng kiến kỹ thuật của người nông dân

Là một nông dân, ông Chế rất thấu hiểu nỗi vất vả của người dân khi làm đất trồng vụ đông. Nhiều năm trở lại đây, đã có máy cày, bừa giúp người dân làm đất để trồng vụ đông. Đất được máy cày lên, vằm nhỏ. nhưng sau đó người nông dân phải dùng trâu cày luống, hoặc dùng sức người để kéo đất lên thành luống, đây là một công đoạn vất vả, tốn công sức. Điều này đã làm ông Chế – Người thợ cơ khí ở xã Nam Trung, huyện Nam Sách trăn trở, thôi thúc ông tìm tòi nghiên cứu và chế tạo thành công lưỡi cày lên luống.

Lưỡi cày được thiết kế theo hình chữ V . Nó được tạo bởi hai thanh lập là dài 50 cm hàn lại với nhau( Phía bên trên) gắn vào chung một trục sắt. Sau đó, lấy tấm sắt dày, tôi cứng làm thành mặt lưỡi cày. Mặt lưỡi cày mỗi bên có kích thước chiều rộng là 18cm, dài 40cm. Mặt lưỡi cày được uốn hơi thoải, hàn vào mép trên hình chữ V, hàn mép giữa với nhau tạo thành hình giống mũi thuyền. Mép dưới cũng dùng thanh lập là dày 0,9 cm hàn lại với theo hình thoải ra. Sau khi tạo đựợc mặt lưỡi cày, hàn cố định mặt trong lưỡi vào thanh lập là dày 0, 8 cm tạo thành chiều đứng, khoan lỗ phía trên và khoảng giữa của thanh lập là này dùng để bắt ốc gắn ngay vào trục ngang của dàn phay đất.

Lười cày được lắp thêm ngay vào phía sau máy phay đất. Do đó, sau khi máy phay đất nhỏ, thì lưỡi cày lên luống cày thành luống ngay. Khi sử dụng lưỡi cày, bắt ốc vào trục ngang thang giằng , nên có thể điều chỉnh lưỡi cày nâng lên, hạ xuống đẻ tạo nên độ cao thấp của luống đất. Khi không sử dụng,có thể tháo lưỡi cày ra rễ ràng

Với việc áp dụng giải pháp này, người dân đã giảm chi phí làm đất vụ đông 1 sào là 205000 đồng, tương đương 5.678.500đồng/ha , và chưa kể đến việc tiết kiệm được thời gian làm đất nhanh hơn, để đảm bảo thời vụ. Điều quan trọng hơn nữa là nó góp phần giải phóng sức lao động, giúp cho người nông dân đỡ vất vả khâu làm đất gieo trồng vụ đông. Lưỡi cày lên luống này hiện đang được áp dụng ở xã Nam Trung, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương và nhiều nơi trong tỉnh, một số cơ sở tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình có phong trào làm vụ đông mạnh. Chỉ tính riêng vụ đông, giải pháp tiết kiệm công lao động trong xã Nam Trung hàng tỷ đồng. Người dân xã Nam Trung gọi lưỡi cày này là : : "lưỡi cày ông Chế’’ .

Giải pháp sáng tạo kỹ thuật : "lưỡi cày  lên luống ’’ của ông Nguyễn Văn Chế đã đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương lần thứ VI.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.