Thứ năm, 09/12/2010 18:42 (GMT+7)
GSVS Trần Huy Liệu (1901 – 1969) người sáng lập Hội khoa học lịch sử Việt Nam
Năm 1953 ông được cử làm Trưởng ban Văn - Sử - Địa, một tổ chức chỉ đạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đó là tổ chức tiền thân của Viện KHXH hiện nay (trước đó là Uỷ ban KHXH, rồi Trung tâm KHXH&NV Quốc gia) và Ban sử là tổ chức tiền thân trực tiếp của Viện sử học Việt Nam thành lập năm 1959 mà ông là Viện trưởng. Năm 1966 GSVS Trần Huy Liệu là người sáng lập Hội khoa học lịch sử Việt Nam mà ông là vị Hội trưởng đầu tiên.
|
Nền sử học Mácxit hiện đại Việt Nam đã được chuẩn bị từ trước cách mạng tháng Tám 1945 với sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, vớinhững tác phẩm vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí Trường Chinh. Võ Nguyên Giáp… vào nghiên cứu, lý giải những vấn đề lịch sử cận đại và hiện đại của đấtnước, của dân tộc. Nền sử học hiện đại đó ra đời sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám với một đặc điểm nổi bật là những nhà trí thức cách mạng đã từng tham gia lãnh đạo cách mạng, góp phần cùng toàndân sáng tạo ra lịch sử hiện đại Việt Nam chính là những nhà sử học mácxit đầu tiên nghiên cứu và ghi chép lại những trang sử cách mạng đó, những người đi đầu trong sự nghiệp xây dựng nền sử học hiệnđại Việt Nam. GSVS Trần Huy Liệu cùng với GSVS Nguyễn Khánh Toàn, GS. Đào Duy Anh, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Phạm Huy Thông đã quá cố và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GSNGND Trần Văn Giàu… là những nhà sửhọc khai sáng, những sử gia bậc thầy, bậc đàn anh của giới sử học Việt Nam.Về phương diện sử học, GSVS Trần Huy Liệu là một chuyên gia hàng đầu về lịch sử cận - hiện đại Việt Nam với nhiều công trình thu thập tư liệu và chuyên khảo lỗi lạc, xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và Huân chương Hồ Chí Minh. Tất cả những công trình, luận văn sử học của ông luôn luôn tiếp cận, phản ánh sự thật lịch sử một cách khách quan, trung thực với tính chiến đấu cao, mang sử bút kết hợp khí tiết nhà Nho với tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản và phương pháp luận sử học mácxit. Có thể coi đó là phong cách sử học Trần Huy Liệu.
|
Cố GSVS Trần Huy Liệu giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết giới sử học Việt Nam . Với cương vị Viện trưởng Viện Sử học ViệtNam và Hội trưởng Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, ông đã tập hợp được tất cả các nhà sử học, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử vì mục tiêu xây dựng nền sử học, vì chức năngnghiên cứu lịch sử và đào tạo cán bộ, phổ biến trí thức lịch sử và giáo dục truyền thống dân tộc trong nhân dân, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, hướng sử học vào nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cáchmạng của dân tộc. Ông là một người bao dung, độ lượng, thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh và tâm tư, nguyện vọng từng con người và đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho không ít người vượt qua những khó khănriêng tư để vươn lên trong học tập và nghiên cứu, cống hiến cho sự phát triển sử học. Trong giao tiếp và ứng xử, trong tổ chức và chỉ đạo các công trình khoa học, ông không bao giờ để cho ranh giớicơ quan, địa phương phân chia các nhà sử học, coi giới sử học cả nước như một nhà, một cộng đồng nghề nghiệp gắn bó với nhau trong sự nghiệp chung. GSVS Trần Huy Liệu là hiện thân của lòng nhân ái,của tính trung thực, được giới sử học coi như một người anh, người thầy kính mến và thân thiết. Hội KHLSVN đã đúc tượng đồng GS trao tặng cho gia đình và Viện Sử học.Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, giới sử học cả nước xin bày tỏ tấm lòng kính trọng, tôn vinh và biết ơn đối với công lao, cống hiến to lớn của GSVS Trần Huy Liệu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền sử học hiện đại Việt Nam cũng như trong việc sáng lập và đặt cơ sở đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Hội KHLSVN.