Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/02/2009 14:42 (GMT+7)

GS.Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng và những ước mơ vàng

GS.VS Vũ Tuyên Hoàng sinh ra trong một gia đình trí thức, thân phụ Anh là nhà văn hóa lớn Vũ Ngọc Phan, thân mẫu là nhà thơ nổi tiếng Hằng Phương. Tôi gặp và làm việc cùng Anh từ tháng 8 năm 1967 tại Bộ môn Di truyền chọn giống, Khoa Cây lương thực, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Đã hơn 40 năm mà vẫn như ngày hôm qua còn trò chuyện với Anh..

Sự nghiệp của Anh bắt đầu từ những năm du học ở Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1969, Anh được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô (cũ) và bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ năm 1973. Sau đó Anh làm công tác nghiên cứu khoa học tại Kraxnodar và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học năm 1977 tại Viện Nghiên cứu cây trồng toàn Liên bang Xô-viết mang tên Vavilôv, St.Petersburg. Năm 1988 Anh được phong chức Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp toàn Liên-xô và 1991 là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp toàn Liên bang Nga. Năm 2003 Anh đựợc phong chức Viện sỹ Viện Hàn Lâm Khoa học các nước thuộc Thế giới thứ ba.

Mọi người nhớ tới Anh không phải chỉ vì anh đã từng giữ nhiều trọng trách như Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục từ khoá V đến khoá VIII, đại biểu Quốc hội khoá VIII, XI, XII, Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nhật mà chủ yếu nhớ tới Anh như một một người thầy, một đồng nghiệp, một người bạn của nhà nông. Anh thường tâm sự với tôi: Cả nhà đều làm các nghề ở “trên trời” - làm nhà văn, làm nhà thơ và làm họa sỹ, còn mình lại làm nghề “chân đất”, gắn bó với ruộng đồng là sở thích của mình.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Anh đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa đông xuân chịu rét, sau đó là các giống lúa chịu úng mà Anh đặt tên cho chúng là U16, U17…, các giống lúa chịu hạn như CH5, CH133…và những năm gần đây nhất là các giống lúa có hàm lượng Prôtein cao như P4, P6..., trong số đó giống P6 hiện đang được gieo trồng hàng vạn ha ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Miền Trung. Giống lúa này không chỉ có chất lượng dinh dưỡng cao mà còn cho cơm dẻo, hương vị đậm đà đang được những đồng nghiệp và thế hệ đi sau tiếp tục nhân rộng trong sản xuất. Mới đây trong những ngày cuối năm 2008, tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viên Cây lương thực và cây thực phẩm tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, các đại biểu được nếm mùi vị đậm đà của giống P6 và mọi người lại càng nhớ tới Anh nhiều hơn. Riêng tôi khi ngồi cùng với chị Hồng Nga, phu nhân của GS. Hoàng, có được nghe chị tâm sự: “Không biết anh Hoàng có biết không? Trong điều kiện trời mưa lớn và rét đậm nhưng rất nhiều đại biểu đã về dự lễ kỷ niệm, trong đó hầu hết là các đồng nghiệp và cộng sự của Anh …”. Tôi trầm ngâm tâm sự với chị: “Có lẽ vì nhớ thương anh Hoàng vô tận nên trời không ngớt mưa…”.

Quả thật sau bao năm lăn lộn với nghiên cứu và triển khai, Anh đã đem lại cho người nông dân, cho đời không chỉ các giống lúa mới mà Anh, nhà khoa học tài ba, giàu sáng tạo đã đưa ra các ýtưởng và các sản phẩm mới: Giả thuyết về 2 nhóm gen quyết định đến 2 quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm cơ sở khoa học cho ngành Di truyền học và chọn giống cây trồng. Lý thuyếtnày không chỉ có ý nghĩa đối với nước ta mà nhiều nhà khoa học trên thế giới đã ứng dụng thành công trong sự nghiệp của họ. Giống táo Má đào do Anh tạo ra vừa có mẫu mã đẹp, vừa có chất lượng tươngtự hoặc cao hơn giống táo Thiện Phiến nổi tiếng của vùng Gia Lộc. Anh cũng là người đầu tiên đưa khái niệm trồng khoai tây bằng hạt vào Việt Nam . Một kết quả khác ít ai biết đến là trên cơ sở lý thuyết đồng dạng, Anh đã tạo ra giống Vịt Anh Đào được bà con nông dân đánh giá cao.

Khó có thể kể hết những công trình sáng tạo của GS.Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, chỉ biết rằng Nhà nước đã đánh giá rất cao các thành tựu khoa học của Anh bằng việc trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000, Huân chương Độc lập hạng 2 và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đặc biệt Anh là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Quốc tế về chọn tạo giống lúa.

Tranh của GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng
Tranh của GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng
Anh không chỉ là một nhà khoa học tài ba, uyên bác mà còn là một con người trong sáng, chân tình, vui vẻ, dí dỏm, hòa nhã, bình dị và thanh tao biết nhường nào. Anh là nhà thơ tâm huyết, làhọa sỹ của cuộc đời. Mơ ước lớn nhất của cả đời Anh là tạo nên những cánh đồng vàng - cánh đồng lúa nặng trĩu bông vàng - mầu vàng của ấm no, mầu vàng của chính cái tên của Anh: GS.VS Vũ Tuyên Hoàng.

Đầu năm Kỷ Sửu - Năm Con Trâu Là Đầu Cơ Nghiệp- năm bắt đầu thực hiện Nghị quyết 26 của Đảng về Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân, xin có vài dòng để tri ân với Anh ở nơi vĩnh hằng, để ước mơ của Anh sớm thành hiện thưc: Phát triển một nền Nông Lâm Ngư Nghiệp hiện đại, toàn diện, nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thich ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, an sinh và thân thiện với môi trường.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.