GS Ngô Bảo Châu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ
Danh sách các viện sĩ mới gồm các học giả trong nước và quốc tế, Nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà văn và các chuyên gia khác bao gồm cả sử gia David W. Blight, nhà nghiên cứu núi lửa Katharine V. Cashman, nhà toán học Ngô Bảo Châu, diễn viên và đạo diễn Clint Eastwood, nhạc sĩ Sir Paul McCartney, nhà viết kịch Neil Simon, và Mezzo-soprano Frederica von Stade...
Viện Hàn lâm Mỹ thuật và Khoa học Mỹ vừa công bố danh sách trúng cử gồm 220 viện sĩ mới, gồm các học giả, các nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, doanh nghiệp, và các nhà từ thiện, lãnh đạo… danh tiếng của thế giới.
Là một tổ chức có uy tín, Học viện cũng là một trung tâm hàng đầu cho các công trình nghiên cứu chính sách độc lập. Các thành viên đóng góp cho Viện Hàn lâm các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học và chính sách công nghệ, năng lượng và an ninh toàn cầu, chính sách xã hội, các nghiên cứu về con người, văn hóa, và giáo dục…
"Được bầu vào Học viện vừa là vinh dự cho thành viên với việc ghi nhận các thành tựu nghiên cứu, đồng thời cũng nhằm kêu gọi các thành viên cống hiến", Giám đốc Viện Hàn lâm Leslie C. Berlowitz nói, "Chúng tôi mong muốn thu nhận kiếnthức và chuyên môn của các viện sĩ để đối mặt với những thách thức hôm nay".
Các viện sĩ năm 2012 bao gồm những người giành Giải thưởng Quốc gia về Khoa học, như giải thưởng Lasker, Pulitzer và giải thưởng Shaw, huy chương Fields, học bổng MacArthur và Bằng Danh dự Guggenheim Kennedy; các giải Grammy, Emmy, giải thưởng Tony, Avery Fisher.v.v…
Các nhà khoa học trong danh sách viện sĩ mới gồm: James Fraser Stoddart, một nhà hóa học có công giúp thiết lập các lĩnh vực của công nghệ nano; Angela M. Belcher, người sử dụng chỉ dẫn quá trình tiến hóa để tạo ra vật liệu mới ứng dụng trong ngành điện tử, năng lượng, và y học, địa chất; nhà khoa học Katharine V. Cashman, người đã giải thích lý do tại sao núi lửa phun trào; nhà thiên văn học Debra Fischer A.,người đã khám phá ra hơn 200 hệ thống hành tinh, Robert P. Colwell, người thiết kế bộ vi xử lý Pentium (Intel); nhà toán học Ngô Bảo Châu (Việt Nam), người giành Giải thưởng Fields…
Trong lĩnh vực báo chí và công chúng, các thành viên mới gồm: chuyên gia nghiên cứu tính bền vững Kamaljit Singh Bawa, cựu Thống đốc Tennessee Phil Bredesen, nhà ngoại giao kỳ cựu R. Nicholas Burns, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, phóng viên truyền hình Judy Woodruff, và biên tập viên tạp chí Boston Globe Martin Baron.
Học viện đã bầu 17 viện sĩ danh dự nước ngoài từ các nước Argentina, Canada, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh.
Các viện sĩ mới sẽ ra mắt tại một buổi lễ vào ngày 6/10/2012, tại trụ sở của Viện Hàn lâm ở Cambridge, Massachusetts.
Kể từ khi thành lập vào năm 1780, Viện Hàn lâm đã chọn viện sĩ là các "nhà tư tưởng và hành động" của mỗi thế hệ, bao gồm George Washington, Benjamin Franklin (thế kỷ 18), Daniel Webster và Ralph Waldo Emerson (TK 19), và Albert Einstein, Winston Churchill (TK 20). Các thành viên hiện tại bao gồm hơn 250 người đoạt giải Nobel và hơn 60 người giành Giải thưởng Pulitzer.
GS.Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới. GS.Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh bổ đề cơ bản Langlands .
GS.Ngô Bảo Châu sinh tại Hà Nội. Ông từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường THCS Trưng Vương, sau đó học tại khối chuyên toán trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS.Ngô Bảo Châu đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức năm 1989. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Việc Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng Huy chương Fields là niềm vinh dự và tự hào lớn đối với đất nước Việt Nam. Sự kiện đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai tại châu Á, sau Nhật Bản, có công dân được nhận giải thưởng toán học cao quý này./.