Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 08/09/2011 21:14 (GMT+7)

Góp phần đánh giá về mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu qua những biến cố năm 1956 ở Ba Lan và Hunggari

1. Đặt vấn đề

Năm 1956 là một năm xảy ra nhiều biến cố quan trọng đối với phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới, làm nảy sinh sự bất đồng, gia tăng mâu thuẫn giữa các nước trong nội bộ phe XHCN. Sau những chấn động do tác động của sự xung đột về quan điểm và lợi ích giữa Liên Xô và Nam Tư năm 1948, lần này, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, mà trước tiên là Ba Lan và Hunggari đã đưa lại những tác động đa chiều trong nội khối. Liệu những biến cố xảy ra năm 1956 có phải là khúc dạo đầu trong hàng loạt bất đồng giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong thập niên 60 của thế kỷ XX, mà đỉnh cao là sự kiện Tiệp Khắc, diễn ra vào mùa Xuân năm 1968 và trong nhiều năm tiếp theo. Hiện nay, có nhiều câu hỏi còn đang bỏ ngỏ cần được các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ. Đó là, cần đánh giá như thế nào về hiện tượng "Nga hóa" đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ở các nước Đông Âu từ sau năm 1945? Sự "can thiệp" của Liên Xô có vai trò như thế nào đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu trong những năm 1947, 1948-1956? Đâu là cội nguồn những mâu thuẫn nảy sinh giữa một bộ phận nhân dân Đông Âu, một bộ phận đảng viên Đảng Cộng sản với các chính sách mà Liên Xô thực thi ở Đông Âu? Liên Xô có vai trò gì và thành công như thế nào trong việc trợ giúp các lãnh tụ Cộng sản Đông Âu được đào tạo ở Liên Xô - những người chấp thuận vai trò làm "con rối chính trị" của Liên Xô. Vì sao ngay sau Chiến tranh thế giới thứ Hai "tinh thầndân t ộc"lại nảy sinh và phát triển ngày càng mạnh mẽ ở một số nước Đông Âu (Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hunggari, Rumani) và được bột phát ngày càng mạnh mẽ trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX? Có nên đánh giá rằng sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, sự tiếp tay của các thế lực phản động cho các lực lượng đòi cải cách/đổi mới mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội là nguyên nhân chính tạo nên những biến động chính trị ở Đông Âu trong những năm 1956, 1968 hay chính những khiếm khuyết của bản thân mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, những tồn tại của chính bản thân các Đảng Cộng sản, cũng như sự can thiệp thô bạo của Liên Xô đã làm nảy sinh những bất mãn trong nội bộ đảng viên các Đảng Cộng sản và nhân dân các nước Đông Âu, đưa đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh đậm tính bạo lực? Nên đánh giá như thế nào về lực lượng cải cách, đòi đổi mới mô hình/ lực lượng "dân tộc chủ nghĩa" trong các biến cố năm 1956 và năm 1968? Có nên coi họ là "lực lượng phản động"? hay đó là lực lượng đi trước thời đại, có tầm nhìn xa trông rộng, dám nói, dám đấu tranh, dám chỉ ra những khiếm khuyết của chủ nghĩa xã hội, dám đưa ra một mô hình phát triển khác với cách làm của LiênXô -quê hương của chủ nghĩa xã hội?Có trả lời được những câu hỏi này dựa trên những tư liệu lịch sử thì mới giúp chúng ta có thể đánh giá được thực chất của mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, góp phần giải đáp câu hỏi: Các nước XHCN Đông Âu là những nước đồng minh hay chư hầu/ nước lệ thuộc Liên Xô?

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi muốn góp phần nhìn nhận lại mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu qua những biến cố xảy ra trong năm 1956 ở Ba Lan và Hunggari.

2. Nội dung

Sau khi Chiến tranh lạnh được Mỹ phát động (1947), bầu không khí chính trị thế giới ngày càng căng thẳng. Cả Liên Xô và Mỹ bên cạnh việc triển khai những kế hoạch quân sự, chính trị, ngoại giao nhằm thể hiện sức mạnh và tham vọng của mình còn rất quan tâm đến việc thiết chặt kỷ luật trong hàng ngũ các đồng minh của mình. Các nước XHCN Đông Âu vốn là khu vực ảnh hưởng độc quyền của Liên Xô, là đồng minh thân cận nhất của nước này ở châu Âu nên luôn luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của Liên Xô. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, để đảm bảo an ninh của mình, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì một lực lượng quân sự lớn ở các nước Đông Âu. Đồng thời, sự hiện diện của các chuyên gia Liên Xô trên nhiều lĩnh vực (quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục...) cũng chính là nhằm thiết lập một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với Đảng Cộng sản và ban lãnh đạo của các nước XHCN Đông Âu.

Sự kiện Stalin mất năm 1953 đã đưa lại những thay đổi quan trọng không chỉ trên sân khấu chính trị Liên Xô mà còn tác động sâu sắc tới mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Ban lãnh đạo mới của liên Xô, đứng đầu là Tổng Bí thư Khơrutxốp (Khurushchev) đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình so với thời Stalin nhằm giảm sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế, song vẫn không làm ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu cuối cùng: thiết lập chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Những nhân tố chủ yếu đã khiến cho Liên Xô có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại là: sự suy yếu của Liên Xô sau cái chết của Stalin; niềm tin của ban lãnh đạo mới ở điện Kremlin rằng việc Stalin đã mở rộng các lợi ích của Liên Xô sau chiến tranh đã buộc phương Tây phải phản kháng lại bằng việc tạo ra những tổ chức kinh tế, quân sự nhằm tấn công lại các nước XHCN (ví dụ việc thành lập NATO); sự cần thiết phải giảm nguy cơ của một cuộc chiến tranh tổng lực do một nguy hiểm từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân; sự leo thang giá cả của các loại vũ khí hiện đại; niềm tin rằng việc giảm bớt các căng thẳng quốc tế sẽ buộc phương Tây phải giảm nỗ lực về quân sự (song Liên Xô sẽ không làm như vậy).

Việc Khơrutxốp đưa ra trước Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 2 năm 1956 nhiều vấn đề cơ bản như: công khai những lạm dụng quyền lực và sai phạm của Stalin đã từng gây chấn động cho dư luận; định hướng lại nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; thừa nhận sự đa dạng các con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội; phê phán tư tưởng sùng bái cá nhân; để phát triển, Liên Xô sẵn sàng góp phần vào việc loại bỏ những điểm nóng chiến tranh đang tồn tại, ngăn chặn sự xuất hiện những điểm nóng mới ở châu Âu và châu Á; cải thiện mối quan hệ với Tây Đức và với Nam Tử (tiếp tục quá trình đã bắt đầu từ năm 1953). Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Liên Xô đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền ở Đông Âu năm 1956.

Trong khi đó, ban lãnh đạo đảng của các nước XHCN Đông Âu cũng đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp nảy sinh như: sự phân hóa nội bộ và chia rẽ do tác động của việc gia tăng quảng bá lợi ích dân tộc; sự xuất hiện tư tưởng xem xét lại vai trò của sự hiện diện của Hồng quân trên lãnh thổ các nước Đông Âu (có nhà nghiên cứu phương Tây đã cho rằng, nếu không có sự có mặt của quân đội Xô Viết ở Đông Âu thì rất có thể hệ thống XHCN không thể hoạt động được.

Trước tình trạng đó, Liên Xô không hề có ý định để cho các sự kiện trong đời sống chính trị ở các nước XHCN Đông Âu diễn ra theo hướng tự do, mất quyền kiểm soát, làm tổn hại đến các tính toán chiến lược của Liên Xô hay tạo ra những vật cản cho quá trình hiện thực hóa mục tiêu hàng đầu của nước này là mở rộng ảnh hưởng của phe XHCN trên thế giới. Đối với Liên Xô, nước này vẫn cần đến các nước XHCN Đông Âu dưới các góc độ quân sự, kinh tế và chính trị. Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của các nước phương Tây nhằm vào Liên Xô, vai trò về quân sự và vị trí lãnh thổ của Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Liên Xô. Tương tự, Hunggari, Rumani và Bungari sẽ có vai trò lá chắn che chở cho Liên Xô từ phía nam. Đồng thời, những lợi ích về kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách của Liên Xô đối với các nước Đông Âu (Tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của các nước Đông Âu chiếm 2/5 so với của Liên Xô, nền công nghiệp chiến tranh của Liên Xô cần nhiều nguyên liệu quan trọng từ Đông Âu, trong đó đặc biệt là urani.

Những diễn biến trong đời sống chính trị Liên Xô trong những năm 1955-1956 đã có tác động trực tiếp tới quan hệ giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong năm 1956, gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ phe XHCN, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của cả một hệ thống.

Cuối tháng 6 năm 1956, tại Poznan (Ba Lan) đã bùng nổ cuộc đình công của công nhân. Lực lượng an ninh đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân, khiến 53 người thiệt mạng. Bên cạnh một số yêu cầu về kinh tế là sự xuất hiện của những yêu sách mang màu sắc chính trị như, rút các lực lượng quân đội Xô Viết, thậm chí từ bỏ cả việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ngay lập tức, cuộc đấu tranh lan rộng ra khắp đất nước Ba Lan, bao gồm cả thủ đô Vácsava, thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Điều đáng nói là, trong nội bộ Đảng Cộng sản Ba Lan xuất hiện một khuynh hướng cải cách("xét lại" - theo quan niệm của Liên Xô), chính lực lượng này đã thành công trong việc đưa trở lại ban lãnh đạo đảng một số nhà lãnh đạo chủ chốt từng bị loại ra khỏi bộ máy vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX do bị buộc tội theo chủ nghĩa Titô (Wladislaw Gomulka, Spychalski, Kliszko). Các cuộc tranh luận của thành viên nhóm cải cách không chỉ giới hạn ở những vấn đề như sự cần thiết cải thiện tình trạng kinh tế của đất nước hay làm thế nào để giảm bớt căng thẳng xã hội mà họ còn đề cập cả đến vai trò và vị trí của Đảng Cộng sản trong xã hội. Hậu quả là, đã xuất hiện nhiều tiếng nói ủng hộ việc từ bỏ vai trò "lãnh đạo" của đảng.

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 10 năm 1956, tại Đại hội VIII của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, Wladyslaw Gomulka đã được bầu làm Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương. Đại hội diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Đoàn đại biểu Liên Xô do Khơrútxốp dẫn đầu đã sang Ba Lan nhằm kiểm soát tình hình, trong khi đó các đơn vị quân đội Liên Xô chuyển quân theo hướng tiến về thủ đô Vácsava .

Trước diễn biến của đời sống chính trị Ba Lan, Khơrupxốp không hề có ý định để cho mọi việc thoát ra khỏi tầm kiểm soát. Với sự hộ tống của Molotov, Mikoian và Kaganovic, Khơrutxốp đã đến Vácsava ngày 19 tháng 10 năm 1956, quyết định sử dụng các biện pháp mạnh. Tuy nhiên, đúng như "những toan tính ở nhà thường không đúng với ở chợ", khi đến Ba Lan, người đứng đầu Liên Xô tạm thời phải chấp nhận việc đã rồi, công nhận Wladislaw Gomulka làm Bí thư thứ Nhất của Đảng Cộng sản Ba Lan. Còn về phía lực lượng cải cách Ba Lan, những mục tiêu cơ bản mà họ đề ra cũng không đạt được, sự tự do tranh luận về tư tưởng trên các tờ báo cũng chấm dứt một thời gian ngắn sau đó.Sự thành công ít ỏi của Ba Lan có thể kể đến chính là sự độc lập lớn hơn về kinh tế. Có ý kiến cho rằng, không có bên nào giành được thắng lợi qua những gì diễn ra ở Ba Lan vào tháng Mười năm 1956. Việc Wladislaw Gomulka duy trì sự kiểm soát tình hình bằng mọi giá đã giúp cho Wladislaw Gomulka và những người đồng chí của ông thành công trong việc ngăn chặn một cuộc can thiệp quân sự của Liên Xô, điều đã xảy ra ở Hunggari một thời gian ngắn sau đó.

Sự biến ở Hunggari năm 1956 trước tiên bắt đầu từ cuộc biểu tình tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan diễn ra ở trường Đại học Bách khoa ngày 22 tháng 11 năm 1956. Điều đáng chú ý là do sự tham gia tích cực của rất nhiều trí thức và sinh Viên Hunggari vào cuộc đấu tranh (mà hạt nhân là Câu lạc bộ Pet Öfi đã khiến cho cuộc biểu tình có tiếng vang lớn về chính trị. Những yêu sách về chính trị kết hợp với kinh tế, đấu tranh đòi đưa Imre Nagy tham gia vào bộ máy lãnh đạo Hunggari, coi đây là nhân tố quyết định bảo đảm hiện thực hóa những yêu sách của lực lượng cách mạng. Ngày 24 tháng 10 năm 1956, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương của Đảng Công nhân Hunggari đã quyết định tổ chức lại Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Ger ÖErn Ö(người giành được sự tin cậy và ủng hộ của Liên Xô) được tái khẳng định chức Bí thư thứ Nhất của Đảng Công nhân Hunggari và Imre Nagy được cử làm Thủ tướng Chính phủ Hunggari. Tuy nhiên, một ngày sau đó (25 tháng 10), Bộ Chính trị của Đảng Công nhân Hunggari nhóm họp tại Thủ đô Buđapesta đã quyết định Kádár János là người thay thế Ger ÖErn Ögiữ chức Bí thư thứ Nhất Đảng Công nhân Hunggari.

Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh ở Hunggari đã thể hiện tính chất quyết liệt, cấp tiến (từ việc hạ bệ và phá hủy tượng Stalin, một số nhà lãnh đạo Hunggari chạy tỵ nạn vào Đại sứ quán Nam Tư). Những người tập hợp xung quanh Imre Nagy đòi Hunggari được hưởng một nền tự trị lớn hơn, sự độc lập về kinh tế, rút các lực lượng quân đội Xô viết. Thậm chí còn có cả nhưng yêu cầu cực đoan hơn như đòi Hunggari rút ra khỏi tổ chức Hiệp ước Vácsava, từ bỏ các nguyên tắc sản xuất và sở hữu XHCN, trở lại chế độ chính trị như trước Chiến tranh thế giới thứ Hai. Thủ tướng Imre Nagy - là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Hunggari ngay từ giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, từng làm việc trong tổ chức Quốc tế Cộng sản đã tin rằng, Liên Xô có thể chấp thuận những yêu cầu của Hunggari nếu việc này không làm ảnh hưởng đến hệ thống phòng thủ của họ.

Điều đáng suy ngẫm là tại sao Liên Xô lại quyết định can thiệp quân sự, sử dụng biện pháp bạo lực nhằm dập tắt phong trào đấu tranh ở Hunggari? Đâu là lí do khiến Liên Xô có cách đối xử với Hunggari khác với Ba Lan?

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra hai lý do chủ yếu để lí giải những câu hỏi trên: Thứ nhất,do ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Ba Lan đã kiểm soát thành công khuynh hướng cải cách; Thứ hai,an ninh của Liên Xô không bị tổn hại. Chính vì điều đó đã khiến cho cách đối xử của Liên Xô với Ba Lan tỏ ra ôn hòa hơn. Bên cạnh đó, những diễn biến ở Hunggari đã có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của ban lãnh đạo Liên Xô. Ngày 28 tháng 10 năm 1956, trong bài phát biểu qua đài phát thanh, Thủ tướng Imre Nagy tuyên bố. "Chính phủ từ chối việccoi các nhóm đấu tranh của nhân dân là các tổ chức phản cách mạng". Đối mặt với các cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Hunggari so Với Ba Lan, cộng thêm tình hình căng thẳng, leo thang ở khu vực kênh đào Suez, ngày 28 tháng 10 năm 1956 Liên Xô chấp nhận việc thảo luận về rút các lực lượng Xô viết khỏi Hunggari. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau đó, Liên Xô đã thay đổi ý định. Liên Xô không chỉ ngừng hoàn toàn việc thảo luận rút quân, mà còn tăng cường thêm lực lượng cho các đơn vị Liên Xô đang đóng quân trên lãnh thổ Hunggari, theo nguồn tài liệu của Hunggari, 1300 xe tăng Xô viết đã thâm nhập vào Hunggari. Sự căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Hunggari leo thang sau cuộc gặp giữa Imre Nagy với Đại sứ Liên Xô tại Hunggari Andropov ngày 2 tháng 11 năm 1956. Tại cuộc tiếp xúc, phía Hunggari đã đòi tổ chức cuộc thương lượng cấp cao nhằm dọn đường cho việc Hunggari rút khỏi khối Hiệp ước Vácsava và rút các đơn vị quân đội Xô viết. Kádár đã tuyên bố giải tán đảng và thành lập một đảng mới - Đảng Công nhân XHCN Hunggari. Việc Thủ tướng Imre Nagy tuyên bố chấm dứt chế độ cai trị độc đảng và rút hoàn toàn các lực lượng quân đội Liên Xô ra khỏi Hunggari được coi là một hành động tiến xa hơn nhiều so với nhà lãnh đạo Ba Lan Wladislaw Gomulka và "có lẽ dù không chắc chắn, ông đã vượt qua nhữnggiớihạn mà người Nga có thể dungthứ".

Sự kiện Imre Nagy tuyên bố Hunggari rút ra khỏi tổ chức Hiệp ước Vácsava, tuyên bố trung lập đất nước và yêu cầu các cường quốc công nhận Hunggari thực sự là "giọt nước làm tràn ly". Vào thời điểm đó, ban lãnh đạo Liên Xô phải lựa chọn giữa các khả năng: hoặc không can thiệp và để tình hình diễn biến theo hướng làm tổn hại đến lợi ích chiến lược của Liên Xô; hoặc phải can thiệp để chứng minh một sự thật là nền độc lập của Hunggari (hoặc bất cứ nước XHCN nào) tùy thuộc vào cách hành xử của Liên Xô. Để trấn áp được sự chống đối diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Hunggari, Liên Xô tìm kiếm sự ủng hộ của các nước XHCN Đông Âu khác. Nhằm có được sự đồng thuận của các lãnh tụ Cộng sản khác, thuyết phục họ ủng hộ quan điểm can thiệp, cứu Chủ nghĩa xã hội Khơrutxốp đã thực hiện hàng loạt các chuyến ngoại giao con thoi bí mật trong các ngày 1-3 tháng 10 năm 1956: gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ba Lan tại Brest, viếng thăm thủ đô Bucaret (Rumani), gặp gỡ người đứng đầu Rumani, Gheorghe Gheorghiu - Dej và Bí thư thứ Nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đang có mặt ở Rumani; sau đó bay sang Thủ đô Sofia, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bungari. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Liên Xô còn tham khảo ý kiến của Trung Quốc. Tất cả các nhà lãnh đạo các nước XHCN đều có chung quan điểm rằng các sự kiện diễn ra ở Hunggari đã thuộc phạm trù "phản cách mạng". Trên cơ sở đó, Liên Xô quyết định can thiệp quân sự nhằm chấm dứt cuộc "bạo loạn" ở Hunggari.

Điều đáng nói là, tuy giữa Liên Xô và Nam Tư từng nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng trong những năm 1948-1953, song để tạo thêm dư luận cho việc sử dụng vũ lực, Khơrutxốp quyết định cần phải có thêm sự ủng hộ của Iosip Broz Tito, lãnh tụ Nam Tư - người mà Imre Nagy tin tưởng và đặt nhiều hy vọng. Ngay sau chuyến viếng thăm Sofia , Khơrútxốp cùng với Malenkov đã gặp mặt Tito ở Brioni, tiến hành cuộc gặp gỡ bí mật trong 10 giờ không nghỉ. Nội dung cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo Liên Xô và Nam Tư chủ yếu xoay quanh vấn đề ai sẽ là người lãnh dạo mới của Hunggari. Điều quan trọng nhất làm Khơrútxốp hài lòng là Tito đã không phản đối việc can thiệp. Không chỉ có vậy, theo nhà nghiên cứu Csaba Békés, qua khảo cứu tài liệu lưu trữ của Nga đã chỉ ra rằng: "nhà lãnh đạo Nam Tư không chỉ đồng ý với sự cần thiết của vực can thiệp mà còn hứa giúp loạt bỏImre Nagy và các đồng chí thân cận ông ta ra khỏi đời sống chính trị".

Sau khi có được sự ủng hộ và đồng thuận của các nước XHCN, Liên Xô quyết định hành động, nguyên soái Jukov đã phê chuẩn kế hoạch can thiệp, tướng Malinin được cử làm Tổng chỉ huy lực lượng can thiệp. Ngày 4 tháng 11 năm 1956, các sư đoàn Xô viết đồng loạt mở hàng loạt cuộc tấn công vào những vị trí do lực lượng nổi dậy Hunggari kiểm soát. Thực tế trong các ngày 3-4 tháng 11, nhiều người dân Budapesta (chủ yếu là sinh viên, trí thức và công nhân) đã cầm vũ khí chống lại cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô. Xung đột vũ trang đã khiến máu đổ nhiều. Theo một nhà nghiên cứu, có ít nhất 3000 người chết, gần 15.000 người bị thương, 25-26.000 người bị quẳng vào nhà tù, nhiều nghìn người bị đầy sang Liên Xô. Ngay trong đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4 tháng 11, phần lớn nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Hunggari, cùng với gia đình chạy vào Đại sứ quán Nam Tư xin tỵ nạn chính trị. Họ đã ở đây cho đến ngày 22 tháng 11. Đây là giai đoạn đen tối đối với họ cũng giống như bản thân cuộc cách mạng. Sau này, Imre Nagy đã bị hành hình vào ngày 16 tháng 6 năm 1958.

Mặc dù Imre Nagy ra lời kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ cuộc cách mạng Hunggari và bản thân Imre Nagy cùng các đồng chí thân cận của ông tin rằng Mỹ và đồng minh sẽ có những động thái ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô bằng vũ lực, đồng thời sẽ phản ứng giống như cuộc chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên trong những năm 1950-1953, song mọi việc lại diễn ra khác với tính toán của họ. Có thể do năm 1956 là một năm nhạy cảm với người Mỹ - năm bầu cử Tổng thống nên không một ứng cử viên nào dám mạo hiểm. Còn bản thân Anh và Mỹ thì lại bắt đầu can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở kênh đào Suez từ ngày 30 tháng 11. Trong bối cảnh đó, sự ủng hộ mà phương Tây dành cho những người nổi dậy ở Hunggari chỉ dừng ở mức độ tuyên truyền qua làn sóng điện của đài phát thanh "Châu Âu Tự do".

Sau khi Liên Xô trấn áp thành công sự chống đối của lực lượng nổi dậy/cách mạng Hunggari do Im re Nagy đứng đầu, trong các ngày 1-4 tháng 1 năm 1957 đã diễn ra cuộc họp giữa đại diện đảng và chính phủ các nước Bungari, Tiệp Khắc, Rumani, Hunggari và Liên Xô. Một bản tuyên bố đã được thông qua, trong đó lên án sự "phản bội" của Imre Nagy.

3. Kết luận

Vậy sự kiện Hunggari năm 1956 có tác động như thế nào tới hệ thống XHCN? Theo chúng tôi, tuy cuộc nổi dậy/cách mạng (bạo động "phản cách mạng" như cách gọi của Liên Xô) bị trấn áp, Liên Xô đã kiểm soát được tình hình ở các nước XHCN Đông Âu, duy trì được khu vực ảnh hưởng của mình, song tiếng vang của nó không phải là nhỏ. Đối với hệ thống XHCN, đây là vết rạn nứt thứ hai sau sự căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Nam Tư trong những năm 1948 -1953. Không chỉ có vậy, biến cố ở Ba Lan và Hunggari vào mùa hè và mùa thu năm 1956 đã có tác động mạnh mẽ tới các nước XHCN Đông Âu. Lo sợ về khả năng xảy ra những cuộc bạo loạn phản cách mạng noi theo tấm gương Hunggari đã là nỗi ám ảnh nhiều nhà lãnh đạo Đông Âu XHCN khi đó. Riêng ở Bungari, chính quyền đã bắt giam 10.000 người và mở lại trại tập trung nổi tiếng trên đảo Belene. Có thể thấy, việc Liên Xô phải sử dụng một lực lượng quân đội lớn (200.000 quân và 2.000 xe tăng để trấn áp cuộc nổi dậy của người dân Hunggari (được Liên Xô gọi là "lực lượng phản động") đã cho thấy tính bạo lực của sự biến. Để lập lại trật tự và duy trì được kỷ luật trong hàng ngũ các nước XHCN Đông Âu vào thời điểm căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh cũng như bảo vệ được khu vực ảnh hưởng của mình, Liên Xô đã quyết định sử dụng bạo lực. Việc Imre Nagy và chính phủ của ông đã có những hành động vượt quá giới hạn cho phép của Liên Xô đã làm tan biến mọi cơ hội giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình như cách mà Liên Xô đã làm với Ba Lan.

Đáng chú ý là sau sự kiện Hunggari năm 1956, trong nội bộ hệ thống đã diễn ra quá trình tìm kiếm một mô hình phát triển mới, cải tổ lại hệ thống, cố gắng tìm kiếm một Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt nhân văn. Ngay cả Liên Xô cũng đã có những thay đổi trong quan hệ với một số nước XHCN Đông Âu (ví dụ, tháng 6 năm 1958, Liên Xô đã kí với Rumani thỏa thuận rút các lực lượng quân đội Xô viết ra khỏi lãnh thổ của nước này.

Có thể thấy, chính mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước phương Tây, đặc biệt với Anh và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, sự hình thành trật tự thế giới hai cực, sự nảy sinh cuộc Chiến tranh lạnh từ năm 1947 đã tác động mạnh mẽ tới thái độ của Liên Xô đối với các nước Đông Âu vốn được coi là khu vực ảnh hưởng của nước này. Vì lợi ích quân sự, an ninh trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột giữa hai phe, Liên Xô đã tăng cường sự kiểm soát về kinh tế, chính trị, quân sự ở Đông Âu, không chỉ nhằm đối phó với phương Tây mà còn nhằm phục vụ cho mưu đồ chiến lược của mình. Hệ quả là, các nước XHCN Đông Âu không thể là những đồng minh của Liên Xô theo đúng nghĩa của nó, mà thực chất chỉ là "những cái đuôi" của Liên Xô, là khu vực ảnh hưởng độc quyền của Liên Xô, là những con tốt trên bàn cờ chính trị mà Liên Xô đang đấu với Mỹ và phương Tây.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.