Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/03/2006 21:45 (GMT+7)

Giống ngô chịu hạn LCH 9

Địa điểm khảo nghiệm tại vùng đất bãi ven sông Chu không có nước tưới, diện tích 4 ha với 67 hộ tham gia. Theo Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng KHKT: Ngô LCH 9 là kết quả của việc thực hiện mục tiêu tạo giống ngô lai cho các vùng trồng ngô trong điều kiện tưới khó khăn. Đây là giống ngô lai đơn, trung ngày, do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo. LCH 9 có đặc tính chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh; đã được công nhận giống tạm thời vào tháng 7/2004. Tại xã Xuân Trường, giống ngô LCH 9 được gieo từ ngày 4 - 5/10/2005 bằng phương pháp ủ mầm nứt nanh, sau đó đem gieo trồng. Mật độ 5,2 - 5,4 vạn cây. Cây cách cây 25 - 30 cm, hàng cách hàng 55 - 60 cm. Phân bón tính theo 1 sào Trung bộ 500 m2: Phân chuồng 250 - 300 kg, supe lân 25 kg, đạm urê 18 kg, kali 5 kg. Bón lót cho ngô toàn bộ phân chuồng + 4 kg đạm urê + 10 kg supe lân. Bỏ phân theo hốc và lấp phân, đặt ngô ủ nảy mầm. Bón thúc đợt 1 khi ngô 3 – 4 lá (bón 7 kg đạm urê, 15 kg supe lân), kết hợp xới xáo cho cây. Bón thúc đợt 2 khi ngô 7 - 8 lá (bón 7 kg đạm urê, 5 kg kali), kết hợp vun gốc cho cây. Giai đoạn cây con, phun phòng bệnh khô vằn và giòi đục nõn bằng thuốc Validacin và Regent, phun 3 bình/sào.

Ngô LCH 9 được trồng bằng phương pháp ủ mầm, sau đó gieo trực tiếp xuống đất. Giai đoạn đầu do độ ẩm không khí cao nên cây sinh trưởng và phát triển khoẻ, cây mập có màu lá sáng, lá to trung bình. Thời kỳ trổ cờ phun râu kéo dài 6 - 7 ngày, cây có bộ lá sáng, rễ chân kiềng phát triển mạnh. Giai đoạn về sau bộ lá sạch bệnh, giữ màu xanh tự nhiên. Thời gian sinh trưởng của LCH 9 từ 120 - 122 ngày, rất phù hợp với cây trồng vụ đông trên đất bãi chuyên màu. Qua đánh giá của Chủ nhiệm HTX NN Xuân Trường: Ngô LCH 9 có chiều cao cây 220 - 250 cm, chiều cao đóng bắp 100 - 105 cm, bắp to. Múp đầu có lá bi bao kín, bắp dài trung bình 20,5 cm, có 14 - 16 hàng hạt, màu hạt đẹp, sâu cay, tỷ lệ bắp 20 - 30%. Năng suất trung bình 55 - 60 tạ/ha, hộ thâm canh tốt đạt 62 tạ/ha. Qua theo dõi mô hình cho thấy giống ngô này chống đổ tốt, cây to khoẻ, bản lá mỏng, góc lá hơi nằm ngang. Tuy nhiên giai đoạn sau trỗ (khi cây ngô vào chín sữa) thì bị nhiễm khô vằn ở lá gốc. Ông Lê Văn Hoà, GĐ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT giống nông nghiệp Thanh Hoá nhận xét: Qua hai vụ khảo nghiệm sản xuất, giống ngô LCH 9 thể hiện nhiều ưu điểm như: Tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với vụ đông và vụ xuân trên chân đất 2 lúa, đất bãi cũng như đất đồi thấp. Được biết, Sở NN - PTNT Thanh Hoá đang xem xét công nhận bổ sung giống ngô chịu hạn LCH 9 vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh, trước mắt tiếp tục cho khảo nghiệm trong vụ xuân 2006.

Nguồn: NNVN

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.