Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/08/2006 22:59 (GMT+7)

Giới thiệu một số chế phẩm phòng trừ bệnh hại cây trồng

1. Khái niệm chung:

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng phương pháp hoá học không phải lúc nào cũng có kết quả hữu hiệu. Mặt khác, biện pháp này làm nhiễm bẩn môi trường sống, ảnh hưởng không ít đến người, gia súc và các loại sinh vật khác, đặc biệt là các loại động vật sống trong nước như cá, tôm, cua...Trong những năm gần đây, việc sử dụng biện pháp sinh học phòng chống sâu hại cây trồng như sử dụng ký sinh, thiên địch, mới được đi sâu nghiên cứu, nhưng việc sử dụng biện pháp này với nấm bệnh là một vấn đề đang còn mới mẻ trong nông nghiệp. Tuy vậy, xu hướng bảo vệ cây trồng chống nấm bệnh hại là sử dụng ký sinh bậc 2, vi khuẩn đối kháng, chất kháng sinh, fitonxit đã đem lại kết quả khả quan. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tách các ký sinh bậc 2 đem gây, nhân hàng loạt và phun lên cây trồng bị bệnh hại.

Ví dụ để diệt phấn trắng người ta dùng nấm Cocinnobulus cesatiiDB.được tách từ đính bào tử bệnh phấn trắng ở cỏ dại, loại này phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.

- Nhiều nhà bác học trên thế giới đã dùng nấm Darluca filum Cas. để diệt nấm rỉ sắt trên các cây lương thực, giảm được tỷ lệ bệnh đáng kể.

- Nấm Fusarium orobanches Jaczdiệt cỏ dại (Orobanche) trong ruộng dưa hấu. Loài nấm này đem nhân trên thân rơm rạ băm nhỏ trộn với bột ngô và rắc vào các luống gieo trồng có tưới thêm ít nước giảm được cỏ dại và sản lượng dưa hấu tăng được 47-50%.

- Nấm Alternaria cuscutacidae Rud.dùng để diệt nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn trên cà rốt, bắp cao lương, tỷ lệ bệnh giảm 40-50% so với đối chứng.

- Bón trong đất nấm Trichoderma koningi Oudgiảm được tới 50% tỷ lệ bệnh chết héo ở bông, bệnh than đen ở bắp và một số bệnh khoai tây.

Những chất kháng sinh sử dụng trong nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm như sau:

- Kháng sinh tạo nên từ vi khuẩn: Polimicsin, Gramisidin, Subtilin, Plosianin.

- Kháng sinh tạo nên từ Actinomyces: Streptomycin, Dihidrostreptomycin, Chlortetraciclin, Ocsitetracilin, Blastisilin, Virucin, Actinocsantin, Fitobacteriomicin, Amidomicin, Amphotericin, Endomicin, Actidion, Filipin...

- Kháng sinh tạo nên từ nấm: Grizeofulvin, Trichotesin, Trichodermin, Microcid...

2. Đặc tính của một số chất kháng sinh:

- Polimicsintạo nên từ vi khuẩn Bacillus polymixadùng trừ bệnh von do nấm Fusarium và bệnh đốm nâu ở đậu Hòa Lan, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, bệnh vi khuẩn ở dưa chuột, đậu cô ve, đậu nành và một số bệnh khác; dùng để xử lý hạt giống hoặc phun trong thời kỳ cây sinh trưởng với tỷ lệ 1:500 có thể tác dụng tới 6 tháng.

- Streptomicinsản phẩm của Actinomycens, Streptomicin, A.raneus, A.humidus.... dùng để xử lý hạt giống, phòng trừ một số bệnh do vi khuẩn.

- Chlortetraciclin: sản phẩm của Actinomycens aureofaciensdùng để xử lý hạt giống, phòng trừ bệnh đốm nâu ở bắp, đậu cô ve, bầu bí, nồng độ: 25 mg/lít nước.

- Blatisidin: sản phẩm của Actinomycens griseochromogenydùng để phòng trừ bệnh đạo ôn ở lúa, phun 3 lần (10-20 mg/lít nước).

- Virusin: sản phẩm của Actinomycens griseusdùng để phòng trị bệnh phấn trắng ở dưa chuột và hoa hồng (phun tỷ lệ 1/50.000).

- Actinocsantin: sản phẩm của Actinomycens globisporusdùng để phòng trị bệnh đốm lá đậu cô ve, bệnh vi khuẩn bầu bí, bắp... xử lý hạt giống hoặc phun (25 mg/lít nước).

- Fitobacteriomicin:sản phẩm của Actinomycensl evendulaedùng để phòng trừ bệnh do vi khuẩn, xử lý khô hạt giống 300 g với 1 tạ giống đậu cô ve, đậu nành; 400 g với 1 tạ hạt giống ngô.

- Amidomisin: sản phẩm của ActinomycensSp. dùng để phòng trừ bệnh do nấm peronosporiumở hành và cây họ đậu, bệnh rỉ sắt ở ngũ cốc, đậu, rau màu ...., bệnh than ở dâu. Phun 1 lần ở giai đoạn nảy mầm (30 mg/lít nước).

- Olygomisin: sản phẩm của Actinomycens diastophormogenensdùng để phòng trừ các bệnh vi khuẩn, nấm ở rau màu. Xử lý hạt giống hoặc phun (20-25 mg/lít nước).

- Actidion: sản phẩm của Actinomycens griseus, A.nursci, dùng để phòng trừ bệnh phấn trắng ở lúa mì, đại mạch, bệnh héo cây ở bắp, bệnh rỉ sắt ở thông, cây hòa thảo, đậu, rau màu, bệnh thối vòng củ khoai tây, bệnh than đậu tương... phun vào thời gian sinh trưởng của cây (10-30 mg/lít nước).

- Grizeophulvin: sản phẩm của nấm Penicillum urticae, P.nigricans..., dùng để phòng trừ bệnh thối quả ở cây ăn quả.

- Fitoncid: sản phẩm của thực vật bậc thấp và bậc cao như tinh dầu, nhựa cây, andehit, ceton, fenon, tanin, ancaloid, đường..., có tính kháng sinh mạnh ở tỏi, hành, củ cải ngựa ( Cochlearia armorasia), Bạch giới Sinapas, Safas( Hippophae rhamnoides).

Fitocid của tỏi, hành dùng để phòng trừ hiệu quả một số bệnh ở cải bắp, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, thối nâu và Fusariumở bắp, bệnh ung thư rễ do vi khuẩn ở cây ăn quả ...

Trong kho cất giữ hoa quả, khoai tây..., nếu để chung với hành, tỏi có tác dụng hạn chế được nhiều loại nấm phát triển. Trên đồng ruộng, gieo trồng xen canh hành tỏi với một số hoa màu khác như khoai tây, cà chua, bắp cải... cũng có hiệu lực trừ các bệnh mốc sương, ung thư xoăn lá...

Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng ,số 3.1993

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.