Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lục địa, biển Đông và hải đảo Việt Nam
Những bản đồ thế giới có vẽ Việt Nam, biển Đông với Hoàng Sa - Trường Sa và ghi bờ biển là ở Việt Nam
Từ khi Việt Nam giành được quyền tự chủ (939), chính quyền và tác giả Trung Hoa vẽ bản đồ về nước ta cũng khá nhiều, song chủ yếu là ở phần đất liền. Về biển Đông và hải đảo của Việt Nam , chúng tôi tạm thấy có ba bản đồ mô tả khá rõ: Đó là: 1) Bản đồ Giao Chỉ quốc - Giao chỉ dương trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (thế kỷ XV). 2) Bản đồ diên cách Việt Nam Đông Đô - Việt Nam Tây Đô với Đông Dương đại hải của Ngụy Nguyên (1842). 3) Bản đồ An Nam quốc với Đông Nam hải cũng của Ngụy Nguyên (1842).
Sưu tập bản đồ Võ bị chí vẽ lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa đã 7 lần, trong thời gian 1405 - 1433, đem hạm đội hùng mạnh vượt biển Đông Nam Á sang Ấn Độ Dương qua các nước Tích Lan, Ấn Độ, Ả Rập, vào Biển Đỏ rồi xuôi xuống bờ biển Nam Phi. Tới đâu ghi vẽ bản đồ ở đó. Đây trích bản đồ Võ bị chí vẽ năm 1621. Tới nước ta, bắc giáp Trung Hoa, nam giáp Chiêm Thành quốc, tây toàn núi non, đông là biển cả được ghi rõ Giao chỉ dương. Khi ấy nước ta tự xưng Đại Việt, Trung Quốc gọi là An Nam quốc. Tuy Võ bị chí vẫn gọi nước ta theo tên Giao Chỉ cổ đại, nhưng cũng tỏ ra tôn trọng chủ quyền của nước ta trên lục địa lẫn biển cả tức biển Đông.
Ngụy Nguyên ghi vẽ bản đồ diên cách Việt Nam khá chính xác: Việt Nam đông đô tức Đàng Ngoài xưa kia là Tượng Quân rồi Giao Chỉ. Việt Nam tây đô tức Đàng Trong xưa kia là Việt Thường - Nhật Nam - Lâm Ấp - Chiêm Thành rồi Quảng Nam… Ở ngoài khơi thuộc Việt Namđông đô là quần đảo Vạn Lý Trường Sa tức quần đảo Vạn Lý Trường Sa của Việt Nam . Ngoài khơi biển cả được ghi rõ Đông Dương đại hải.
Trên bản đồ An Nam quốc - đáng lẽ gọi là Việt Nam quốc mới đúng - Ngụy Nguyên ghi thêm nhiều địa danh các vương quốc phụ thuộc làm ranh giới chiếm phần lớn bên hữu ngạn sông Mê Kông nay thuộc Thái Lan. Ngoài biển Đông, Ngụy Nguyên ghi rõ Đông Nam hải, chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam trên lục địa và biển cả rất là rộng lớn và được tôn trọng hiển nhiên.
Bên Tây phương, người Hy Lạp phát triển rất sớm cách vẽ bản đồ trên các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Ptolémée đã viết sách Địa lý (Geographia) và vẽ bản đồ Cựu lục địa từ thế kỷ II. Nhưng phần Âu châu và Cận động thì khá đúng, còn phần Phi châu và Á đông thì sai sót nhiều. Đến thế kỷ VII, Hồi giáo phát sinh và phát triển mạnh ở Trung Đông. Người Ả Rập đi truyền giáo và giao thương khắp nơi, chủ yếu qua Afghanistan, Ấn Độ, Mã Lai, Indonesiavà nam phần Phi Luật Tân. Tới giữa thế kỷ XII, Ash Sharif al Idrisi vẽ bản đồ Cựu lục địa. Đây là bản đồ vẽ lại năm 1553.
Năm 1492, Christophe Colomb nhân danh Tây Ban Nha phát hiện ra Tân thế giới tức Mỹ châu. Các nước Tây Âu đua nhau đi tìm vàng và chiếm lĩnh thị trường rồi thuộc địa. Năm 1497, Vasco de Gama nhân danh Bồ Đào Nha phát kiến đường sang Ấn Độ đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở nam Phi châu. Gama trở thành Phó vương Ấn Độ. Nhà hàng hải Affonso de Albuquerque chiếm đóng Goanăm 1510, Malacca năm 1511. Tomé Pires viết sách Suma Orientalcho biết năm 1523 mới khám phá ra bờ bể nước Giao Chỉ Chi Na (en 1523, les découvertes des côtes de la Cochinchine). Năm 1525, Diogo Ribeiro vẽ bản đồ nước ta với biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa mang tên gọi là pracel rồi sau đổi thành Paracel (1). Từ đây đến suốt thế kỷ XIX, các nước Tây Âu thực hiện được nhiều bản đồ thế giới gồm cả 5 châu. Trong đó ghi tên nước ta là Giao Chỉ với cách phiên âm rất khác nhau tùy theo ngôn ngữ các dân tộc.
![]() |
Trích bản đồ Petrus Plancius 1594. Tên toàn quốc là Cauchin (Giao Chỉ) khi ấy đã chia ra Tunquin (Đàng Ngoài) và Cochinchina (Đàng Trong). |
Chúng ta đã thu thập và nghiên cứu hàng trăm bản đồ thế giới của các nước Tây phương thực hiện, hầu hết trong đó đều có ghi đất nước ta với các hải đảo Hoàng Sa - Trường Sa mà họ gọi tên chung là Pacracel hay Pracel. Bờ biển Pracel (Costa Pracel) là ở Trung bộ Việt Nam . Không một bản đồ nào ghi bờ biển Pracel ở Nam Trung Hoa hay ở Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mã Lai. Thật hiển nhiên, khắp thế giới đều thừa nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam .
Sau đây là đất nước Đại Việt cùng biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa trích ra từ các bản đồ thế giới hoặc khu vực Đông Á (ngoại trừ Alexandre de Rhodes 1650, Công ty Đông Ấn La Haye 1658, Taberd 1838 vẽ riêng bản đồ Việt Nam).
1. 1525 - 1527 - 1529 - Diogo Ribeiro - Bờ biển Việt Nam và Biển Đông.
2. 1527 - Diogo Ribeiro.
3. 1529 - Diogo Ribeiro.
4. 1529 - Gerolamo de Verrazzano.
5. 1548 - Giacomo Gastaldi. Comche China (Giao Chỉ Chi Na).
6. 1551 - Andreas Homen Pracel.
7. 1554 - G. B. Ramusio Cochinchina.
8. 1560 - Bartholomeu Velho. Quachim (Giao Chỉ) Pracel.
9. 1560 - Trích Livro da Marinharia. Quachim (Giao Chỉ) Pracel.
10. 1563 - Lazaro Luis. Quachym (Giao Chỉ) Pracel.
11. 1563 - G. B Ramusio, Cochinchina (Giao Chỉ Chi Na).
12. 1564 - Abraham Ortelius Bản đồ thế giới Cauchinchina.
13. 1569 - Geradus Mercator Cachuchina.
14. 1584 - Ludovico Georgio Cauchin China Pracel.
15. 1587 - Abraham Orteluis. Nova Tottus (Bản đồ thế giới) binhachu.
16. 1590 - Tác giả Bồ Đào Nha. Không nhìn rõ chữ Pracel.
17. 1590 - Bartolomeu Lasso. Cabachinchina.
18. 1590 - Fernão Vaz Dourado. Cochi (Giao Chỉ) Pracel.
19. 1591 - Joan Martin. Cauchin Delissial (?)
20. 1592 - 94 - Bartolomeu Lasso. Tunquin (Đông Kinh - Đàng Ngoài) Cochinchina (Giao Chỉ Chi Na - Đàng Trong).
21. 1595 - Geradus Mercator. Cachuchina Pulo Capaa.
22. 1595 - Anh em Van Langren. Cochinchina Pracel.
23. 1599 - Edward Wright. Baixos de Chapar Carte du monde Pracel.
24. Thế kỷ XVI - P. Loerius Calavit Cauchin Pracel Costa de Pracel.
25. 1604 - Josua Van Den Ende. Couchin China Pracel.
26. 1613 - Mercator. Cochinchina Pracel.
27. 1617 - Frisscher. Tunquin Cauchin China Pracel.
28. 1630 - Juão Teixeira. Cauchinchina (Giao Chỉ Chi Na) Pracel.
29. 1639 - Juão Teixeira. Cau Chin China(Giao Chỉ China ) Pracel.
30. 1640 - Juão Teixeira - Albermaz. Caochia China(Giao Chỉ China ) Pracel.
31. 1641 - Antonio Sanches. Cauchin China Pracel.
32. 1646 - Begin Ende Voortgangh. Cauchinchina Pracel.
33. 1649 - Joãn Teixxeira - Albermaz. Caochia China(Giao Chỉ China ) Pracel.
34. 1650 - Alexandre de Rhodes. Regnũ Annam (Vương quốc An Nam) Cù lao Ré.
35. 1658 - 1659 - Công ty Thương mại Viễn đông (La Hage). Couchinchina Tonquin Quinam (Quảng Nam ) Pracel.
36. 1649 - 1664 - Juão Teixeira. Cua Chim China
37. 1663 - Guilienno Blaeu Pracel.
38. 1665 - Richard B.Arkwan.
39. 1686 - Père Duval. Tonquin Cochinchine (ghi 2 ý nghĩa: Giao Chỉ, Đàng Trong).
40. 1693 - Vicenzo Coronelli. Globe terrestre Tunkin Cocincina Baixos de Chapar.
41. 1714 - P. Placide. Tonquin Cochinchina (2 địa điểm)
42. 1716 - Herman Moll. Tonquin Cochinchina (chỉ 2 địa điểm) Paracel.
43. 1719 - Henri Chaatelin. Tonquin Cochinchine (chỉ 2 địa điểm) Paracel.
44. 1755 - Danville . TonkinCocinchina Pracel.
45. 1793 - Staunton . Tung Quin Cochin ChinaParacel.
46. 1838 - Taberd. An Nam đại quốc họa đồ.
47. 1840 - J. Perthes. An NamParacel - Đã ghi tên một số đảo sau này gọi là Spratly Islands (quần đảo Trường Sa).
48. 1840 - Annales de la Propagation de la Foi. An Nam Tong King Cochinchine Paracel.
49. 1874 - E. G. Ravenstein - An Nam Paracel Ins (thuộc An Nam) - Đã ghi một số đảo thuộc Trường Sa nhưng chưa có tên quần đảo Spratly và vẫn coi như thuộc quần đảo Paracel.
50. 1886 - Atlas des Missions. TonkinCochinchine Paracels.
![]() |
Bản đồ Đông Ấn Độ do Blacu thực hiện năm 1635. Tuy chưa ghi rõ địa danh Giao Chỉ, nhưng đã vẽ rõ khối dài quần đảo Pracel ở giữa biển Đông và bờ biển Pracel (Costa de Pracel) là ở Trung bộ Việt Nam ngày nay. |
Hai mươi tám tỉnh thành phố hiện nay có thềm lục địa giáp biển đông
Để so sánh với các bản đồ cổ thực hiện trên một trăm năm nay, chúng ta có 28 tỉnh có thềm lục địa giáp với Biển Đông như sau:
Quảng Ninh; TP. Hải Phòng; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình; Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên - Huế; TP. Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi (huyện đảo Trường Sa); Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà (huyện đảo Trường Sa); Ninh Thuận; Bình Thuận; TP. HCM; Bà Rịa - Vũng Tàu; Bến Tre; Trà Vinh; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Kiên Giang (9).
Với những tư liệu trên - tuy chưa được hoàn toàn đầy đủ - hy vọng chúng ta sẽ có được khái niệm đầy đủ về thềm lục địa, hải đảo và Biển Đông của Việt Nam . Chúng ta sẽ nắm bắt được lịch sử biến chuyển về địa lý tự nhiên và địa lý hành chính của phần biển khơi - rộng 1 triệu km 2- gấp 3 lần đất liền của Tổ quốc. Có lẽ những tư liệu nêu trên cũng góp phần nghiên cứu cụ thể và sâu sắc phần biển và đảo vĩ đại và thân yêu của dân tộc Việt Nam .