Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 06/12/2011 21:33 (GMT+7)

Giáo sư Trần Văn Giàu một tấm gương lao động vì sự nghiệp khoa học và cách mạng

Năm 1976, anh chị về miền Nam nhưng vẫn để lại cho anh chị em chúng tôi một niềm "thương yêu bọntrẻ",còn chúng tôi vẫn theo dõi những hoạt động khoa học của anh và sức khỏe của chị với nhiều nỗi nhớ "một nhà khoa học bậc thầy". Nhờ thư từ qua lại luôn nên cũng như đang ở gần anh.

Năm qua anh bị mệt. Chúng tôi được vào thăm anh ở bệnh viện Chợ Rẫy. Khi về thông tin lại là anh sẽ được thành phố cho đi chẩn trị ở nước ngoài chắc sẽ mau lành. Anh chị em viện Sử rất mừng.

Và quả là như vậy, anh đã bình phục. Anh chị ra thăm Hà Nội. Cả viện đón anh chị với những đóa hoa hồng Ngọc Hà - hoa cúc Vĩnh Tuy.

Vui sao khi anh hỏi:

- Đây là cô… Tâm vẫn còn đánh máy phải không?

- Vâng ạ! Thế mà Bác vẫn nhớ cháu.

- Còn đây là thiếu nữ nghiên cứu. .. Cúc phải không?

- Vâng ạ, cháu chúc Bác khỏe ạ...

Còn chị Sáu thì: "Này chú Tạo ơi! Nhớ Hà Nội quá. Ông Giàu còn nhiều lần ra. Tôi lâu mới ra, mới quá? Cái phố Phan Huy Chú này trước đâu có chợ hả chú?

Thế đấy! Trong lòng anh chị: cái viện Sử 38 Hàng Chuối này, cái nhà anh chị ở: 20 Phan Huy Chú này. ..vẫn còn lưu luyến trong lòng. Nơi đây, tầng ba nhà 20 Phan Huy Chú thang máy không có, trèo lên "mệt nghỉ" thế mà, anh thì miệt mài bên chồng tư liệu, còn chị thì lo sao cho số bột mì và ít hạt bo bo được cung cấp theo tem phiếu lương thực lại trở thành sợi mì, hạt gạo dễ ăn đối với ông bà già.

Và chính trong cuộc sống "vinh quang đáng nhớ" này, anh đã cho ra đời một loạt những quyển: Miền Nam giữ vững thành đồngI,lI, III, IV, V.. .đầy nhiệt huyết đấu tranh. Rõ ràng bao nhiêu công trình khoa học ra đời ở đây là công lao của anh và của cả chị đấy.

Anh chị về Nam nhưng hơi ấm mà anh chị để lại cho chúng tôi không chỉ là những công trình mà là cả một tấm gươnglao động khoa học.

Khi vui chúng tôi thường nói với nhau:

"Cụ Trần Huy Liệu, cụ Trần Văn Giàu, sao lại như "có số với tiền nhân" - được ở ngay với hai nhà sử học bậc nhất của dân tộc: cái phố Phan Huy Chú (Trần Huy Liệu ở nhà số 16, Trần Văn Giàu ở nhà số 20) lại gần phố Lê Văn Hưu?

Nếu Lê văn Hưu nổi danh ở Đại Việt sử ký,Phan Huy Chú nổi danh ở Lịch triều hiến chương loại chí,thì Trần Huy Liệu thu hút chúng tôi bằng Lịch sử Tám mươi năm chống Phápcòn Trần Văn Giàu nêu gương cho chúng tôi bằng lao động khoa học xây dựng nên bộ Giai cấp công nhân Việt Nam.

Nhưng trước hết, nói đến tấm gương Trần Văn Giàu chúng tôi quên sao được cái lo chung của anh cho sự nghiệp sử học Việt Nam .

Vào những năm còn kháng chiến chống Pháp gian khổ, lại cải cách ruộng đất triển khai, lo cho sự thất thoát những vốn thư tịch quý của ông cha, các thầy Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh đã thu thập và gởi ra cho Ban Văn Sử Địa trung ương chúng tôi một phần kho sách vở tìm được ở khu Bốn cũ (Ban Văn Sử Địa cử đồng chí Hiến, vượt qua súng đạn của kẻ thù vào lấy hồi đầu năm 1954, trong khi tôi (Văn Tạo) thì đi 48 xã thí điểm cải cách ruộng đất ở Đại Từ, Đồng Hỷ để thu thập tư liệu thư tịch thu được của địa chủ).

Thế rồi "duyên nợ ấy" lại đưa hai thầy về với Ban Văn Sử Địa, với viện Sử học. Và nơi đây, những công trình lớn của anh Sáu Giàu đã ra đời cũng như tấm gương lao động khoa học của anh đã luyện rèn cho chúng tôi, những thế hệ nối tiếp theo anh.

Bọn trẻ chúng tôi lúc đó (vào những năm 50) thường "kháo" với nhau rằng: "Đồng chí Trần Văn Giàu (gọi là đồng chívì lúc đó chỉ mới nghe biết anh là cộng sản) nghe đâu diễn thuyết rất hùng hồn, dạy học đầy hấp dẫn và viết sách rất có tài!".

Chả là có anh bạn tôi, một lần được nghe Trần Văn Giàu diễn thuyết về cho biết: Diễn giả nói hayquá, nhớ mãi cậu ạ. Này nhé: "Giàu này, nhà Giàu ruộng đất thẳng cánh cò bay, nhưng vẫn noi gương Hồ Chí Minh, quyết tâm đi theo cộng sản, đi cứu nước nhé!" ..."Đấy ruộng đất như ngoài Bắc ta thì thấm vào đâu mà..." anh bạn còn hích vào tay tôi nói!

Lúc đó, tôi thì chưa được nghe anh diễn thuyết hay, nhưng đã biết anh dạy giỏi.Năm 1955 anh ra dạy đại học ở Hà Nội, anh dạy sử đi đôi với viết sách. Đó quả là một trong những cái "dạy giỏi" rồi: "Nói phải có sách!". Bộ Lịch sử cận đại Việt Nam (nhiều tập hàng nghìn trang khổ lớn) được anh lãnh đạo cả một khoa sử nghiêm túc thực hiện. Từ giáo trình, viết ra sách cũng khá công phu và cũng từ đây, thầy Giàu đã đào tạo được nhiều thầy dạy sử kế cận có chất lượng.

Tôi nghĩ rằng, anh Giàu quan tâm đến nền sử học nước nhà, đến đào tạo cán bộ khoa học cho tương lai bởi anh là: nhà giáo, nhà sử học, nhà cách mạng.Ở anh, ba cái đó không tách rời nhau mà là "tam vị nhất thể": Anh là nhà giáo, nhà sử học cách mạng lại là nhà cách mạng hoạt động trong giáo dục và sử học .. .Chính vì thế mà anh phải viết nhiềucho cả giáo dục và cách mạng.

Anh viết nhiều, nhiều thế mà người ta còn đưa tin vào miền Nam bảo, anh khai công trình để đi xét thưởng?

Thưa rằng, viện Sử học Việt Nam đã khai rồi. Nhiều lắm. Chỉ riêng gần 20 năm ở ủy ban khoa học rồi viện Sử học Việt Nam (1960-1976) đã mấy chục công trình, trong đó có nhiều công trình lớn, có giá trị, mà hàng đầu là công trình Giai cấp công nhân Việt Nam .

Biên soạn bộ Giai cấp công nhân Việt Nam ,với anh Sáu Giàu vừa là duyênmà cũng vừa là nợ. "Duyên khoa học mà nợ cách mạng", anh phải đưa khoa học vào phục vụ trực tiếp cho cách mạng.

Vào nhũng năm cuối thế kỷ 50 khi mà miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử cận hiện đại Việt Nam và Đảng tiền phong thật là những vấn đê bức xúc trong lịch sử nước nhà.

Anh Trường Chinh, anh Hoàng Quốc Việt, anh Trần Huy Liệu, anh Nguyễn Khánh Toàn ... luôn quan tâm đến vấn đề này và đã có những phát biểu của mình.

Anh Sáu Giàu lại quan tâm theo cách của anh. Các anh khác đứng trên cương vị của mình giải quyết những vấn đề về giai cấp công nhân bằng cách nhìn và theo yêu cầu công tác. Đi sâu vào các vấn đề lý luận như anh Trường Chinh. Đi nhiều vào thực tiễn trước mắt như anh Hoàng Quốc Việt.. .

Còn anh Sáu Giàu, cũng từ lý luận nhưng anh đã đi vào Giai cấp công nhân Việt Nam một cách cụ thể: những con người công nhân, nhà máy, xí nghiệp, nơi công nhân làm việc; đời sống tinh thần vật chất, đấu tranh công khai, bí mật. ..của công nhân. ..vừa trên lý thuyết, vừa từ thực tiễn:

- Nếu lý luận nói: giai cấp công nhân có thời kỳ là "giai cấp tự mình" rồi mới tiến lên "giai cấp vì mình" thì ở Việt Nam điều đó đã diễn ra như thế nào?

- Tới cuối thế kỷ 19, giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại đã ra đời chưa. Lúc còn là "Tự mình" số lượng nó là bao nhiêu? Chất lượng nó như thế nào?

- Sang đầu thế kỷ 20, nó phát triển trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ra sao? Bao giờ thì chuyển lên thành giai cấp "vì mình"?...

"Nói phải có sách, mách phải có chứng". Anh Sáu Giàu đã làm như thế. Anh rất coi trọng tư liệu nên tác phẩm của anh rất cụ thể, sinh động, đọc anh không ngán. Anh gian khổ đi vào lục các đống tư liệu có được ở lưu trữ, ở báo chí, anh tìm, anh đọc, anh thảo luận, anh phê, anh nghe, anh sửa, anh khẳng định chân lý ...

Đến nay, các kho tư liệu quốc tế đã đến thời kỳ được mở cho nghiên cứu nên tư liệu của anh so sánh lại, có thể có thiếu thốn, sai sót ít nhiều, nhưng lúc đó thật là vô cùng quý giá.

Nỗ lực lao động đó khiến công trình: Giai cấp công nhân Việt Nam . Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp "tự mìnhđến giai cấp cho mình"của anh, do nhà xuất bản Sự Thật cho ra đời năm 1957, đã có tiếng vang lớn.

Vinh dự cho một công trình khoa học là khi viết về một đối tượng, lại được nhân vật đứng vào hàng số một của đối tượng đó viết cho lời cảm tưởng có giá trị như một Lời đề tựa:Đồng chí Tôn Đức Thắng - người công nhân Việt Nam đầu tiên đứng ra tổ chức bãi công chống tư bản thực dân Pháp ở Việt Nam (được Trần Văn Giàu viết trong tác phẩm) đã dành cho công trình cái vinh dự đó.

Ngày 22 tháng 8 năm 1957, Bác Tôn viết:

"Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, nếu tôi không lầm, thì vì chưa có ai viết về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, cho nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Tác giả đã cố gắng.

Quyển "Giai cấp công nhân Việt Nam" nói rõ sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam, nó bóc trần những luận điệu lừa dối của chủ nghĩa đế quốc, cái mà chúng nó gọi "Sứ mạng khai hóa các dân tộc lạc hậu" là điều gian trá. ..

Có đế quốc là có bóc lột, có đế quốc bóc lột thì có công nhân; có công nhân bị bóc lột thì có công nhân đấu tranh. Tác giả đã phát hiệnđược nhiều cuộc đấu tranh mà chúng ta chưa nghe nói...

Trước có giai cấp công nhân và công nhân đấu tranh sau mới có tổ chức của giai cấp công nhân, tổchức làm cho công nhân đấu tranh mạnh hơn nữa, và giai cấp công nhân trở thành trụ cột cho sự đoàn kết rộng rãi của dân tộc. Điều đó nói lên rằng giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng, rằng nó là đại diện chân chính nhất của dân tộc...".

Công trình khoa học này không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng mà còn đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu, học tập, giảng dạy của đông đảo nhân dân.

Mới ra đời được một năm (năm 1957), đến tháng 11 - 1958 đã được tái bản lần thứ nhất có bổ sung, đem lại cho anh Giàu và cả chúng tôi niềm vui lớn.

Cách mạng và khoa học lại thôi thúc anh bước tiếp trên chặng đường gian khổ nhưng vinh dự này là: Hoàn thành bộ Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam từ khi chính Đảng cách mạng của nó ra đời đến lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công.

Chức vụ tổng thư ký của Ủy ban khoa học nhà nước mà anh Sáu phải đảm nhiệm từ lúc Ủy ban này ra đời năm 1960 đã không hề làm ngắt quãng sự nghiệp của anh:

Ba tập: Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng cộng sản thành lập đến cách mạng thành công(1930 - 1945) liên tiếp ra đời:

Tập I: Lịch sử giai cấp công nhân từ 1930 đến 1935, 240 trang, ra đời tháng 1 năm 1962 .

Tập II: Từ 1936 đến 1939, 450 trang, ra đời tháng 8 năm 1962.

Tập III: Từ 1939 đến 1945, 380 trang, ra đời cuối năm 1963.

Tổng số hơn 1000 trang sách được hoàn thành trong vài ba năm đã nói lên sức lao động kiên trì của tác giả. Kết thúc công trình, tác giả đã có thể vui mừng phấn khởi viết nên những điều quý mến đối với bọn trẻ mà chúng tôi không bao giờ quên.

Trong "Lời nói sau cùng" in ở cuối công trình, tác giả viết:

Đến tập sách này thì bộ Giai cấp công nhân Việt Namchấm dứt. .. chúng tôi muốn nói lên điều này để ngỏ ý khuyến khích anh em thanh niên hãy nghiên cứu lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám cho đến ngày nay... Nhân dịp này chúng tôi xin tỏ lòng cảmơn viện Sử học đã tạo các điều kiện thuận lợi cho sự xuất bản toàn bộ ba tập Giai cấp công nhân Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản thành lập đến Cách mạng thành công chỉ trong vòng một năm rưỡi..."(Tập III, đã dẫn, trang 375).

Nói đến bộ sách này, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Phương pháp luận sử họcmà anh Giàu đã vận dụng và truyền lại cho chúng tôi.

Trong bài: "Gs. Jean Chesneaux và một số vấn đề lịch sử Việt Nam (tạp chí NCLS,số 142, tháng 1 và 2 năm 1972 trang 28) anh viết:

"… bản nghiên cứu khoa học chúng ta: siêng lục tư liệu, xếp gọn, trình bày sáng nếu chỉ có bấy nhiêu đó thì làm gì có tác phẩm hay được, nếu có hay đi nữa thì hay từng đoạn, nếu gặp may thì gặp chỉ một lúc. Còn như muốn làm việc nghiên cứu khoa học lịch sử cho tốt thì ngoài cái khôn khéo về thực tiễn, còn phải và trước hết phải nắm vững lý luận, nắm vữngphương pháp luận, rọi ánh sángchỗ tối, đoán cái chưa thấy, hệ thống hóa cái rời rạc, tổng kết kinh nghiệm thành lý luận, ít nhất thành kết luận làm nổi bật bản chất và quy luật…".

Phương pháp luận sử học mà anh Sáu vận dụng là thế, nên từ công trình về giai cấp công nhân Việt Nam, anh đã trở thành "một chiến binh" trên trận địa lý luận và thực tiễn về vấn đề này.

Chỉ đọc mấy luận văn khoa học anh phê bình, góp ý với mấy tác giả ở nước ngoài thì thấy rõ.

Nhớ lại hồi đó làm công tác tạp chí Nghiên cứu lịch sử (NCLS),cứ đến khi có yêu cầu nhận xét, phê bình, góp ý với các tập sách nước ngoài viết về lịch sử Việt Nam, chúng tôi lại phải "cầu cứu" đến anh Sáu và anh vui vẻ nhận lời.

Xin chỉ đưa một số thí dụ:

- Năm 1972 , bài viết về công trình của Jean Chesneaux, đã nói ở trên.

- Năm 1975, "Giới thiệu và phê bình sách Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam thời kỳ trước khi cầm quyềncủa Huỳnh Kim Khánh" (tạp chí NCLSsố 162, tháng 5, 6 năm 1975).

- Năm 1976: Đọc sách: Những người cách mạng Việt Nam và chính quyền thực dânĐông Dươngcủa Daniel Hemery (tạp chí NCLSsố 166, tháng 1, 2 năm 1976.

Nhờ nghiên cứu sâu về giai cấp công nhân Việt Nam anh đã có những phê bình, góp ý, giải đáp khá sâu về những vấn đề được đặt ra.

Với Jean Chesneauxkhi phân tích về "Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam" tác giả cho rằng lúc đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn có sự lấn cấn giữa "Đông Dương" và "Việt Nam", cũng như còn có sự dao động về chỗ dựa vào "cơ sở công nhân hay nông dân". Trân Văn Giàu đã từ lý luận Mác - Lê nin và thực tiễn phong trào công nhân Việt Nam mà giải đáp một cách thỏa đáng.

Với Daniel Hemerythì sự hiểu sai về phong trào công nhân Việt Nam những năm 1930 - 1931 là điều cần làm rõ. Ông cho rằng đây chỉ như những âm mưu bạo loạn. Trần Văn Giàu phải đưa cả tổ chức và thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân 1930 - 1931 mà anh nắm rất sâu ra để chứng minh rằng, đó không còn chỉ là những "Hội kín", những "âm mưu" mà cả một phong trào cách mạng do một đảng cách mạng: Đảng Cộng sản Đông Dương mà ngaytừ 1930, vềbản đã là một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân..."(Tạp chí NCLS,đã dẫn, tr. 89) lãnh đạo.

Còn với Huỳnh Kim Khánh,sự hiểu sai lại thuộc một vấn đề bao trùm: "Cỗi rễ của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam ". Nếu Trần Văn Giàu hoan nghênh các tác giả nước ngoài quan tâm đến lịch sử phong trào công nhân Việt Namthì ở đây với một tác giả Việt Nam sống ở nước ngoài, Trần Văn Giàu lại càng thấy cần chân thành, thân mật và cởi mở phân tích sâu sắc sự thiếu hiểu biết của tác giả về thực tế lịch sử Việt Nam , Trần Văn Giàu viết:

"Muốn tìm biết nguồn gốc của phong trào cách mạng Việt Nam... mà không nói gì đến sự phân hóa giai cấp và những biến đổi của xã hội Việt Nam liên quan với chính sách thuộc địa Pháp từ đầu thế kỷ, và từ sau 1919, thì biết thế nào được rõ được sâu... Thật làm sao hiểu được "Cỗi rễ của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam" nếu không biếtvề sự hình thành, sự phát triển của giai cấp vô sản xứ này liên quan đến chính sách đầu tư, khai thác, chính sách ruộng đất tàn bạo của thực dân Pháp. Chính sách này đã bần cùng hóa, vô sản hóa hàng triệu, hàng triệu người trong một thời gian ngắn, vô tình xới miếng đất cho cụ Hồ, các bạn bè và học trò của cụ gieo hạt giống chủ nghĩa Mác - Lênin. Không có một giai cấp vô sản có muôn vàn liên hệ gắn bó với hết sức đông đảo nông dân lao khổ bị bóc lột đến tận xương tủy, cụ Hồ làm sao mà xây dựng được đảng cách mạng và phong trào cách mạng có sức mạnhlớn lao như cụ đã làm"(Tạp chí NCLS,đã dẫn, tr. 66).

Tư tưởng và phong cách vừa khoa học, vừa cách mạng, vừa chân thành này phải chăng đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của anh Sáu trong việc xây dựng nên công trình Giai cấp công nhân Việt Namvà xử lý các vấn đề khoa học có tính hướng đạocho chúng tôi kể trên.

Trong khi bận rộn giải quyết các vấn đề về giai cấp công nhân thì Lửa cách mạngở anh được nung nấu từ Cách mạng tháng Tám nay lại được dồn vào công cuộc chống Mỹ cứu nước.

Tôi còn nhớ vào những năm 1956 - 1957, theo chỉ thị của Trung ương, cả nước phải dấy lên một phong trào quần chúng chống Mỹ Diễm phá hoại hiệp định Genève cự tuyệt hiệp thương Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Thực hiện chỉ thị đó, vào một ngày cuối năm 1956, trí thức, cán bộ, công nhân viên thuộc bộ Giáo dục chúng tôi đã họp mít tinh đông đảo tại trường đại học phố Lê Thánh Tôn. Gs. Trần Văn Giàu đứng trên bục tam cấp trước cửa trường, dõng dạc phân tích tình hình, nêu rõ yêu cầu đấu tranh, cùng anh em hô vang khẩu hiệu:

Đả đảo Mỹ Diệm phá hoại hiệp định Genève!

Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ muôn năm .. .

Anh xuống đường dẫn đầu đoàn biểu tình của trí thức miền Bắc ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam .

Và chính từ bầu nhiệt huyết đó cộng với tinh thần: "Mỗi người làm việc bằng hai đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt" như cụ Hồ đã kêu gọi mà trong khi hoàn thành bộ lịch sử về Giai cấp công nhân Việt Nam,anh Giàu đã dành thời gian chuẩn bị cho ra đời công trình Miền Nam giữ vững thành đồng.

Phải nói rằng về phương pháp luận khoa học, anh Sáu đã quán triệt như trên đã nói. Tư liệu lịch sử dầu phong phú bao nhiêu cũng không đủ nói lên chân lý lịch sử, cần phải đạt tới nhận thức cho được bản chất, quy luật... Nhưng nếu chở cho quá trình lịch sử hoàn thành rồi mới viết về cuộc đấu tranh anh dũng này của đồng bào miền Nam ruột thịt và của cả nước thì thật là quá sốt ruột đối với anh Sáu Giàu.

Trên cơ sở tư liệu, báo chí, tin tức trong và ngoài nước có được, anh Sáu đã dành thời gian xây dựng công trình Miền Nam giữ vững thành đồngnhư trên đã nói.

Nếu tập III về "Giai cấp công nhân Việt Nam" ra đời vào 1963, thì tập I về Miền Nam giữ vững thành đồng,đã ra đời vào năm 1964 . Và cuối cùng 5 tập Miền Namgiữ vững thành đồngđã hoàn thành, nói lên trang sử anh hùng của cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam . Cuộc đấu tranh tiến lên từ thấp đến cao, từ thắng nhỏ đến thắng lớn, từ thắng lợi cục bộ đến thắng lợi toàn diện, như anh viết trong lời tiểu dẫn cho lần xuất bản tập V.

Đọc những công trình đầy tư liệu của anh Sáu như về Giai cấp công nhân Việt Nam,về Miền Nam giữ vững thành đồng,tôi không bao giờ quên anh còn là nhà triết học,là một nhà phát hiện quy luật, khái quát lý luận khá hấp dẫn. Một lần, cũng ở cái tầng 3 nhà 20 Phan Huy Chú ấy, tôi được anh thăm dò về việc giải quyết những vấn đề tư tưởng: phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, vô sản. ..cần thiết cho sự nhận thức sâu và đúng về lịch sử cận hiện đại Việt Nam . Từ đây tôi mới thấy rõ "triết học", "tư tưởng sử" vẫn còn là "căn mệnh" của anh.

Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sửtừ 1969 trở đi, một loạt luận văn khoa học của anh về các vấn đề này được tung ra khá hấp dẫn:

- Tìm hiểu Thiên đạo quan của triều đình và của các nhà Nho trong thời Nguyễn (NCLS,số 124 năm 1969).

- Lịch sử quan của triều đình và Nho gia trong thời Nguyễn (NCLS,số 128 năm 1969).

- Chủ nghĩa yêu nước- tình cảm và tưtưởng lớn nhất của người Việt Nam (NCLS,số 129 năm 1969).

- Phong trào "Chấn hưng Phật giáo" và các vấn đề tư tưởng triết học mà phong trào ấy đã nêu lên ởnước ta trong thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (NCLS,số 139-140, năm 1971).

- Chủ nghĩa dân tộc cách mạngViệt Nam và sự biến chuyển của nó trong giai đoạn lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (NCLS,số 151 năm 1973) .. .

Những luận điểm khoa học nêu ra trong các luận văn trên, anh Sáu vừa nhằm phục vụ kịp thời bạn đọc, vừa để tiếp thu dư luận trong quá trình nung nấu, nghiền ngẫm của mình. Và công trình: Sự phát triển của tư tưởngViệt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Támgồm hai tập:

Tập I: "Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, ra đời năm 1973.

Tập lI: "Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử", ra đời vào tháng 3 năm 1975, chào mừng chiến công lịch sử "Giải phóng miền Nam , thống nhất Tổ Quốc" mà anh hằng tin tưởng và mong đợi.

Mừng dân tộc ta toàn thắng, mừng anh sắp được về quê hương sau bao năm xa cách, chúng tôi còn mừng là:

- Chính trong lúc giới khoa học xã hội và nhân văn đang cần có một bộ Lịch sử tư tưởng Việt Namthì anh Sáu Giàu - đã là người "khai sơn phá thạch" xây dựng nên và kịp thời hoàn thành trước khi rời viện Sử học Việt Nam, rời nhà 20 Phan Huy Chú để về Nam.

Đọc anh, tôi thán phục: sao mà anh nắm được cả Nho, Lão, Phật, Gia tô, Cao Đài ...sâu sắc đến thế. Có lẽ vì tôi không có duyên, ít hiểu nên thán phục quá chăng?

Nhưng ngày nay, khi người ta hâm mộ "Bốn con rồng châu Á" và đưa Nho giáo lên "tận mây xanh", thì đọc Trần Văn Giàu tôi lại thấy sáng hơn.

Và nhớ lại những năm 1935 - 1940, khi tôi 9, 10 tuổi, tôi thấy các chư già quê tôi rầm rộ mang cờ, phướn Phật giáo đi theo tiếng gọi "Chấn hưng Phật giáo" của "cụ Thượng Nguyễn Năng Quốc", tôi băn khoăn mãi thì nay đọc Trần Văn Giàu, thấy lý thú biết bao, như sống lại những ngày niên thiếu mà mình đâu có hiểu?

Thế rồi đến Đổi mới hiện nay, giới Sử học bàn, nào là:

- Đánh giá lại nhà Nguyễn.

- Nhìn lại Phan Thanh Giản.

- Khai thác di sản canh tân từ Nguyễn Trường Tộ đến Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

- Nhận thức rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cơ chế thị trường.

Tất cả tôi thấy, cứ giở ra xem tư tưởng, quan điểm của anh Sáu Giàu thế nào thì lại thấy anh còn rất gần gụi với chúng ta.

Anh 85 tuổi nhưng "Thiên mệnh" còn lâu mới đến.

Đầu xuân Bính Tý này, tôi may sao lại được đọc anh, khi anh trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn giải phóng,số Xuân:

- Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết "Bí quyết để được sống lâu, trẻ mãi?".

- "Khi vui đừng quá vui, khi buồn đừng quá buồn. Nằm ngửa nhiều, nằm sấp ít",...

Anh trẻ thế mà vui là thế. Chúng tôi đọc anh, học anh nhiều. Nhưng phải chăng còn học anh nữa, ở chỗ: Anh không cần có "Minh tinh"dài mà nên có thư mục tác phẩm dài.

Và cũng không biết tôi hiểu có đúng không: "Anh Sáu ít nói về mình và cũng không muốn ai nói nhiều về mình, bởi vì anh không chỉ là nhà khoa học, mà trước hết anh là nhà cách mạng".

Hà Nội, 1996

* Nội dung thư như sau:

Chú Văn Tạo

Anh Sáu đã đọc thư và bài của Văn Tạo rồi. Cám ơn! Grand merci. Bài tốt, không có gì phải sửa chữa dù nhỏ. Anh em ta ở Viện sử mà viết về anh Sáu, người nghiên cứu lịch sử, nói đến thế đã đủ lắm rồi. Còn mấy môn đệ sẽ nói về thầy Giàu dạy sử, thì để coi những chú ấy sẽ đánh giá anh Sáu giáo sư như thế nào. Tôi chỉ e các chú nói nhiều cái hay mà bỏ cái dỡ.

Tất nhiên còn lắm điều mà chỉ có tôi mới viết được như:

- Huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức.

- Viết mấy chục quyển sách tuyên truyền suốt những năm 1930 - 1945 ở tự do cũng như ở tù; và bài giảng.

- Một số việc tôi không quên được trong cách mạng và kháng chiến. Những điều ấy, nhất là trong khoảng 1940 - 45 tôi đã viết thành "hồi ký" có tính chất "gia bảo".

Vậy về nhà nghiên cứu T.V.G thì bài của Văn Tạo như thế đã đạt yêu cầu quá rồi. Merci! Grand merci.

Thân ái thăm Văn Tạo và các bạn.

Anh Sáu26/6/1996

Bút tích Thư của GS Trần Văn Giàu gởi cho GS Văn Tạo sau khi đọc bài viết này

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.