Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/04/2022 14:44 (GMT+7)

Giải thưởng Loa Thành - 34 năm nhìn lại!

Giải thưởng Loa Thành - Cuộc thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường đại học Xây dựng & Kiến trúc được bắt đầu từ năm 1988 do sáng kiến của Hội Xây dựng Việt nam (nay là Tổng hội Xây dựng Việt nam) đã mở đầu cho một chặng đường dài 34 năm của sinh viên các trường đại học ngành kỹ thuật và xây dựng trong cả nước.

Cũng từ năm 2000 – 2001 đến nay, lần lượt Hội Kiến trúc sư Việt nam và Bộ Xây dựng luôn đồng hành và đã có nhiều đóng góp tích cực cho cuộc thi. Từ năm 2012 Giải thưởng này đã được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bảo trợ hàng năm. Ngoài ra Giải thưởng cũng đã được một số doanh nghiệp trong nước hỗ trợ.

tm-img-alt

Sinh viên Vi Thị Minh Nguyệt, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội giành giải nhấtGiải thưởng Loa Thành năm 2021

Trong suốt chặng đường 34 năm, Giải thưởng Loa Thành đã có gần 4000 đồ án tham dự, được tuyển chọn từ các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của 23 trường có đào tạo ngành Kiến trúc & Xây dựng trong cả nước theo đúng tiêu chí của cuộc thi đã được sửa chữa, bổ sung nhiều lần. Các Hội đồng chuyên ngành (HĐCN) gồm các Kiến trúc sư, kỹ sư,các nhà giáo dục & khoa học, các chuyên gia sản xuất và quản lý có uy tín, hàng năm đã làm việc nghiêm túc, công tâm và dân chủ, giúp Hội đồng Giải thưởng Loa Thành chọn ra những đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất để trao giải. Đến nay đã có hàng trăm Giải nhất, Giải nhì, Giải ba và Giải khuyến khích. Các Lễ trao Giải hầu hết được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội 

Nhìn lại 34 năm tổ chức Giải thưởng Loa Thành, có thể khẳng định Giải thưởng Loa Thành đã trở thành giải thưởng quý gía nhất đối với sinh viên các trường Kiến trúc và Xây dựng trong toàn quốc, Giải thưởng thực sự có ảnh hưởng tích cực đối với sinh viên trong việc động viên phong trào học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn sản xuất trong các lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.

Số lượng đồ án tham gia của các chuyên ngành đã có sự thay đổi liên tục trong 34 năm qua. Từ năm đầu tiên (1998) chỉ có trên 10 đồ án cho tất các chuyên ngành, nhưng các năm gần đây, riêng chuyên ngành Kiến trúc & Quy hoạch đã có mỗi năm trung bình 100 đồ án, chuyên ngành Kỹ thuật và Công nghệ xây dựng trung bình cũng có đến 50 đồ án dự thi. Các đồ án này đa dạng về thể loại đề tài cũng như cách tiếp cận theo xu hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong nước và cập nhật các xu hướng phát triển kiến trúc và quy hoạch, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại trên thế giới.

Trong những năm gần đây đã có những biến chuyển rất đáng kể khi nhiều đồ án của sinh viên đã tập trung vào các vấn đề của xã hội như: bền vững, xây dựng môi trường xanh, sử dụng năng lượng tái tạo.  Đây là sự chuyển hướng rất đáng mừng, mang tính thực tiễn cao, phù hợp với xu thế của thế giới. Không như những năm đầu, sinh viên chỉ chú trọng đến các công trình mang tính hoành tráng, hiện đại, thiên về nhà cao tầng, nhà công cộng, nhà kính, các loại vật liệu cao cấp, tốn nhiều năng lượng điện...

Trong 34 năm, các trường lớn như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Thuỷ lơi và Đại học Kiến trúcThành phố Hồ Chí Minh là những trường có nhiều đồ án dự thi và cũng là những trường đoạt nhiều giải. Nhưng những năm gần đây, sinh viên của nhiều trường có quy mô nhỏ, các trường của các địa phương cũng đã đoạt các giải cao nhất. Điều đó cho thấy hiệu ứng lan toả của giải thưởng Loa Thành đến các trường và xã hội. Đặc biệt, công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo được đẩy mạnh ở một số trường đã góp phần nâng cao chất lượng các đồ án tốt nghiệp, mà các giải nhất được xem là minh chứng.

 Chúng ta vẫn thường nói “không có thầy đố mày làm nên”, công sức của các thầy cô hướng dẫn là rất đáng trân trọng. Trong 34 năm có nhiều thầy cô đã hướng dẫn hàng chục đồ án dự thi, và đã có thầy cô có đến trên 20 đồ án được giải chính thức như cố GS.TSKH.Nguyễn Trâm. Các thầy cô có sinh viên đoạt giải nhất nhiều lần như PGS.TS. Lê Quân (Đại học Xây dựng Hà Nội), PGS.TS. Nguyễn Tiến Thuận (Đại học KT Hà Nội); PGS,TS.Huỳnh Bá Kỹ Thuật (Đại học Xây dựng Hà Nội)...

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cùng trao giải nhất cho 64 tác giả đoạt Giải thưởng Loa Thành năm 2021

Phải khẳng định, Giải thưởng Loa Thành là một sân chơi lớn và bổ ích của sinh viên các trường đào tạo ngành Kiến trúc & Xây dựng. Qua thực tế hoạt động 34 năm, Giải thưởng Loa Thành luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của sinh viên và của các trường, cũng như sự quan tâm của xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông. Nhiều sinh viên đoạt Giải thưởng Loa Thành đã và đang làm việc hiệu quả tại các đơn vị Đào tạo, Tư vấn thiết kế, Thi công, Quản lý, hay tiếp tục thành công trên con đường học tập nâng cao, nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều người trong số đó đã trở thành giám đốc các Công ty tư vấn thiết kế, thi công, là TS,ThS, giảng viên đại học, là cán bộ quản lý cấp Vụ, Viện ngành Xây dựng, Kiến trúc ở Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của một Giải thưởng trong một thời gian dài không phải do Nhà nước cấp kinh phí và cũng không có bộ máy làm việc hưởng lương, mà chỉ dựa vào lòng nhiệt tình, đầy trách nhiệm của những con người vì sự nghiệp giáo dục. Đây là một điều rất đáng trân trọng, nhưng cũng gây quá nhiều khó khăn cho Ban Tổ chức Giải thưởng Loa Thành vì với kinh phí như vậy dẫn đến có khá nhiều ý tưởng nhằm phát huy hiệu quả của Giải thưởng đã không có điều kiện thực hiện.

Giải thưởng Loa Thành đã đi được một chặng đường dài 34 năm, những thành công và sức lan toả của  Giải đã được trao là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho các cơ quan tổ chức Giải, đã và đang là niềm tự hào của các trường tham gia và của tất cả sinh viên đoạt Giải.

  Những người tổ chức Giải thưởng Loa thành hy vọng, bằng sự nỗ lực, đổi mới trong đào tạo, trong việc tổ chức, tuyển chọn đồ án tốt nghiệp tham dự Giải thưởng Loa Thành, sự quan tâm chăm sóc của các cấp, các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, Giải thưởng Loa Thành sẽ ngày càng phát triển, góp phần tích cực trong việc phát triển tài năng trẻ, bổ sung đội ngũ trí thức trẻ có năng lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà.

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới