Gia Lai: Cải tiến máy in ty pô đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV
Từ cái khó ló cái khôn, Bà Huỳnh Thị Ngọc Lan Giám đốc cùng nhóm cộng sự của Công ty In Gia Lai đã có nhiều sáng kiến biến chiếc máy cũ kỹ chẳng khác gì phế liệu trở thành chiếc máy đa chức năng thực hiện một số công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm in làm lợi cho Công ty ngoài chi phí, thời gian và còn hạn chế được công lao động nặng nhọc cho công nhân, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, giá rẻ đã thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty. Giải pháp đoạt giải ba trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ IV (2008-2009).
1. Cải tiến phương pháp đục lỗ sản phẩm trên máy Ty Pô
Các sản phẩm in như hóa đơn, biên lai, phiếu thu, phiếu chi… Thông thường sau khi in số thứ tự thì phải chuyển sang công đoạn khác để đục lỗ sẽ tốn kém thời gian và công sức. Nhóm tác giả đã biết tận dụng lưỡi cưa cũ của thợ mộc có chiều cao bằng chiều cao của con số nhảy, khi lắp khuôn in số thứ tự của sản phẩm, họ đã lắp thêm lưỡi cưa vào đúng vị trí cần đục lỗ của sản phẩm trên máy in Ty Pô. Từ đó sản phẩm vừa được đánh số thứ tự vừa được đục lỗ cùng lúc sau đó đưa vào kiểm tra và đóng gói. Như vậy, đã tiết kiệm được thời gian và công lao động, sản phẩm đảm bảo chất lượng và hạ giá thành.
2. Cải tiến phương pháp cấn đường gấp sản phẩm trên máy Ty Pô
Để có những túi xách, túi đựng quả đẹp, đạt chất lượng, sau khi in chữ và hoa văn xong, người thợ phải gấp các tờ in thành các đường gấp theo mô hình của từng sản phẩm. Công doạn này thường làm bằng thủ công khá tốn nhiều công lao động mà đường gấp không thẳng, không chết nếp nên chất lượng sản phẩm không đẹp. Đặc biệt các sản phẩm sử dụng các loại giấy dày nếu gấp bằng thủ công thì hết sức khó khăn, nhiều lúc chất lượng không đạt phải loại bỏ. Công ty đã tận dụng các thanh thép mỏng như dây đai hàng lắp trên máy in Ty pô theo đúng vị trí cần gấp của sản phẩm, sau đó đưa các tờ in lên máy để cấn liên tục hết số lượng cần cấn theo yêu cầu. Từ đó công nhân chỉ việc nhận tờ in đã được cấn đường gấp và hoàn chỉnh sản phẩm. Với cải tiến này đã rút ngắn 2/3 thời gian so với làm thủ công, chất lượng sản phẩm có hình thức đẹp sắc cánh, vuông cạnh không bị hư hỏng.
3. Cải tiến lô in số trên máy in Ty Pô
Lô in nguyên bản của máy in Ty Pô dài bằng khuôn khổ của máy. Nếu để vậy sẽ lãng phí khi chạy máy. Công ty đã nghiên cứu đặt sản phẩm lô in thành nhiều đoạn ngắn có chiều dài bằng chiều dài con số nhảy. Tập thể tác giả đã sử dụng một thanh sắt dài bằng chiều dài cây lô làm cốt lô. Dùng các ống sắt có Ø lớn hơn cốt lô tạo một lỗ trên ống sắt có ren để vặn bulong cố định vào cốt lô, đúc lớp cao su bên ngoài ống sắt (Đường kính lớp cao su lớn, nhỏ tùy thuộc vào từng máy). Như vậy là đã có những đoạn lô theo yêucầu. Khi sử dụng chỉ cần đưa các đoạn lô đó lắp vào cốt lô, di chuyển theo đúng vị trí lắp con nhảy và định vị bằng bulong là xong.
Hiệu quả của cải tiến này rất lớn. Nếu trứơc đây sử dụng đúc lô liền, chi phí mỗi cây lô liền là 500.000 – 600.000 đồng/cây. Mỗi máy lắp 3 cây. Bình quân mỗi năm phải thay 4 lần. Như vậy, chi phí cho việc đúc lô tốn 6.000.000 – 7.200.000 đồng/máy/năm. Nay cải tiến đúc lô khúc. Mỗi lô khúc giá chỉ 25.000 đồng. Mỗi máy lắp 25 khúc lô. Chi phí mỗi máy có 300.000 đồng. Mỗi năm chỉ tốn 1.200.000 đồng/máy. Hiệu quả, đã tiết kiệm cho công ty 4.800.000-6.000.000 đồng/mày. Hàng năm Công ty phải sử dụng 3 máy, nên mỗi năm tiết kiệm được 14.400.000-18.000.000 đồng. Trong 3 năm qua sáng kiến đưa vào áp dụng đã làm lợi cho Công ty trên 50.000.000 đồng.
Từ một máy hầu như bịloại thải, chỉ có một chức năng đơn giản thế mà tập thể tác giả của Công ty đã cải tiếp để có thêm 3 chức năng nữa. Hiệu quả mang lại ngoài chi phí, thời gian và còn hạn chế được công lao động nặngnhọc cho công nhân, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, giá rẻ đã thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty. Phong trào phát huy lao động sáng tạo trong Công ty được phát huy mạnh mẽ, góp phầnđưa Công ty phát triển đứng vững trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu bị suy thoái.