Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/06/2009 00:04 (GMT+7)

Georges Charpak với việc giảng dạy khoa học ở trường tiểu học

Nhà vật lý tài năng

Georges Charpak sinh năm 1924, tại một thị trấn nhỏ ở Ucraina, giáp giới với Ba Lan, trong một gia đình gốc Do Thái. Năm 1931, để tránh chính sách bài Do Thái, khi lên 7 tuổi, ông phải theo gia đình rời bỏ quê hương sang cư trú ở Pháp. Tốt nghiệp Trung học, lúc đầu ông học trường Đại học Mỏ, nhưng sau cảm thấy không thích hợp, ông chuyển sang ngành vật lý hạt nhân. Ông đã làm luận văn Tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Frédéric Joliot - Curie, nhà bác học Pháp đã cùng với vợ là Irène Joliot - Curie được tặng giải thưởng Nobel năm 1935 vì đã phát minh hiện tượng phóng xạ nhân tạo và lần đầu tiên chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ nhân tạo, ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, nông nghiệp,v.v…

Sau một thời gian nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS – Centre National de Recherche Scientifique), ông sang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (Centre Européen de Recherche Nucléaire – CERN), một trung tâm nghiên cứu về vật lý năng lượng cao lớn nhất thế giới. Ông ở đấy suốt 32 năm, từ ngày 1-5-1959 cho đến năm 1991 (67 tuổi) thì nghỉ hưu và trở về Paris , nơi ông đã từng sống và làm việc.

Trong thời gian dài làm việc ở CERN, ông đã tham gia nhiều thí nghiệm lớn cùng với nhiều người khác như Leon Lederman, được giải thưởng Nobel năm 1988, sau này là giám đốc Fermilab, Trung tâm nghiên cứu vật lý năng lượng cao của Mỹ ở Chicago; Richard Garwin, sau này là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, Cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ… Riêng Georges Charpak đã phát minh ra “buồng đa tuyến” (multiwire chamber) và phát minh này đã dẫn ông đến giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1992. Chiếc “buồng đa tuyến” này không những đã trở thành một công cụ quý báu đối với các nhà nghiên cứu về vật lý các hạt cơ bản thực nghiệm mà ngày nay còn đang bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng trong các bệnh viện để giảm đáng kể liều lượng phóng xạ khi chiếu hay chụp X - quang. Đây có thể nói là một phát minh mang tính nhân đạo cao.

Và cống hiến lớn nhất cho xã hội

Ngày 8-3-2009, Georges Charpak tròn 85 tuổi. Nhân dịp này, trả lời phỏng vấn tạp chí CERN Courier của Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu, ông cho biết: “12 năm qua tôi tham gia vào một dự án giáo dục rất lớn với tên gọi là “ Bàn tay nặn bột”. Đây chắc chắn là cống hiến lớn nhất của tôi đối với xã hội”.

Theo Georges Charpak, “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dựa trên ý tưởng: học sinh học khoa học thông qua thí nghiệm do chính các em trực tiếp làm.

Học sinh trường tiểu học Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) làm thí nghiệm về tỷ trọng của các chất và nước mặn. Ảnh: www.vis.edu.vn
Học sinh trường tiểu học Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) làm thí nghiệm về tỷ trọng của các chất và nước mặn. Ảnh: www.vis.edu.vn

Kể từ dịp khai giảng vào tháng 9 năm 2000, Bộ quốc gia giáo dục Pháp đã cho phép tất cả các trường tiểu học trong nước đổi mới việc giảng dạy khoa học theo tinh thần của phong trào “Bàn tay nặn bột”. Các em học sinh không còn ngồi hàng giờ trên ghế nghe thầy cô giáo giảng bài một cách thụ động mà cả lớp chia thành nhóm nhỏ, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, tự mầy mò thí nghiệm với các phương tiện đơn giản. Năm sáu em vây quanh một chậu thau nước để giữa lớp. Một em nói: “Cái gì nặng thì chìm”. Em khác phản bác lại: “Không hẳn thế”. Em lấy cục bột vo viên, đập bẹp ra trong lòng bàn tay rồi vén các bờ lên và thả xuống nước. Cục bột nổi như một chiếc thuyền thúng. Thế là em bé đã chứng minh được định lý về “sức đẩy Archimède” bằng thực nghiệm, tuy rằng ở tuổi của em thì chưa thể hiểu lý thuyết đó được. Có lẽ thí nghiệm đơn giản này đã minh họa cho cái tên gọi của phong trào “Bàn tay nặn bột”.

Các trường học ở lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ) bây giờ cũng bắt đầu áp dụng phương pháp. Georges Charpak vừa nhận được một giải thưởng của Chính phủ Mêhicô cùng với Leon Lederman (giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1988, người đề xướng phong trào “Nhúng tay vào” (Hands on) ở Mỹ, giống như phong trào “Bàn tay nặn bột” ở Pháp) vì đã triển khai phương pháp dạy học tiên tiến ở đất nước Trung Mỹ này.

Vào cuối năm 1997, nhân Hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ họp tại Việt Nam, trường Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học, tôi có được tham dự và dịch cho GS Pierre Léna, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, người trợ lý đắc lực nhất cho Georges Charpak trong phong trào “Bàn tay nặn bột”. GS Pierre Léna đã tặng tôi một cuốn sách của Georges Charpak nhan đề “ Bàn tay nặn bột - Khoa học ở trường Tiểu học” (La Main à le Pâte - Les Sciences à l’école primaire). Tôi đã dịch cuốn sách này ra tiếng Việt, được Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1999. Tiếp theo, GS Pierre Léna có gửi cho tôi 7 cuốn trong bộ sách “ Những hạt giống khoa học” (Les Graines de Sciences), nhằm phục vụ cho việc giảng dạy khoa học ở trường Tiểu học. Tôi đã dịch xong toàn bộ bảy cuốn, sáu cuốn đã ra đời liên tiếp từ năm 2002 đến tháng 2 - 2009, cuốn cuối cùng đã dịch xong và đưa đến nhà xuất bản giáo dục.

Phong trào “Bàn tay nặn bột” được sự bảo trợ của Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Một nhóm nhỏ các viện sĩ được tổ chức để hỗ trợ cho phong trào này. Cách đây gần 2 năm, tháng 5-2007, một thành viên của nhóm này là viện sĩ Pierre Joliot - Curie, con trai nhà bác học Frédéric Joliot – Curie và cháu ngoại ông bà Pierre và Marie Curie có sang Việt Nam để giới thiệu phong trào “Bàn tay nặn bột”. Tôi có được nghe ông nói chuyện tại Trung tâm văn hoá Pháp. Ông cho biết hiện nay nhiều nước trên khắp thế giới như Mêhicô, Côlômbia, Hungari, Thái Lan, Trung Quốc,v.v… đang học tập kinh nghiệm của Pháp để áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong hoàn cảnh nước mình. Cuốn sách “ Bàn tay nặn bột - Khoa học ở trường Tiểu học” của Georges Charpak và bộ sách “ Những hạt giống khoa học” đã được dịch ra ở Trung Quốc và ở một số nước khác.

Trong một hội nghị tập hợp nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới được tổ chức tại Rôma (Italia) từ 19 đến 21-11-2001, đã ra một bản tuyên bố, trong đó có những câu như sau: “ Việc bảo đảm một sự giáo dục thích hợp về khoa học cho mỗi trẻ em trên thế giớivừa là một nhu cầu và vừa là một thách thức”. “Cần chú ý ở mức cao nhất đến sự giáo dục khoa học ở trường Tiểu học và Trung học, bao gồm cả trẻ em có nhu cầu đặc biệt”. “Cần dùng mọi biện pháp để nói lên sự cấp bách của tình hình cho các Chính phủ. Chỉ có các Chính phủ mới có khả năng đáp ứng quy mô to lớn của vấn đề, cung cấp các phương tiện cần thiết và thực thi các chính sách thích hợp”.

Tại sao một nhà bác học lớn như Georges Charpak lại quan tâm đến giáo dục tiểu học?

Trả lời câu hỏi này của tạp chí La Recherche xuất bản ở Pháp, Georges Charpak đã nói như sau: “ Thay đổi khoa học ở trường Tiểu học là một đòn bẩy để biến đổi xã hội”.

Giai đoạn học Tiểu học là một giai đoạn hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Đây không những là tuổi học đọc, học viết, học làm tính mà còn là tuổi định hình nhân cách để các em lớn lên có thể trở thành những công dân tốt, những người có ích cho xã hội. Muốn thanh thiếu niên tránh được thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, không gì bằng bồi dưỡng lòng yêu khoa học cho các em ngay từ lúc các em bước chân vào trường Tiểu học.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.