Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/01/2009 23:44 (GMT+7)

Đồng bào Tây Nguyên nổi dậy chống xâm lược Pháp

Đầu những năm 1920, Hà Nội nhận được nhiều tin tức về các vụ đổ máu xảy ra ở nơi mà Henri Maitre, một viên chức cai trị đã đến đấy khảo sát khoảng 1908 - 1914 nhằm thiết lập một trung tâm hành chính. Năm 1912, một thủ lĩnh trẻ, lợi dụng H. Maitre vắng mặt, đã đem một đám đông đến đòi phá chỗ làm việc của tên này và giết lính canh gác. Để đối phó với các tộc người hay gây rối này, H. Maitre đích thân chỉ huy đơn vị Khơ me dẫn một số quân đến đóng đồn cách đấy một quãng. Tháng 8 - 1914 H. Maitre bị mai phục tại một làng thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay (nằm ở giữa hai con sông Đắc Rtíh và Đắc Nông, cùng một chi lưu của sông Đạ Đông, tức sông Đồng Nai - DT & TĐ) và bị giết cùng 30 lính. Liền sau đấy, trung tâm hành chính trên cao nguyên bị san phẳng, tất cả các lính gác bị giết chết. Viên đội Khơ me cùng toán lính dưới quyền cũng bị tiêu diệt, đồn bị phá tan. Quân nổi dậy táo bạo tiến đến tận gần sông Mê Kông, được tất cả cao nguyên hưởng ứng. Truffot một viên chức cai trị khác cũng bị giết hồi tháng giêng 1915 khi đi khảo sát.

Sau những sự kiện này, người Pháp rút hoàn toàn khỏi cao nguyên miền Trung, thế là tất cả những gì H. Maitre thực hiện trong 6 năm trời đều tan tành mây khói. Một dãy đồn bốt được xây dựng cách sông Mê Kông 50 km về phía đông để canh giữ các lối vào khu vực này, những kẻ trung thành với nhà cầm quyền thực dân đi quá dãy đồn đó có thể gặp nguy hiểm.

Năm 1929, thực dân Pháp giao cho một người tên là Gatille làm con đường ô tô, kéo dài đường thuộc địa 14, nối Sài Gòn với Buôn Ma Thuột và Kon Tum. Công trường được một đội lính rất đông bảo vệ, và Gatille tưởng rằng con đường làm đến đâu thì công nhân làm đường sẽ mua được lương thực, thực phẩm của dân quanh đấy dễ dàng, nhưng tháng 5 – 1931, Gatille bị giết trong một cuộc mai phục, khi phần lớn công việc đã hoàn thành. Toàn quyền Đông Dương bèn quyết định huy động binh lính ở Campuchia, Nam Bộ và Trung Bộ nhanh chóng đánh dẹp những người không chịu quy phục, trong khu vực gần các đồn binh Buôn Ma Thuột và Di - Linh.

Tháng 5 - 1932, một sĩ quan Pháp cùng một đại đội lính người Ê - đê thực hiện cuộc hành quân. Theo kế hoạch, toán quân này sau đó sẽ gặp một đại đội lính Campuchia do một sĩ quan khác chỉ huy, ở trục đường thuộc địa số 14. Cùng lúc ấy, một toán lính ở Nambộ sẽ tiến theo phía đông và về khuỷu sông Đồng Nam . Yêu cầu đặt ra là phải mau chóng đến được Tây Nguyên, nên đại đội lính Campuchia tới đó rất nhanh và tháng 9 - 1932 liền thiết lập đồn binh Le Rolland vào tháng 10.

Quân đội thực dân tới đâu thì dân chúng thực hiện vườn không nhà trống ở đấy, rồi một trong các đồn tạm thời này bị mấy trăm người kéo đến tấn công ngày 6 tháng Giêng năm 1933. Trước sức mạnh áp đảo của vũ khí và lính trong đồn, những người tấn công đành rút lui, một số làng chịu quy phục. Ba đội quân xuất phát từ 3 đồn gặp được nhau ở chính giữa vùng bạo động, các tộc người nổi dậy, tạm thời án binh bất động, vì họ không có kinh nghiệm liên kết với nhau chống địch một cách hiệu quả. Dân ở đây quen sống biệt lập theo từng tộc người, nên mỗi khi cần thống nhất hành động, các tộc người phải bàn cãi với nhau mất nhiều thời giờ, do đó nhiều cơ hội quý bị bỏ lỡ. Có một vài khu vực người dân làm ra vẻ chịu hàng phục.

Riêng đại đội lính Ê - đê chúng vấp phải những cuộc kháng cự quyết liệt trong năm 1932 tại vùng trước kia là trung tâm hành chính của H. Maitre, nhưng bọn này vẫn xây dựng được một đồn binh hồi tháng 4 - 1933 ở vùng tiếp giáp giữa ba biên giới. Các cuộc hành binh trấn áp quân bạo động tạm coi như kết thúc năm 1934.

Thật ra, người Pháp hy vọng bình định xong Tây Nguyên ngay từ năm 1932 để nối tỉnh Đắc Lắc với Campuchia và Nam bộ bằng con đường xuyên qua khu vực có các tộc người chống đối chính quyền mạnh nhất. Nhưng cố gắng này vấp phải phản ứng dữ dội của các tộc người đó vào cuối năm 1933 và đầu năm 1934, tiếng vang khắp vùng Nam bộ. Ngày 29 - 10 - 1934, một đại diện hành chính tên là Morère bị giết trên con đường đang xây dựng qua địa bàn người Xtiêng. Cả vùng nổi loạn, dân địa phương bỏ làng mạc vào rừng dựng lều sinh sống. Một thương nhân người Việt bị sát hại ngay dưới chân đồn binh, nhiều đại diện hành chính bị hăm dọa.

Ngày 1 tháng Giêng 1934, có tin báo 400 - 500 người Thượng tập hợp trong các khu rừng phía bắc Nam bộ để tấn công đồn Le Rolland. Nhiều cộng đồng dân cư đã nổi dậy chiếm ¾ khu vực hành chính này, chuẩn bị tham gia phong trào đấu tranh nếu thấy có khả năng thành công. Các biện pháp đàn áp được thi hành lập tức, dân địa phương tạm thời ngừng chống phá. Nhưng ngày hôm sau, khoảng 300 người Thượng tấn công giữa buổi trưa vào một đồn binh mới xây dựng năm trước, song bị hỏa lực mạnh của đồn đánh lui. Phong trào bạo động dường như không thể kiềm chế, khiến nhà cầm quyền thực dân lúng túng. Chỉ qua một đêm, người ta thấy đường ô tô nối giữa 2 đồn lính bị tắc nghẽn vì hàng nghìn cây to được ngả nằm chắn ngang. Điều này chứng tỏ dân địa phương tham gia rất đông vào cuộc bạo động. Tất cả khu vực phía đông sông Đồng Nai náo loạn.

Đầu năm 1934, tình thế trở nên nghiêm trọng hơn nữa, tất cả địa bàn sinh sống của người Xtiêng và Mnông đều xôn xao. Một vùng mênh mông ở Nam bộ gần biên giới Campuchia, một chiều 200 km, từ bắc xuống nam, một chiều từ 60 km từ đông sang tây, bị chấn động mạnh mẽ, toàn thể dân cư nổi dậy. Tại Campuchia, tất cả dân chúng sống trong một khu vực rộng lớn, một chiều hơn 100 km từ bắc xuống nam, một chiều khoảng 80 km từ đông sang tây, đều sôi động tìm cách liên lạc với phong trào của người Mnông và Xtiêng ở Nam bộ của Việt Nam. Tại Trung bộ, chính quyền thực dân cử phái viên tới vận động một bộ phận dân chúng, trước đấy từng chống đối quyết liệt sự thâm nhập của người Pháp vào khu vực mà H. Maitre bị giết năm 1914. Từ ngày tên này bị giết cùng với cả đồn quân, nhà cầm quyền chưa giám cử ai đến một vùng rộng lớn của người Thượng ở Nam bộ, nhất là khu vực gần sông Đồng Nai mà Maitre coi là có thái độ thù địch đặc biệt với chính quyền. Quá sông Đồng Nai một quãng nữa cũng có vùng Di - linh mênh mông mà người Pháp chưa hề đặt chân tới. Các dấu hiệu đối kháng ngày càng phát triển của dân Xtiêng và Mnông khiến chính quyền thực dân băn khoăn, không hiểu phải chăng dân địa phương đã nhất trí với nhau chống lại đến cùng sự có mặt của người Pháp tại đây. Thực dân thấy cần phải nhanh chóng hạn chế phạm vi các trung tâm bạo loạn, để sự thù địch với chính quyền khỏi lan sang những tộc người còn do dự chưa tham gia phong trào chống đối.

Nhà chức trách thuộc địa bây giờ thực sự đau đầu trước cuộc bạo động kéo dài. Đầu tháng Giêng, một thiếu tá Pháp đem một tiểu đoàn đến tạm thời dẹp yên vùng đất náo loạn rộng mênh mông này,nên đại diện chính quyền mới dám tới gần sông Srêpôk để khảo sát. Tuy nhiên, một số làng phía bắc đồn Le Rolland vẫn tỏ thái độ hằn học với nhà cầm quyền, tuy họ không công khai chống đối. Xa nữa vềphía tây, dân chúng chỉ tiếp xúc hời hợt với chính quyền.

Thấy khu vực mấp mô những đồi núi và rừng rậm này hiện giờ đã có vẻ yên tĩnh, nhà chức trách bèn liều đi sâu về hướng sống Srêpôk, chi nhánh của Mê Kông. Họ xây thêm đồn Deshayes cách đồn Le Rolland 82 km về phía bắc ngày 4 - 3 - 1935. Ngay hôm sau, hàng nghìn người Thượng lợi dụng lúc trời tối như mực, ào ào xông vào đồn Le Rolland sau khi giết chết lính canh. Đám đông định tiêu diệt hoàn toàn đồn này, trước hết là người Pháp, nhưng chỉ giết thêm được 5 tên và làm bị thương 8 tên. Tiếp theo sự kiện đó, 500 người thuộc 50 làng, nghe theo lời kêu gọi của Bơ Trang Lơng người Đầu làng Bu Par - một thủ lĩnh có uy tín trong vùng, nổi dậy đấu tranh công khai với quyết tâm đánh đuổi người Pháp và bọn tay sai khỏi vùng cao nguyên mà họ sinh sống đã lâu đời. Chính vị thủ lĩnh này, tuy đã 50 tuổi nhưng vẫn cường tráng, là người giết H. Maitre và nhiều viên chỉ huy khác vào cuối tháng 7 - 1914, tiêu diệt binh lính của 4 đồn. Sát khu vực náo loạn nhất năm 1934 của Nam bộ còn một tập đoàn cư dân nữa mà chính quyền vẫn phải dè chừng, vì coi họ là mối hiểm họa.

Các cuộc bạo động của dân Thượng cứ liên tiếp xảy ra. Một cuộc tấn công thứ hai vào đồn Le Rolland ngày 30 - 3 - 1934 thất bại, binh lính kịp thời được báo dộng, nhưng chưa đầy một tháng sau, đồn Gatille bị tấn công lúc nửa đêm 24 - 4. Năm ngày sau đẩy lùi được cuộc tập kích của một nhóm đông. Phong trào nổi dậy bùng phát sôi nổi trong một khu vực dài 80 km và rộng 50 km, được đồng bào Việt theô dõi với mối thiện cảm sâu sắc, và sẵn sàng hỗ trợ mức độ cần thiết.

Cuộc trả thù của thực dân được chuẩn bị ngay sau ngày 20 - 3. Một thiếu tá Pháp chỉ huy nhiều đơn vị đóng ở 4 đồn binh, thực hiện cuộc càn quét trong 3 tháng. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở một vùng lởm chởm đồi núi và mênh mông rừng rậm, trong đó quân nổi dậy lúc ẩn lúc hiện, dưới những cơn mưa như trút. Cuối cùng, cuộc bạo động tạm thời bị dẹp yên ngày 10 - 6 - 1934, do lực lượng của 2 bên đối địch không cân sức.

Sở dĩ cuộc nổi dậy không thành công vì trong khi thực dân sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại, cùng với binh lính được huy động từ Nam bộ, Trung bộ và Campuchia, thì phía quân nổi dậy chỉ có khí giới thô sơ, lại thiếu sự hiệp đồng có tổ chức của các tộc người địa phương, mặc dầu tính ngoan cường của họ đáng khâm phục, và uy tín của vị thủ lĩnh người Mnông - Xtiêng: Bơ Trang Lơng thật đáng ca ngợi. Dù sao, cuộc bạo động cũng là lời cảnh tỉnh thực dân Pháp chớ coi thường những người mà chúng gọi một cách khinh miệt là “Mọi”.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.