Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 23/02/2009 15:17 (GMT+7)

Đổi mới công nghệ trong những thời điểm khó khăn

Đối với General Electric, sự đổi mới không có nghĩa là nghiên cứu và phát triển những công nghệ tốt hơn; đó cũng không phải là không đầu tư một cách lãng phí vào một chiến dịch không hiệu quả. Phương châm của GE giờ đây là: tiết kiệm tiền, tiết kiệm chi phí là quan trọng hơn cả. Đó là phương châm mà GE đưa ra sau khi nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm mạnh, đồng thời doanh thu cũng như giá cổ phiếu của GE ngày càng tụt dốc. Các chuyên gia kinh tế của công ty hiện đang sử dụng một công cụ mà theo họ là có thể mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên, đó một phương pháp đã ra đời từ thời Liên bang Xô Viết của Stalin.

Phương pháp mà GE nghiên cứu ứng dụng có tên là TRIZ, một cụm từ viết tắt trong tiếng Nga, có nghĩa là: "Học thuyết giải quyết vấn đề của các nhà phát minh". Những ý tưởng nền tảng của TRIZ được xây dựng bởi một kỹ sư, đồng thời là nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, Genrich Altshuller. Do những phê phán đối với những thành tựu trong phát minh của Liên bang Xô Viết cuối những năm 1940, Genrich Altshuller đã bị bắt giam. Trong tù, ông đã được tiếp thu tư tưởng từ một số nhà khoa học và khi được phóng thích, Genrich, trên cở sở đó đã từng bước xây dựng một phương cách tiến hành đổi mới dể hiểu, dễ áp dụng đối với mọi đối tượng. Từ đó, học thuyết của ông phát triển trở thành một hệ thống đầy đủ, chi tiết trong việc phân tích các vấn đề và đưa ra các giải pháp thích hợp đối với những vấn đề đó. Trái ngược với phương pháp thảo luận tự do, TRIZ sử dụng khả năng phân tích sâu sắc dựa trên cơ sở khoa học của những thuật toán.

Hiện nay, TRIZ đang ngày càng trở thành một công cụ đắc lực cho các tập đoàn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra những đổi mới trong quản lý sản xuất cũng như trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh GE, TRIZ còn được sử dụng bởi một số tập đoàn lớn mạnh như Intel, SamSung và Procter & Gamble cũng như một số công ty nhỏ khác, trong đó có FuelCell Energy.

GE sử dụng TRIZ ở phần đầu của quá trình đổi mới. Những nhóm dự án nhỏ sẽ được lập ra. Mỗi nhóm sẽ đưa ra những vấn đề gặp phải và đem tới các khóa đào tạo về TRIZ. Tại đây, họ sử dụng TRIZ để đánh giá những vấn đề đó, đưa ra những phân tích, những giải pháp khả thi, và cuối cùng là những thiết kế khái niệm - những thiết kế có thể kiểm chứng được. Với cách làm này, các chuyên gia của GE hi vọng sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có về giá. "Thiết kế khải niệm là một bước quan trọng và cần thiết", Michael Indelchik, phó chủ tịch công nghệ của GE nói. "Nếu bạn bắt đầu với một con voi thì cho dù bạn có thay đổi hoặc tối ưu nó như thế nào, bạn sẽ không thể tạo ra được một con hươu cao cổ."

Một số hãng chuyên về tư vấn cũng đã đi vào xây dựng những giải pháp trên cơ sở học thuyết TRIZ. GE đang tiến hành hợp tác với GEN3 Partners- một công ty khá nổi tiếng trong lĩnh vực này.  Mặc dù có  trụ sở chính tại Boston , Mỹ nhưng 150 nhân viên của GEN3 lại chủ yếu làm việc tại Nga. Một số lãnh đạo của GEN3 như chủ tịch Semyon Kogan hay giám đốc khoa học Simon Litvi, cũng đã từng lớn lên tại Nga và trở thành những nhà khoa học trong thời kỳ Xô Viết.  

Không những vận dụng TRIZ một cách linh hoạt, GEN3 còn bổ sung vào TRIZ những phương pháp riêng của mình. Họ tập trung khai thác kinh nghiệm của 8000 chuyên gia khoa học trên toàn thế giới và cách giải quyết các vấn đề công nghệ của GEN3 là xác định những công nghệ tương tự đã từng được ứng dụng được ở một lĩnh vực khác hay một công việc khác. Semyon Kogan, chủ tịch của hãng nói : "Đừng cố đưa ra phát minh nếu bạn không cần thiết phải làm thế. Hãy đi tìm những giải pháp đã được dùng và áp dụng chúng vào vấn đề của bạn, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn rất nhiều". Dưới sự trợ giúp của GEN3, GE đã tìm ra công nghệ có thể ứng dụng được trong công nghiệp radar, và nó sẽ được GE sử dụng trong các máy MRI thế hệ tiếp theo.

Thật khó để dự đoán trước được TRIZ sẽ phát triển rộng rãi tới mức nào. Jeffrey Liker, giáo sư tại đại học Michigan, một chuyên gia về nguyên tắc sản xuất Lean, đã gọi đây là một công cụ kinh tế rất hiệu quả. Còn Idelchik thì cho rằng nếu biết khai thác và sử dụng TRIZ một cách đúng đắn, lợi nhuận thu về của doanh nghiệp sẽ là không nhỏ. Cho đến nay, đã có 382 nhân viên trong 70 nhóm dự án của GE đã hoàn thành chương trình đào tạo về TRIZ. Rõ ràng, học thuyết hình thành từ thời Xô Viết vẫn còn phát huy tác dụng đến tận ngày nay.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.