Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/06/2015 06:03 (GMT+7)

Đổi mới chương trình sách giáo dục phổ thông sau 2015

Mở đầu hội thảo, PGs. Đỗ Ngọc Thống – Đại diện Ban soạn thảo  (Bộ Giáo dục & Đào tạo) đã trình bày tóm tắt Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, như quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, yêu cầu đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh,các lĩnh vực giáo dục, kế hoạch giáo dục, định hướng nội dung chương trình các môn học, điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình, phát triển chương trình và vấn đề thực nghiệm chương trình và sách giáo khoa mới…

A2

PGS. Đỗ Ngọc Thống – Đại diện Ban soạn thảo

Theo Gs. Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học, nền giáo dục có 2 chức năng cơ bản: Xã hội hóa con người và nghề nghiệp hóa con người.  Dạy người là để con người có năng lực làm người có tri thức, có kỹ năng, có những phẩm chất đạo đức cần thiết là quá cần thiết để làm người. Nhưng không làm được nghề, không giáo dục nghề, không có nghề để làm việc, không sống với nghề thì sao trở thành công dân được. Một người dân không có năng lực nghề nghiệp thì không đủ điều kiện trở thành công dân đúng với nghĩa cao cả của từ này. Vì thế, tại sao từ lớp 10 đến lớp 12 mới là cấp định hướng nghề nghiệp như trong Chương trình. Định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là hướng nghiệp) là tính chất của nhà trường phổ thông, không loại trừ từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở…

A3

PGS. Phạm Tất Dong – PCT Hội Khuyến học

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – Nguyên cán bộ Bộ GD &ĐT  nêu quan điểm về hệ thống năng lực : Đây là điểm mấu chốt của chương trình vì vậy rất cần có sự trao đổi kỹ càng để đi tới đồng thuận. Trước hết, việc xác định các năng lực phải là kết quả của một quá trình khảo sát công phu với sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ở nước ta, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Tổng quan về khung các năng lực cần đạt ở học sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông”. Tham khảo kinh nghiệm thế giới, căn cứ vào mục tiêu giáo dục phổ thông, vào cơ sở khoa học của việc hình thành, phát triển năng lực, và vào khung năng lực chung cần đạt của con người Việt Nam  trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất một khung năng lực gồm nhóm năng lực nhận thức, nhóm năng lực thực hành, nhóm năng lực xã hội và nhóm năng lực cá nhân. Mới đây, trong nghiên cứu về chuẩn giáo dục phổ thông, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình giáo dục sau năm 2015, đưa ra hệ thống năng lực chung mà học sinh cần và có thể đạt được sau khi rời trường phổ thông là: năng lực học tập; năng lực tư duy; năng lực thu thập và xử lý thông tin; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên, trong Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, nhóm các năng lực chung được đề xuất là: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ICT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Các năng lực này về cơ bản đáp ứng một điều kiện quan trọng về năng lực chung: đó là các năng lực xuyên môn học  mà bất kỳ học sinh nào cũng phải có và phát triển. Vì vậy, việc đưa vào trong Dự thảo hai năng lực mới là năng lực thẩm mỹ và năng lực thể chất xem ra là khiên cưỡng và không phù hợp. Chính vì lẽ đó mà trong các hệ thống năng lực hiện nay trên thế giới, tuyệt nhiên không đề cập đến năng lực thẩm mỹ và năng lực thể chất. Đó là các năng lực đặc thù môn học chứ không phải năng lực chung…

A4

TSKH, Phạm Đỗ Nhật Tiến – Nguyên cán bộ Bộ GD &ĐT

Nhìn chung, các đại biểu tham dự hội thảo đã tham gia góp ý kiến cho Chương trình sách giáo dục phổ thông sau 2015 bằng tất cả lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của mình đối với Chương trình bằng cách tiếp cận mới, những định hướng và yêu cầu mới nhằm mục đích giúp Ban soạn thảo nhận được những góp ý để chỉnh sửa cho  ngày càng hoàn thiện hơn.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…