Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/08/2005 14:51 (GMT+7)

‘Độc chất trong nước tương’ đã... đi đâu? hay sự bất cập trong quản lý đề tài

Một chuyên gia trong lĩnh vực nước chấm cho biết, vào những năm 2002-2003, Sở Khoa học  Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh có đầu tư kinh phí cho Trung tâm dịch vụ Phân tích thí nghiệm (ASE - đơn vị trực thuộc Sở)  thực hiện đề tài khảo sát về hàm lượng các độc tố trong nước tương đang lưu hành trên thị trường. Đề tài này giao cho giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, lúc đó là Giám đốc Trung tâm ASE, làm chủ nhiệm đề tài.


Trong gần hai năm, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đã bỏ công thu thập các mẫu nước tương đang bán trên thị trường, phân tích, nghiên cứu và ghi chép tổng hợp. Quá trình thực hiện khảo cứu này rất công phu. Đề tài này được nh
ng người trong ngành cho là tài liệu có giá trị, rất quan trọng trong tham khảo để nghiên cứu các giải pháp khắc phục các chất độc tố trong việc chế biến, sản xuất nướctương.


Cũng theo lời chuyên gia này, khi giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn không còn giữ vị trí công tác cũ, ông đã giao nộp lại đề tài cho Trung tâm dịch vụ phân tích kiểm định và Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh.


Sau khi “ sự việc Chin-su” xảy ra, các chuyên gia và báo chí bắt đầu quay lại tìm kiếm đề tài này. Thế nhưng việc tìm kiếm của chuyên gia và báo chí đã vô vọng.


VietNamNet đã làm việc với bà Phạm Kim Phương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ kiểm định TP Hồ Chí Minh. Bà Phương cho biết, Sở Khoa học và Công nghệ ngày tr
ướcđầu tư kinh phí choGiáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn thực hiện, nên Sở quản lý và lưu giữ đề tài.


Thế nhưng Sở Khoa học và Công nghệ trả lời khác. Sau khi đã fax văn bản,  chiều 29/7 phóng viên VietNamNet đã trực tiếp đến liên hệ với văn phòng Sở đề nghị cung cấp tài liệu. Bà Hoàng Thị Chúc, Chánh Văn phòng sở, không giới thiệu phóng viên làm việc với phòng ban trực tiếp, mà gọi điện thoại lên trao đổi với bà Phan Thu Nga, trưởng phòng Quản lý khoa học. Sau khi nghe bà Nga trao đổi, bà Chúc quay sang trả lời với phóng viên là Sở cũng không giữ tài liệu này.


Theo trả lời của bà Nga do bà Chúc trao đổi lại, là ngày đó, không có việc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đầu tư kinh phí cho đề tài, mà chỉ có hỗ trợ vài cuộc hội thảo. Vì vậy, Sở không quản lý, mà hiện người sở hữu đề tài vẫn là giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn.


Tuy nhiên, theo khẳng định của bà Phạm Kim Phương, đây là đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư thực sự. “Chị Nga là người cấp tiền cho thầy Sơn thực hiện đề tài này” - bà Phương khẳng định.


Bà Phương cũng khẳng định rằng, Sở Khoa học và Công nghệ hiện vẫn đang quản lý, lưu giữ đề tài này.


Chúng tôi chưa bắt được liên lạc với giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, nhưng theo lời của một người thân cận với giáo sư, thì ông cũng không giữ trong tay đề tài này(?). Đã rất nhiều lần phóng viên gọi điện thoại vào máy cầm tay của ông, nhưng vợ của giáo sư luôn luôn tìm cách thoái thác. Bà hỏi rất kỹ người gọi là ai, làm gì, ở đâu gọi tới, gọi để làm gì?… Chúng tôi nói là phóng viên, nhờ đ
ượcgiáo sư tư vấn cho một số kiến thức về lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhưng bà không chuyển điện thoại cho giáo sư tiếp chuyện, nói là đi tỉnh xa. Nhưng chúng tôi biết rất chắc rằng giáo sư hiện đang ở tại TP Hồ Chí Minh, vì trong trước đó vài mươi phút, ông có dùng chính điện thoại này gọi vào một máy di động khác.


Vậy đề tài này đang ở trong tay ai, đi đâu? Tại sao một đề tài khoa học mà công tác bảo quản, bảo vệ lại thiếu khoa học như vậy? Nếu đề tài đang được các cơ quản lý, thì tại sao không được công khai? Còn nếu là sở hữu của cá nhân giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, thì cũng phải xem lại tính hợp lý theo thông tin cho rằng đây là tiền bạc của Nhà nước đầu tư thực hiện.


Ở đây có vấn đề gì còn khúc mắc khiến các cơ quan ch
ứcnăng không thể công bố? Hay nó đang bị một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào đó độc chiếm cho riêng mình? Bằng giác quan của người làm báo, chúng tôi có linh cảm hình như ở đây có điều gì các cơ quan chức năng vẫn muốn giấu giếm.


Trong khi tình hình nước chấm đang có vấn đề về chất lượng, nhà nước thì quản lý an toàn thực phẩm chỉ trên văn bản, người dân chưa biết tìm đâu ra nơi tư vấn, thì đề tài kia sẽ là tài liệu quý giá tư vấn sức khỏe cho cộng đồng. Thiết nghĩ, tiền triệu của nhân dân bỏ ra để nghiên cứu, nhân dân có quyền được biết kết quả nh
ng gì mình đã đầu tư. Còn nếu đề tài bị mất đi, thì người đứngđầu cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí, thiếu trách nhiệm.
                                                Nguồn: vnn.vn  1/8/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.