Điều trị bệnh sỏi thận theo các bài thuốc dân gian, lá nam và bằng đông y
Bệnh nhân và giấc mơ làm thầy thuốc
Lương y Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu, ủy viên BCH Hội Dược liệu Việt Nam, hiện công tác tại Trung tâm Y tế Việt Nga – Vietsovpetro cho biết, hồi còn nhỏ ông được cho là đứa con yếu nhất nhà, về mùa hè hay bị chứng viêm đường tiết niệu, mỗi lần đi tiểu buốt rắt, thường được bố hái cây mã đề, râu ngô sắc cho uống một hai hôm là khỏi, chính vì vậy anh rất quý trọng cây cỏ làm thuốc và ước mơ lớn sẽ học nghề Đông y chữa bệnh.
Năm 20 tuổi, anh được theo lương y Uông Nhuyến ở Chùa Bộc, chuyên chữa thuốc Nam tại Hà Nội dẫn dắt và truyền thụ cho nhiều bài thuốc Nam quý, đặc biệt là một số bài chữa về sỏi thận tiết niệu.
Năm 1992, anh tốt nghiệp lớp lương y, Khoa Y học Cổ truyền, trường Đại học Y dược TPHCM và từ đó đến nay gần 30 năm, mỗi năm tại phòng khám riêng và tại nơi làm việc anh đã chữa trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân sỏi thận tiết niệu, mang lại niềm vui, tránh những cuộc phẫu thuật cho họ.
Phòng ngừa đơn giản điều trị phức tạp
Qua sổ theo dõi điều trị có bệnh nhân Trần Đức Đồng (42 tuổi, 427/27 Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) ngày 6/6/2013 đến khám với lý do tiểu khó, tiểu ra sỏi… Bệnh nhân đi siêu âm thận, bàng quang đều có sỏi, xét nghiệm nước tiểu nhiều cặn lắng canxi, oxalate, cho là có viêm tiết niệu. Vài năm gần đây thường bị đi tiểu buốt, bụng dưới tức rất khó chịu, đau lưng mỏi gối, chân hay lạnh.
Qua chẩn đoán, lương y Minh Phúc cho rằng, bệnh do thận khí suy và dùng phép trị: Chủ yếu ôn bổ thận khí dưỡng âm, lợi thấp… Phương thuốc dùng bài “Lục vị gia giảm” gồm: Thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 14, sơn thù 14g, phục linh 14g, trạch tả 14g, xa tiền tử 12g, quế chi 12g, phụ tử 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 14g sao vàng, sắc uống 5 thang đi tiểu thông, tức bụng, đau lưng giảm. Uống thêm lần hai 5 thang, đau tức bụng, đau lưng lạnh chân đều giảm nhiều, uống thêm lần 3, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Lương y Minh Phúc cho rằng, sỏi thận tiết niệu phần nhiều là do hạ tiêu thấp nhiệt. Những người vốn tạng thận yếu, uống ít nước, lạm dụng thực phẩm cay nóng, các tạp chất của nước tiểu dễ đọng lại gây viêm nhiễm lâu ngày kết thành sỏi. Phép phòng trị chủ yếu thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu…
Bài thuốc kinh nghiệm thường dùng rất hiệu quả gồm: Kim tiền thảo 30g, đương quy 14g, đào nhân 14g, quả dứa dại 20g, kê nội kim 12g, đăng tâm 6g, tỳ giải 14g, ý dĩ nhân 20g. Uống liên tục 1 tháng, nếu sỏi lớn phải uống lâu… Bài thích hợp nhiều loại sỏi, dễ uống, uống lâu không thấy tác dụng phụ.
Đặc biệt chữa bệnh rất hay là bài “Quả dứa”: Chọn trái dứa to, chín, khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 4 – 5g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại, đem nướng chín ép lấy nước để uống. Mỗi ngày 1 trái, uống đợt 5 – 7 trái.
Qua quá trình theo dõi điều trị lương y Minh Phúc cho biết, những người có thói quen uống nhiều nước, hay ăn canh, rau củ quả tươi ít bị sỏi thận. Những người sỏi còn nhỏ, sỏi mới hình thành, sau khoảng hơn một tháng điều trị bằng các bài thuốc nêu trên, hoặc uống thuốc thành phẩm gồm: Kim tiền thảo, cametan, bài thạch… và những bài thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu thanh thấp nhiệt thường là khỏi.
Đối với sỏi lớn trên 1cm, nhất là sỏi dạng canxi điều trị nội khoa rất khó khỏi, để lâu dẫn đến thận trướng nước, suy thận rất nguy hiểm, do vậy các loại sỏi lớn qua liệu trình điều trị khoảng hơn một tháng không thấy thuyên giảm, hoặc thận có trướng nước cần phải đi khám can thiệp ngoại khoa kịp thời. Cũng không nên dùng nhiều vị thuốc cay nóng, lợi tiểu mạnh uống kéo dài nhiều tháng dễ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Đông y chữa sỏi thận
Tôi là Đặng Thị Minh Ngọc xin hỏi về cách trị bệnh sỏi thận bằng các bài thuốc đông y? (Hà Nội).
Trả lời của Lương y Lê Hải:
Câu hỏi của bạn không cung cấp cho tôi những thông tin cụ thể về bệnh trạng. Đành cung cấp cho bạn những thông tin chung nhất.
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là căn bệnh không hiếm gặp ở nước ta. Một trong những nguyên nhân là thói quen uống ít nước, hay nhịn tiểu, bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Sỏi nhỏ có thể tự bị đào thải theo nước tiểu.
Bệnh này khi biến chứng khá nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận mãn tính. Có nhiều loại sỏi thận phụ thuộc vào thành phần hóa học có hoặc không có can xi và sỏi thận nằm ở nhiều vụ trí khác nhau như đài thận, bể thận, niệu quản hay bàng quang.
Triệu chứng của bệnh này là đau, tức vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục…
Theo đông y, sỏi thận được chia làm các thể và chữa tùy theo từng thể bệnh.
Thể thấp nhiệt: biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, tiểu đục có cặn, đau nhiều, tức vùng thắt lưng. Có hai bài thuốc là: 1. Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.
Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày.
Uống liên tục 2 – 3 tháng. 2. Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Cách dùng: cũng giống như bài 1.
Thể thận hư: ngoài các biểu hiện như thể thấp nhiệt thì người bệnh còn mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động. Người bệnh là nam giới có thể di tinh, mộng tinh. Còn là nữ thì hay rối loạn kinh nguyệt.
Người ta thường dùng bài thuốc Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g. Cách dùng: tương tự như hai bài thuốc trên.
Điều quan trọng là phải phòng bệnh tái phát bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh các loại đồ ăn có thể gây đọng can xi. Nếu có biểu hiện bệnh thì cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.
Cả nhà hết sỏi thận nhờ hoa dâm bụt
Bài thuốc này không chỉ giúp cho chị, bạn bè, hàng xóm, những người thân quen và cho cả con gái cũng được chữa khỏi. Đó là bài thuốc chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn.
10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận
Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.
10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật.
Khỏi sỏi thận nhờ bài thuốc dân gian
Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.
Ở nhà, chị tiếp tục món ăn hoa dâm bụt chưng đường phèn và đến gần ngày mổ, bỗng dưng chị bị bí tiểu phải vào bệnh viện cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ ngạc nhiên vì sỏi thận của chị nhiều đếm không hết, không phải 17 viên như tháng trước mà bây giờ cả vốc, chỉ có điều là kích thước các viên sỏi này nhỏ hơn lần trước và có viên đang bị mắc kẹt ở niệu đạo khiến chị bị bí tiểu.
Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa.
Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.
Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh
Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh – Phương thuốc đơn giản mà hiệu quả tuyệt vời.
Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận. Yên tâm cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà bạn.
Tác dụng của đu đủ:
* Làm tan sạn thận, sạn mật
* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)
* Trị rắn độc cắn
* Trị bệnh trường phong hạ huyết
* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
* Trục giun
* Trị di,mộng,hượt, tinh
*Trị ho gà.
Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất canxi ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất canxi trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.
CÁCH LÀM:
Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết.
5 cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận, bạn có biết?
Sỏi thận là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Trong thiên nhiên có nhiều cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận, có tác dụng tốt, không gây tác dụng phụ.
1. Kim tiền thảo
Đây là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận được sử dụng rộng rãi nhất cả trong y học và trong dân gian. Cây thuốc kim tiền thảo có thể thanh nhiệt, lợ thủy, tiêu sỏi, giải độc, tiêu viêm…Chính vì thế, kim tiền thảo được coi là “thần dược” của bệnh sỏi thận. Bài thuốc: Dùng toàn thân cây xay nhỏ, sắc lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra, kim tiền thảo còn được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc Đông y nên bạn có thể mua về và sắc.
2. Đu đủ xanh
Í tai biết đến tác dụng của đu đủ xanh – cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả. Bạn chọn quả đủ đủ bánh tẻ, không nên già quá và không nên non quá, nặng khoảng 400 -600gam. Gọt vỏ, rửa sạch, bỏ một chút muối vào bên trong và đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Vậy là bạn đã có một bài thuốc có tác dụng bào mòn sỏi thận.
3. Rau ngổ
Tác dụng chữa sỏi thận của rau ngổ
Ngoài tác dụng là loại rau gia vị thì rau ngổ cũng là cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận có tác dụng nhanh. Dùng rau ngổ rửa sạch, nên rửa sạch bằng nước muối và ngâm nước muối khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó, giã nhỏ, lấy nước cho bệnh nhân sỏi thận uống ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.
4. Hoa cây đủ đủ đực
Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thân hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên, lọc cặn và uống hàng ngày.
5. Râu ngô
Râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận rất tốt, và trong Đông y coi đây là cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả. Bạn dùng râu ngô, nấu với nước, uống thay nước hàng ngày. Nếu kiên trì trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị sỏi thận
Ngoài ra, còn có một số loại thảo dược như: cây cỏ bồ đề cũng có tác dụng làm giảm sự phát triển của sỏi thận.