Điều khiển máy tính từ xa bằng chức năng Remote Desktop của Windows XP
Trước hết Remote Desktop là công cụ tích hợp sẵn trong Windows XP cho nên bạn không cần cài đặt gì cả. Để sử dụng Remote Desktop thì cả hai máy dùng để điều khiển) đều phải nối mạng. Với Remote Desktop thì máy được điều khiển từ xa (gọi là Remote Computer) phải chạy Win XP và máy mà bạn sử dụng để điều khiển (gọi là Client Computer) có thể chạy hệ điều hành từ Windows 95 trở lên. Bạn cần có một đĩa CD Windows XP (Pro hoặc Home). Các bước thực hiện như sau:
1. Thiết lập cho máy Remote Computer:
Trước tiên bạn đăng nhập vào máy sẽ được điều khiển từ xa với quyền Administrator hoặc với một tài khoản được đăng ký trong nhóm Remote Desktop Users.
[Để biết tài khoản của mình có trong nhóm này không, bạn bấm Start > Run, gõ lusrmgr.mscvà bấm Enterđể vào chức năng Local Users and Groups, chọn nhánh Groups,bấm đôi vào Remote Desktop Users. Những người dùng có tên trong phần mềm Membersđều thuộc nhóm Remote Desktop Users].
![]() |
![]() |
Nếu tài khoản bạn chỉ định không được bảo vệ bằng mật khẩu, bạn phải tạo mật khẩu: Chọn Start > Run, gõ vào nusrmgr.cplbấm Enter. Bấm vào tên tài khoản và chọn Create password, gõ password vào và bấm vào Create Password, sau đó đóng cửa sổ User Accounts lại.
Để kết nối với máy Remote Computer bạn phải biết tên của máy này ( Full computer name) hoặc an toàn nhất là bạn nên có địa chỉ IP: Bạn hãy kết nối mạng, sau đó bấm phải trên My Network Placeschọn Properties, chọn Local Area Connectionvà xem ở dòng IPAddresstrong hộp thoại Detailở bên trái cửa sổ dưới Taskbar. Nó là một dãy số chia thành nhóm, chẳng hạn như 192.168.1.37.
2. Thiết lập cho máy Client Computer:
Hãy chắc chắn rằng máy Remote Computer được mở trong suốt quá trình bạn thiết lập cho máy Client (tất nhiên là bạn có thể tắt màn hình).
[Nếu máy Client không chạy Windows XP, bạn cần phải chép một số file vào hệ thống. Đầu tiên bạn cho đĩa Windows XP (Pro hoặc Home) vào CD-ROM, khi thấy màn hình chào mừng hiện ra, bạn bấm vào Performadditional tasks. Ở bước tiếp theo bạn bấm vào Set up Remote Desktop Connectionvà theo các bước hướng dẫn để hoàn tất quá trình cài đặt].
Bạn cũng nên điều chỉnh thiết lập cho tường lửa của máy Remote để có thể thực hiện được việc kết nối.
3. Bắt đầu kết nối và điều khiển:
Hãy chắc chắn rằng cả hai máy đều được kết nối Internet. Sau đó bạn thao tác trên máy Client Computer như sau:
- Vào Start > Programs > Accessories > Communications > Remote Desktop Connection. Gõ tên máy Remote Computer và bấm vào Connect. Xuất hiện một hộp thoại cho bạn điền tên user và password để đăng nhập, sau đó bạn bấm OKđể bắt đầu đăng nhập.
Nếu bạn kết nối với máy Remote nhưng có người khác đang sử dụng máy, bạn sẽ nhận được thông báo rằng có một tài khoản khác đã đăng nhập sử dụng máy và hỏi bạn có muốn tiếp tục không. Nếu bạn bấm Yes để tiếp tục, lúc này sẽ có một thông báo xuất hiện ở máy Remote xin phép người sử dụng máy. Nếu người sử dụng máy Remote bấm No thì bạn không thể nào tiếp tục. Nếu họ bấm Yes hoặc không có ai sử dụng máy thì thông báo sẽ biến mất sau vài giây và bạn có thể đăng nhập. Lúc này máy Remote sẽ được khóa lại bởi màn hình Logon, những user có tài khoản vẫn có thể tiếp tục đăng nhập lại và sử dụng máy bình thường.
Ở máy Client, sau quá trình đăng nhập sẽ xuất hiện một cửa sổ hiển thị trọn vẹn đầy đủ màn hình desktop của máy Remote với dòng tiêu đề là tên của máy Remote và bạn chỉ việc phóng to cửa sổ này (bấm vào nút hình vuông ở phía trên, bên phải) là xem như bạn đã ngồi trước máy Remote.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bất cứ chương trình nào thông qua menu Start, truy cập, sửa đổi và lưu dữ liệu vào ổ cứng trong My computer của máy Remote. Thậm chí bạn cũng có thể khai thác dữ liệu trên USB và hoàn toàn có thể thực hiện Safe Remove Hardware với biểu tượng ở thanh tasbar.
Đôi khi bạn không thành công sau tất cả các bước trên, điều đó có thể do máy Client không tìm ra tên máy Remote do bạn nhập vào. Bạn hãy thử lại lần nữa nhưng thay vì nhập tên máy Remote, bạn hãy nhập địa chỉ IP của máy Remote (địa chỉ IP mà bạn đã ghi lại khi thiết lập cho máy Client). Để ngắt kết nối, bạn chỉ việc bấm Start > Disconnect và bấm vào Disconnect một lần nữa trong hộp thoại hiện ra.
Phần lớn các trường hợp không kết nối được thường do các nguyên nhân như thiết lập trong máy Remote chưa đúng, tường lửa của máy Remote ngăn cản việc kết nối, điền tên máy, địa chỉ IP của máy Remote chưa chính xác (nên chú ý phân biệt chữ hoa và chữ thường), địa chỉ IP động nên hay bị thay đổi. Hoặc cũng có thể do user và password của người truy cập chưa đúng hoặc chưa nằm trong danh sách Remote Desktop Users. Ngoài ra, để có thể kết nối với máy tính ở công ty, bạn phải liên hệ với bộ quản lý mạng để xin phép bởi vì thông thường, công ty nào cũng có tường lửa riêng.
Nguồn: Làm bạn với máy vi tính, số 151, 23/6/2006, tr 5