Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/11/2006 15:07 (GMT+7)

Diệt trừ rệp sáp giả hại rễ cây có múi

Rệp dùng vòi hút nhựa làm cho các bộ phận bị hại cằn cỗi, bị hại nặng cây sẽ chết.

Rễ cây bị rệp hại, hạn chế hoặc không hút được nước, dinh dưỡng, gây hiện tượng héo, rụng lá, chết cây. Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền một số bệnh hại cây trồng.

Vòng đời của rệp chỉ khoảng 18-22 ngày, hệ số nhân cao, chỉ qua 2-3 thế hệ rệp đã đạt tới mật độ cao, gây hại nghiêm trọng đối với cây trồng.

Rệp sinh sống trên cỏ dại, sau lây lan sang cây trồng, quá trình phát tán của rệp chủ yếu nhờ kiến. Ngoài ra nước mưa, nước tưới cũng góp phần phát tán rệp tới mọi nơi.

Muốn phòng trừ rệp nói chung và rệp hại gốc rễ nói riêng cần áp dụng những biện pháp sau đây:

- Định kỳ dùng thuốc trừ cỏ diệt cỏ dại trong vườn để hạn chế nơi cư trú của rệp. Dùng thuốc trừ cỏ Lyphoxin 16SL, 41SL diệt cỏ cho vườn cam, vườn vải đạt kết quả 98%; khi phun, giữ không cho thuốc dính vào lá cây trồng.

- Dùng một trong những thuốc trừ sâu như Gà nòi 95SP, Dragon 585EC, Sherpa 25EC,... phun trừ kiến để hạn chế sự lây lan của rệp.

- Khơi rãnh thoát nước theo đường đồng mức, không để nước chảy từ gốc nọ sang gốc kia, hạn chế rệp lan truyền theo nguồn nước.

- Trừ rệp cho các bộ phận trên mặt đất của cây bằng cách pha dầu khoáng SK 99EC với một trong các loại thuốc Dragon 585EC, Sago Super 20EC, Pyrinex 20EC, Butyl 400SC... tỷ lệ 2 dầu + 1 thuốc, pha hỗn hợp này theo nồng độ khuyến cáo. Dầu SK99EC có tác dụng làm tan lớp sáp bao bọc thân sâu, dẫn thuốc ngấm vào nội tạng gây chết nhanh và triệt để.

- Trừ rệp hại các bộ phận gốc rễ cây dưới mặt đất. Dùng một trong các loại thuốc có tác dụng xông hơi mạnh như Sago Super, Pyrinex.

Nếu đất khô, dùng xà beng hoặc thuốn sắt chọc lỗ trong diện tích tán cây có độ sâu 20-40cm, độ sâu giảm dần từ gốc cây ra mép tán, khoảng cách lỗ 20x20cm, pha thuốc Sago Super 20EC hoặc Pyrinex 20EC theo nồng độ khuyến cáo, tưới đầy các lỗ rồi dùng đất lấp kín.

Trường hợp đất ẩm khoảng 80%, dùng cào sắt có 3-5 răng, cào xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu 5-7cm, rồi rắc Sago Super 3G vào, lượng từ 200-500g cho một gốc, tuỳ theo tán rộng, hẹp, cào lại cho thuốc trộn với đất và lọt xuống sâu, dùng đất cát phủ lên một lớp. Thuốc bốc hơi, chui vào mọi khe kẽ trong đất, rệp sẽ chết.

Các biện pháp trên làm liên tục 2 lần, cách nhau 7-10 ngày.

- Duy trì sức sống cho cây bằng cách phun các loại phân bón qua lá như Poly-feed 19-19-19 hoặc Multi K (13-0-46); cứ 15-20 ngày phun một lần, giúp cho cây giữ được bộ lá xanh và phục hồi dần bộ rễ.

Thường xuyên kiểm tra vườn và tiến hành những biện pháp phòng rệp, nếu để rệp đã gây hại ở gốc rễ rất khó trừ và tốn kém.

Nguồn: Kinh tế nông thôn, số 35 (521), 28/8/2006, tr 14

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.