Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/01/2008 16:26 (GMT+7)

"Di chứng" và "di sản" văn hoá thuộc địa Pháp tại Việt Nam

Bối cảnh lịch sử

Việc Pháp chọn Việt Nam làm điểm đến trong tiến trình xâm lược các nước thuộc địa của mình xuất phát từ nhiều ý tưởng tương đồng. Trước hết, Việt Namlà cửa ngõ bước vào Hoa Nam , Lào, Campuchia và Xiêm La (Thái Lan). Việt Nam là trạm dừng chân để tiếp tế hậu cần (nước, củi, thực phẩm, thủy thủ…) cho các thương thuyền qua lại trên biển Đông. Việt Nam còn được sự quan tâm của các nhà kinh tế ngoại giao trong đó có giới quân sự và các nhà truyền giáo Pháp. Pháp muốn đem công nghệ khoa học kỹ thuật vào Việt Nam để khai thác tiềm năng, nhân lực, vật lực, tài nguyên, đất đai… tại những vùng đất thuộc nền văn minh bán khai này thành thuộc địa. Để thực hiện ý tưởng này, Pháp ra sức thuyết phục nhà cầm quyền phong kiến đương thời tại Việt Nam để giao thương buôn bán; cố gắng tạo hình ảnh văn minh của văn hoá phương Tây tại Việt Nam theo nền tảng triết học Kitô giáo.

Tất cả ý tưởng nêu trên của Pháp đều thất bại hoàn toàn do chế độ phong kiến bế môn toả cảng và không chấp nhận thuyết giáo xa lạ với giáo điều Khổng Tử. Vì thế, từ chỗ ra sức thuyết phục, Pháp đã bước sang những lộ trình xâm lược. Biện pháp xâm lược được chọn với việc Pháp dùng “chính sách pháo hạm” qua đường biển tấn công vào Đà Nẵng 1858 và tấn công các thành trì phía Nam làm bàn đạp xâm chiếm toàn Việt Nam. Tiếp đấy là đàn áp lực lượng nổi dậy, mở rộng đất đai xâm chiếm và bình định. Tiến trình bình định của Pháp bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống bộ máy cai trị, cụ thể là việc phân chia lãnh thổ thành 3 khu vực: Nam Trung Bắc để cai trị; xây dựng nền tảng pháp lý theo kỹ thuật phương Tây (bãi bỏ luật lệ, thói tục phong kiến); củng cố lực lượng quân sự, xây đắp đồn luỹ… để trấn áp; xây dựng nhà tù để giam giữ lực lượng nổi dậy; xây dựng đường lối cai trị, quản lý; xây dựng nền tảng giáo dục phương Tây (bãi bỏ văn chương chữ Hán); xây dựng lối sống văn minh phương Tây; xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống, đô thị, nhà thờ; truyền bá triết học và giáo điều Kitô giáo… Bình định được Việt Nam rồi, Pháp bắt đầu quá trình khai thác thuộc địa với hàng loạt hoạt động như xây dựng và khai thác các loại hình đồn điền, nhà máy; khai thác các quặng mỏ, thâu thuế, cướp đoạt tài sản, đất đai huỷ hoại văn hoá truyền thống, hình thái chính trị bản địa…

Tuy nhiên, trước sự đấu tranh quyết liệt để giành độc lập của Việt Nam, Pháp đã bại trận với chiến trận cuối cùng ở Điện Biên Phủ. Sau đó, Pháp buộc phải ký kết hiệp ước và chuyển giao tài sản, khí tài và rút lui khỏi Việt Nam.

Di chứng và di sản

Cả 100 năm xâm lược và thực hiện chính sách thuộc địa tại Việt Nam , Pháp đã để lại nhiều di chứng gây hậu quả, tác hại lâu dài. Đó là việc lãnh thổ bị phân chia tuy tạm thời thành hai khu vực Bắc Nam (lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới); lực lượng quần chúng, gia tộc, gia đình bị phân hoá theo quan điểm chính trị khác nhau. Một cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử (được coi là lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại) để chọn lựa đường lối chính trị. Bên cạnh đó là các rối loạn tâm lý (lệch chuẩn) trong một bộ phận quần chúng hai miền (do phân hoá thành hai khu vực) do tổn thương thể xác, tình thân trong chiến tranh; một số bệnh xuất hiện như béo phì, tim mạch (do sự thừa mứa về thức ăn đến cùng với viện trợ Mỹ); Hội chứng X (như hội chứng của thợ mỏ bị sập hầm còn sống sót) gây hốt hoảng và bất an trong một bộ phận công chúng. Di chứng lớn nhất là việc mở màn một cuộc chiến tranh khốc liệt (1954 - 1975) do sự phân chia giới tuyến - như sự phân chi hai thế giới (theo cách gọi của một số giới chính trị, quân sự phương Tây): cộng sản và tự do theo kiểu mẫu Mỹ. Triết học Khổng Tử trở thành một phạm trù tư tưởng bị loại bỏ. Chế độ phong kiến chấm dứt.

Nhìn lại lịch sử và xoay trở nhiều mặt để đối chiếu, so sánh với lịch sử của nhiều dân tộc, nếu Pháp đã để lại nhiều “di chứng” thì cũng đã để lại sau lưng những “di sản” quí báu. Có thể kể đến các loại giao thông vận tải; các loại xe có bánh phát triển (xe kéo, xe bò, trâu, ngựa, xe công nông, xe hơi, xe lửa…) đặc biệt là xe đạp phát triển trở thành văn hoá xe 2 bánh, bãi bỏ lối chuyên trở bằng võng, lọng, thú vật (ngựa, bò, trâu) “ngựa anh đi trước vòng nàng theo sau”. Đường sá, cầu cống, lâu đài, dinh thự phát triển; nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi, giải trí, các loại sân vận động, tồn tại và phát triển; đèn dầu Hoa Kỳ, đèn điện xuất hiện. Bên cạnh đó, cũng có những “di sản” văn hoá phi vật thể như việc xây dựng Luật pháp theo kỹ thuật phương Tây, lập sổ gia đình (bãi bỏ toàn bộ hệ thống quản lý theo chế độ phong kiến); xây dựng hệ thống quản lý đô thị; xây dựng hệ thống pháp trị (xác lập quyền lực báo chí, tư pháp, hành pháp…); ý thức hệ vô sản chuyên chính phát triển trên hình thái chính trị xã hội chủ nghĩa (không có người bóc lột người) do lực lượng yêu nước du nhập từ ngoài để hình thành lực lượng đối kháng mạnh mẽ và quyết định… Một điểm thuộc loại “di sản” khác cũng thể hiện rất rõ là về ngoại hình và tác phong, cử chỉ, người Việt cũng có những thay đổi như nam cắt tóc ngắn, nữ uốn tóc quăn loại bỏ búi tóc củ hành; ăn mặc theo Âu phục (đi giày sandale, không đi chân đất), vóc dáng cử chỉ thay đổi; chào hỏi bắt tay theo kiểu phương Tây, bãi bỏ lối chào “khoanh tay hay chắp tay cúi đầu”. Hàng loạt phương tiện văn minh kỹ thuật, nghệ thuật phương Tây cũng theo quá trình đô hộ phát triển như nền văn học hiện đại với kỹ thuật ấn loát theo hệ thống chữ Latinh (thay thế toàn bộ chữ Hán Nôm); phát triển hệ thống thông tin đại chúng (tryuền thanh, báo chí…) thay cho Mõ làng. Tiểu thuyết, cải lương, kịch, phim ảnh, hội hoạ, điêu khắc, thể dục thể thao; cây đàn ghita, mandolin (nhạc cụ chính trong nền âm nhạc hiện đại) là công cụ phát triển nền âm nhạc cải cách; tranh biếm hoạ xuất hiện (Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh…) ảnh hưởng truyện tranh châu Âu (Zoro, Batman, Tarzan…) phát triển lấn át tranh cổ điển như tranh gà, lợn, hái dừa, tranh tết, tranh thờ; ngành dệt may, da giày phát triển; thủ công mỹ nghệ phát triển: lắp ráp xe đạp, đóng giày, hớt tóc, đồ mộc, mây tre lá, đồ gốm, sành, sứ…

Nền móng giáo dục phương Tây phát triển, đặc biệt nền kỹ thuật công nghệ như: lý học, y học, bách khoa (trị bệnh bằng thuốc Tây thay dần thảo dược phương Đông và phương pháp vật lý trị liệu cổ truyền như cạo gió, giác hơi). Ngành khoa học xã hội nhân văn phát triển (triết học phương Tây, Kitô, đặc biệt tư tưởng lãng mạn J.J. Rousseau - Montesquieux). Triết học Mác - Lênin được du nhập và tôn sùng. Trò chơi kim loại (bằng thiếc, nhôm…) đặc biệt chú lính chì trở thành biểu tượng văn hoá thành thị cạnh tranh con tò he ở nông thôn. Văn học lãng mạn phương Tây thay thế Tứ Thư Ngũ Kinh, triết học phương Tây, Kitô giáo, Tin lành phát triển bên cạnh triết học Khổng giáo, Phật giáo… Sinh hoạt cộng đồng phát triển (tham gia đảng phái, giáo phái, hội đoàn, câu lạc bộ… ) thay cho sinh hoạt bó hẹp làng, xã. Vóc dáng người Việt Nam cao hơn, to hơn (ăn nhiều đạm, sữa bò).

Một vấn đề đáng lưu ý nữa về mặt di sản là biểu tượng của nhận thức và văn hoá. Trận đánh cuối cùng vang danh Điện Biên Phủ là sức mạnh vô dịch của dân tộc ta bị áp bức đã vùng lên lật đổ thực dân; sự thoái vị của Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam với lời tuyên bố để trở thành công dân của một nước độc lập đã gieo nhận thức về một hình thái chính trị mới có những yếu tố: độc lập, tự do, dân chủ. Lòng yêu nước trở thành loại hình văn hoá biểu tượng của tư tưởng tiến hoá của nhân loại nhằm lật đổ toàn diện hình thái thực dân thuộc địa.

Nguồn: Xưa & Nay, số 295, 11 - 2007, tr 17.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.