Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 11/03/2006 00:09 (GMT+7)

Đất tẩy màu

Tác giả của qui trình công nghệ ấy, kỹ sư Phạm Trọng Uyên - nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu dầu thực vật tinh dầu hương liệu mỹ phẩm Việt Nam - bộc bạch: “Với tôi, đây là hai kết quả nghiên cứu tâm đắc và ưng ý nhất trong những tháng ngày làm khoa học”. Ngày mới bắt tay vào việc, ông quả quyết: “Tôi sẽ đeo đuổi đến cùng và sống chết với hai hướng nghiên cứu này...”.

Ông nói trong ngành sản xuất dầu thực vật có công đọan quan trọng là tẩy màu cho dầu thành phẩm từ đất và than tẩy màu (than hoạt tính). Đối với các loại dầu chưa tinh chế (dạng thô) nhưng đã tương đối sạch sẽ, 1 tấn dầu ăn cần 1,5kg than tẩy màu và 3,5kg đất tẩy màu.

Tuy nhiên, đối với loại dầu mới ép xong như dầu phộng, dầu mè, dầu dừa... thì phải dùng đất tẩy màu và than tẩy màu gấp 10 lần tỉ lệ nói trên. Trong khi đó, ngành dầu thực vật Việt Nam có sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, thậm chí có những dự báo con số này có thể lên đến 500.000 tấn/năm.

Tuy nhiên theo ông Uyên, cho đến nay hầu như toàn bộ nhu cầu đất tẩy màu phục vụ các ngành sản xuất phải nhập ngoại với giá hàng trăm USD mỗi tấn. Trong khi đó, ông Uyên cũng khẳng định ở nước ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào, trữ lượng đến hàng triệu tấn, có thể dùng để sản xuất đất tẩy màu rất tốt.

Đó chính là mỏ bentonit - một loại đất sét trong số khoảng 100 loại đất sét tại Việt Nam - ở Di Linh (Lâm Đồng), có chất lượng tốt, hàm lượng cát, sỏi, đá... chỉ chiếm 10-15%.

Ông Uyên cho biết qui trình công nghệ sản xuất đất tẩy màu từ nguyên liệu bentonit Lâm Đồng đã được nghiên cứu thành công và chứng minh khả năng sản xuất ở qui mô thí nghiệm.

Theo ông, đất nguyên liệu bentonit Lâm Đồng sau khi cho các loại axit như axit clohydric (HCl), axit sunphuaric (H 2SO 4) thì các oxit kim loại có trong bentonit tan ra, tạo nên các lỗ trống có kích thước cực nhỏ bên trong cấu trúc tinh thể bentonit.

Kích thước lỗ trống này tương đối vừa vặn với kích thước hạt màu lẫn trong dầu. Khi cho đất tẩy màu vào dầu thì các hạt màu lẫn trong đó sẽ chui vào và bị nhốt gọn bên trong các lỗ trống của các tinh thể đất tẩy màu. Chính cơ chế này góp phần làm cho dầu được sạch sẽ, có màu sắc đẹp mắt. Than tẩy màu cũng có tác dụng tương tự nhưng giá cả cao hơn đất tẩy màu.

Ông Uyên khẳng định với những gì đã nghiên cứu được, hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học và khả năng để sản xuất đất tẩy màu từ nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam, có thể cạnh tranh được với đất tẩy màu nhập ngoại. Với than tẩy màu cũng thế, vẫn có thể sản xuất loại than này từ mùn cưa hiện có nhiều ở Việt Nam, phục vụ công nghiệp làm bột ngọt, tẩy trắng đường, dầu ăn.

Nguồn: tuoitre.com.vn 25/2/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.