Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/04/2012 21:14 (GMT+7)

Đại Việt sử ký toàn thư

1, Lê - Văn - Hưu biên soạn Đại Việt Sử ký (ĐVSK) theo lệnh vua Trần Thái Tông (Thái Tông húy Trần - Cảnh là vua đầu nhà Trần, sinh ra Trần Thánh Tông) chép từ Triệu Đà năm 207 TCN (trước công nguyên) đến Lý - Chiêu - Hoàng năm 1224 - 1226 và dâng vua năm 1272. Trước và sau ĐVSK có các bộ sử của Đỗ - Thiện, của Trần - Chu - Phổ, của Lê - Trắc, của Hồ - Tông - Thốc… và các công trình thu thập truyền thuyết của Lý - Tế - Xuyên, của Trần - Thế - Pháp… Vậy là Lê - Văn - Hưu viết các việc có từ trước Ông 15 thế kỷ.

2, Phan - Phù - Tiên, năm 1455 theo lệnh vua Lê Nhân Tông (Lê Thái Tổ húy Lê - Lợi sinh ra Lê Thái Tông, Thái Tông sinh ra Nhân Tông và Thánh Tông,…) chép tiếp từ Trần Thái Tông năm 1226 đến khi người Minh về nước năm 1427, vẫn lấy tên là Đại Việt Sử ký (ĐVSK). Vậy nước ta lúc đó xưng là Đại Việt chứ chưa có tên là Việt Nam; Từ Lê - Văn - Hưu đến Phan - Phù - Tiên là 1455 - 1272 = 183 năm; Vua Lê - Lợi khởi bình năm 1418 cho nên Phan - Phù - Tiên chép mới chỉ 10 năm đầu nhà Lê, chưa chép việc Nguyễn Trãi hàm oan năm 1442, chưa có việc Nhân Tông bị Nghi Dân giết năm 1459 và Thánh Tông lên ngôi năm 1460, v.v…

3, Ngô - Sỹ - Liên, năm 1479 theo lệnh vua Lê Thánh Tông tu soạn Đại Việt Sử ký toàn thư, đến đây mới thêm vào 2 chữ “toàn thư”, trên cơ sở 2 bộ sử trước (Lê - Văn - Hưu và Phan - Phù - Tiên), và viết phần “Ngoại kỷ”, gốc là dã sử chép từ họ Hồng - Bàng (Kinh Dương Vương, 2879 TCN - Lạc Long Quân - Hùng Vương - An Dương Vương, 258 ~ 207 TCN) đến Triệu Đà. Vậy là Ngô - Sỹ - Liên chép từ khởi thủy cho đến năm 1427.

4, Vũ - Quỳnh soạn xong bộ sử vào năm 1511, cũng chép khoảng thời gian như Đại Việt Sử ký toàn thư, nhưng phân chia ranh giới ngoại kỷ - bản kỷ có khác. Dương - Bang - Bản được ban họ vua đổi thành Lê - Tung soạn bài tổng luận vào năm 1514. Các vị này theo lệnh vua mà soạn nhưng cũng theo các bản trước mà thêm bớt thôi. Tổng luận viết để nêu bật cách và quan điểm biên soạn.

5, Phạm - Công - Trứ cùng 12 người khảo đính quốc sử và chép nối 235 năm từ 1427 đến 1662. Năm 1665 Phạm - Công - Trứ viết bài tựa cho biết: Ngoại kỷ chép đến triều Đinh (đến năm 967), Bản kỷ toàn thư chép từ Đinh Tiên Hoàng (968 ~ 979) đến Lê Thái Tổ (1428 ~ 1433), Bản kỷ thực lục chép từ Lê Thái Tông (1434 ~ 1442) đến cháu 4 đời của Thánh Tông là Cung Hoàng Đế (1522 ~ 1527), Bản kỷ tục biên chép từ Lê Trang Tông (1533 ~ 1548) đến Lê Thần Tông (1649 ~ 1662).

(Năm 1527 Mạc Đăng Dung lên ngôi Nhà Mạc truyền 5 đời đến 1593. Năm 1533 cháu xa 5 đời của Thánh Tông được Nguyễn Kim - tổ triều Nguyễn sau này - đón sang Lào lên ngôi lúc 8 tuổi là Lê Trang Tông để phục hồi nhà Lê).

6, Lê - Hy cùng 12 người lại khảo đính sử cũ, chép 13 năm cho đến năm 1675 xem là nối tiếp Bản kỷ tục biên của Phạm - Công - Trứ, năm 1697 Lê - Hy dâng nộp và triều đình cho lệnh khắc in. Bộ sử viết từ Lê - Văn - Hưu (dâng vua năm 1272) đến Lê - Hy là 1696 - 1272 = 425 năm, chưa kể các bộ sử có trước 1272, lúc này mới ban bố ra còn từ trước đều chỉ có bản mộc viết tay mà nay cũng không còn tìm thấy.

7, Ván khắc đầu tiên năm 1696 không còn, lưu trữ có nhiều bản in và cả chép tay nhưng có các dị biệt, các nhà sử học Âu Á và nước ta khảo cứu từng chữ, đến năm 1981 thì phát hiện lưu trữ ở Pháp có một bản in như từ ván khắc năm 1697, nhưng bản in thể hiện lúc in ra ván khắc đã có sứt mòn (khoảng 20%) và một số trang in từ một số ván được khắc lại (khoảng 5,6%), có điều là in ra trước năm 1800. Các Sử gia đời sau khảo đính, bổ sung…, nay chỉ đọc được những trích dẫn có đề mục như “Lê Văn Hưu viết”, “Phan Phù Tiên viết”, … để biết các vị này đã viết thế nào. Lời bàn có của Lê - Văn - Hưu, Phan - Phù - Tiên, Ngô - Sỹ - Liên; Sau Ngô - Sỹ - Liên thì lời bàn ít hơn, có Vũ Quỳnh, Đăng Bính, một số không xưng danh, một số chép các bài ở sách khác.

Đại Việt Sử ký toàn thư chép sử đến năm 1675, nhưng ở bộ sách xuất bản chỉ thấy đến 1643, tiếp sau là năm 1655 và 1656. Vậy là cũng mất mát một ít. Đại Việt Sử ký toàn thư là một di sản vô giá của văn hóa dân tộc.

Sử nước ta có nhiều vị viết, nhiều quyền sử chép các thời đoạn khác nhau, tên đặt khác nhau, ví dụ như nhà Tây Sơn có Đại Việt Sử ký tiền biên do Ngô - Thì - Sỹ soạn và con là Ngô - Thì - Nhậm dâng lên vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản), được vua chấp nhận và cho khắc in năm 1800. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) lên ngôi năm 1788, thắng quân nhà Thanh năm 1789, mất năm 1792 có con là vua Quang - Toản.

8, Kể ra đây một đoạn sử: Năm Nhâm Tuất (1442) tháng 8 ngày 4 vua Lê Thái Tông (con của Thái Tổ Lê - Lợi) mất ở Lệ Chi viên (vườn vải xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức), bí mật đưa về, ngày 6 tới kinh nửa đêm đưa vào cung rồi phát tang, lúc đó Thái Tông 20 tuổi. Đại Việt Sử ký toàn thư viết ngắn 1 câu “Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”. Ngày 12 thái tử Bang Cơ 2 tuổi lên ngôi (Lê Nhân Tông). Ngày 16 (tức là 10 ngày sau phát tang) giết Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.

9, Đoạn sử năm 1461 (năm Tân Tỵ - Quang Thuận năm thứ 2 - đời vua Lê Thánh Tông) có chép “Vua dụ bảo Đô ngự sử đài là bọn Ngô Sỹ Liên và Nghiêm Nhân Thọ rằng: Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo! Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức cướp ngôi, Ngô Sỹ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Ngay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thật là bọn gian thần bán nước!”. (Tôi nghĩ: Ngô Sỹ Liên viết lời Vua mắng mình vào sử, để đến hậu thế còn biết, cái “dũng” của Ông ghê thật).

Tìm thông tin lịch sử về sông “Đuống - Thiên - Đức - Bắc Giang” chắc phải xin các nhà Sử học, thợ Cầu Đường như ta không đủ tài tự tìm sách xưa mà tra cứu. Vào máy tính thì lượm được thế này: Sông Đuống dài 68 km, nối với sông Hồng ở ngã ba Dau (Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội), nối với sông Thái Bình ở ngã ba Mỹ Lộc (Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh), đoạn sông trong địa phận Bắc Ninh dài 42 km.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.